Home Đời Sống Suy Tư Dòng Đời Lý lẽ CÔNG LÝ, CÔNG BẰNG và CÔNG CHÍNH. Nhìn lại Việt Nam!

Lý lẽ CÔNG LÝ, CÔNG BẰNG và CÔNG CHÍNH. Nhìn lại Việt Nam! PDF Print E-mail
Tác Giả: Lm Gioan Baotixita Đinh Xuân Minh   
Thứ Ba, 31 Tháng 1 Năm 2012 08:22

HÒA BÌNH chỉ có trên thế giới, BÌNH AN chỉ có trong tâm hồn mỗi người, và HÒA THUẬN chỉ có trong gia đình học đường, không có ĐÌNH CÔNG BÃI NHIỆM trong hãng xưởng, nếu và chỉ nếu, Công lý được thực thi! Vậy, lý lẽ Công bằng, công lý là gì?
 
Công bằng, Công lý theo tiếng La-tinh là « dara cuique suum ». Có nghĩa, trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó. « Dara cuique suum » là kim chỉ nam khi bàn về lẽ công lý để tìm ra sự bất công.

 

Những gì thuộc về mình ? Thuộc về mình có ba khía cạnh.

 Khía cạnh thứ nhất là về NHÂN MẠNG/SỰ SỐNG; thứ hai là NHÂN PHẨM, và khía cạnh thứ ba là quyền TÀI SẢN VẬT CHẤT .

 a/- Thuộc về sự sống là nhân mạng con người. Không ai có quyền ban và hủy diệt sự sống, hoặc tự tiêu diệt sự sống, ngoại trừ Thiên Chúa. b/- Nhân phẩm con người, đó là những quyền thiêng liêng thực hành đức tin : như tự do tín ngưỡng, tự do cầu nguyện, tự do tôn giáo. Ngoài ra, con người còn có đầy đủ quyền lợi của một con người, như một nhu cầu sinh hoạt cần thiết hằng ngày, giống như ăn uống ngủ nghỉ. Nó còn gọi là nhân quyền : Quyền tự do báo chí hội họp, quyền đi lại, quyền ăn, quyền nói, quyền ở, quyền học hành làm ăn, quyền chăm lo hạnh phúc, quyền lo làm người v.v. Là người Công dân trong nước, còn có thêm quyền bầu cử và ứng cử. Những người sống bất hợp pháp, và có những hành vi bất chính (trộm cắp giết người lấy của, tham nhũng hối lộ v.v) bị giam tù, không hưởng quyền này. Nói chung, đó là những quyền tự do sinh hoạt chính trị, xã hội và tôn giáo.

c/- « Thuộc về người ấy » còn là của cải vật chất do chính mồ hôi nước mắt, nhờ qua lao động và nhờ tận dụng vào khả năng trí tuệ, nhờ qua những công ăn việc làm chính đáng, gầy dựng lên mà có, mà được pháp luật quốc gia bảo đảm. Của cướp, của bất chính do làm ăn bất lương « tạo lên », không gọi là của thuộc về mình được.

 

Nói chung : Mỗi người có hai quyền sở hữu: Sở hữu thiên nhiên và sở hữu tự nhiên

a/- Sở hữu thứ nhất là sở hữu do quy luật thiên nhiên ban cho : « không làm mà có ». Theo người Thiên Chúa giáo, quyền này có là dựa vào nhân phẩm con người do Thiên chúa ban, vì mọi người đều tạo dựng theo hình ảnh của Chúa. Và vì Thiên Chúa xuống thế làm người mặc lấy thân xác yếu đuối hèn mọn . Người là Đấng hằng hữu đã trao ban con người, kẻ hư vô, thông phần vào đời sống vĩnh cửu.

b/- Sở hữu thứ hai là do mỗi người tạo lên. Sở hữu « không ai ban mà tự làm lên mới có được ». Do chính mình tạo lên. Tự mình tạo lên mà có.

