Home Đời Sống Y Học Ghép xương sọ trẻ em

Ghép xương sọ trẻ em PDF Print E-mail
Tác Giả: Bác sĩ Hồ Văn Hiền / VOA   
Thứ Bảy, 11 Tháng 8 Năm 2012 08:40

Người da đỏ Chimus và Incas từng dùng vàng hoặc bạc để bít lại các lổ thủng trên sọ bịnh nhân với kết quả tốt,

Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của bà Bích Tiên ở Đồng Nai về vấn đề ghép xương sọ trẻ em.

Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
   
Bà Bích Tiên ở Đồng Nai có trình bầy về trường hợp con bà và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:


Ghép xương sọ trẻ em (Cranioplasty)

Ảnh minh họa

Bịnh nhân 14 tuổi, do tai nạn, thiếu 2 mảnh xương sọ, cần mổ lại để thay thế 2 vùng xương sọ thiếu.

Trong lịch sử y khoa, người ta đã từ lâu tìm cách thay thế những xương sọ bị thiếu, nhất là do viết thương chiến tranh. Người da đỏ Chimus và Incas từng dùng vàng hoặc bạc để bít lại các lổ thủng trên sọ bịnh nhân với kết quả tốt, khảo cổ cho thấy sọ bịnh nhân còn giữ nguyên tấm bít vàng hoặc bạc còn bám chặt vào xương.

Thế kỷ thứ 18, sách y khoa Anh và Pháp mô tả cách dùng một miếng chì mỏng để bít lổ trong xương sọ.Trong hơn 100 năm trở lại đây, người ta từng dùng các mảnh xương bị vỡ,nhất là xương sườn người bịnh để chữa các vết thương sọ đầu.

Hiện nay người ta dùng những mảnh xương vỡ chỗ bị thương tích để xếp vào chỗ cũ, hoặc dùng xương chỗ khác của bịnh nhân (như khúc xương sườn), cắt cho vừa lổ thiếu của xương sọ và gắn vào.Người ta cũng dùng những chất nhân tạo thay cho xương. Phổ thông nhất hiện nay là chất methyl-methacrylate, là chất plastic "Plexiglas"dùng trong kỹ nghệ hàng không để tạo những mảng plastic trong suốt cho cockpit, và trong những lãnh vực y khoa như thấu kính gắn vào trong tròng mắt (intra-ocular lens). Nói chung cơ thể chúng ta chấp nhận chất này dễ dàng và không gây phản ứng viêm.

Bác sĩ dùng một mảnh lưới kim loại bằng titanium, cắt cho vừa với lỗ hổng của xương sọ, và đặt lên trên mặt của phần màng óc (dura) bị để lộ ra.Sau đó bác sĩ trét lên màng titanium chất methylmethacrylate đang còn trong trạng thái bột cùng với môt chất làm cho nó cứng lại, trở thành một vỏ cứng bít kín vừa khít lỗ xương lại. Phản ứng hoá học phát nhiệt, rất nóng, nên bs phải rất cẩn thận tránh tổn hại não bộ nằm dưới.

Có một kỹ thuật khác dùng những nắp plastic (prothesis ) làm sẵn, ít tốn thì giờ hơn, do đó giảm thiểu chảy máu và các biến chứng khác.

Biến chứng (complication) của cranioplasty (nhiễm trùng; prothesis sút ra vì trẻ em đang lớn, sọ cũng lớn theo., phải mổ lại; dây titanium lòi ra hoac đâm vào màng óc), xảy ra trong chừng 4% các vụ phẩu thuật, theo y văn của Mỹ.

Trên đây là những tin tức đưa ra với mục đích thông tin cho bịnh nhân mà thôi. Bác sĩ có thể thấy cần ghép xương sọ để che chở bộ não, hoặc do thẩm mỹ, hoặc lý do khác.Quyết định giải phẫu là do bs với bịnh nhân.

Chúc bịnh nhân may mắn.

(Thính giả có thể tham khảo chi tiết trong chương: Cranioplasty, tác giả J.T. Goodrich, sách Principles and Practice of Pediatric Neurosurgery, của A. Leland Albright, P. David Adelson, Ian F. Pollack,nhà xuất bản Thieme Medical Editions, New York, 2008, trang 864)