Cả hai quyền sở hữu này đều quan trọng. Khi Đức Chúa Giê-su chữa người cùi ghẻ lở, chăm lo chữa các bệnh nhân là vì ngài muốn phục hồi danh dự và nhân phẩm cho người đó. Vì, xưa kia và ngày nay cũng vậy, nhất là ai bị bệnh phong cùi ghẻ nở, họ bị tách rời và tránh xa khỏi mọi sinh hoạt trong xã hội và cộng đoàn. Cũng vậy, khi Chúa Giê-su đã nuôi những đám đông đi theo Ngài, khi thấy họ đói. Người đã làm phép lạ bánh hóa nhiều, để cứu đói. (xem Mt 14, 15- 21. Gioan 6, 1-15). Đức Chúa Giê-su phân phát đồng đều cho mọi người ăn no đầy đủ. Người phán xét và thưởng phạt những ai không thực thi phân phát của công. Vì, khi Ta trần tuồng, không ai cho mặc. Khi Ta đói khát, không ai cho ăn uống vv. Vì vậy, Thiên Chúa đòi hỏi phải THƯƠNG XÁC BẢY MỐI, có nghĩa phải phục hồi và tôn trọng nhân vị con người ; Và biết phân phối của cải: 1. cho kẻ đói ăn ; 2. cho kẻ khát uống, 3. cho kẻ rách rưới ăn mặc. 4. viếng kẻ liệt. 5. cùng kẻ tù rạc. 6. cho khách đỗ nhà. 7. chôn xác kẻ chết. (Mt  25, 31-46). (Chứ không ướp xác Hồ Chí Minh cho mọi người tò mò dòm ngó ! Một việc xâm phạm nhân phẩm Hồ Chí Minh trầm trọng. Việt Cộng có tôn trọng nhân phẩm đâu mà thực thi ?! Cả đến nhân vị lãnh tụ của họ cũng bị chính đàn em trà đạp!).

 

Khi người dân biểu tình chống nhà nước không cho họ ăn nói, thì đây là hình thức họ bộc lộ thái độ đòi hỏi nhà nước phải PHỤC HỒI quyền con người. Khi đình công là họ đòi hỏi sự công bằng cho sức lao động. Khi trong gia đình không thuận hòa, là bởi vì cha mẹ cư xử không đồng đều. Khi hằng triệu người bệnh tật đói khát, là bởi vì nhà nước tham nhũng, hối lộ độc tài. Một nhà nước công chính phải có trách nhiệm PHÂN PHỐI thức ăn thực phẩm thuốc men cho mọi người, trả lại những gì « thuộc về người đó ».

Con người vốn cần những gì thuộc về mình, cả tinh thần lẫn vật chất, thì họ lại càng cần Thiên Chúa gấp bội. Thánh Augustinô nhận xét : « Nếu công bằng là nhân đức trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó, thì công bằng của người đó ở đâu, khi họ muốn đào thải Thiên Chúa của họ đích thực ?! » (De Civitate Dei, XIX, 21).

 

Xét đoán trường hợp Robin Hood ! Anh ta ăn cắp của người giầu, rồi phân phối cho người nghèo. Hành động của Robin công chính ? Đối với người nghèo, thì hành động của Robin Hood là cử chỉ anh hùng. Nhưng đối với người giầu, thì Robin là kẻ cướp. Xét theo lý lẽ Công bình, thì Robin Hood phạm lỗi đức công bằng. Vì của cải Robin có được là của ăn cắp. Mà của cắp không thuộc về anh ta. Robin không tự phong mình là nhà nước công quyền và chánh án công minh. Sự phân phối phải do một cơ quan cao hơn, đó là cơ quan chính quyền đại diện người dân phân phát (Việt Cộng không đại diện cho dân !). Còn nếu phân phát của cải từ tiền túi bỏ ra hoặc do sự đóng góp hảo tâm của mọi người, mà « phân phát »  cho mọi người thì đó là làm từ thiện. (Ví dụ trường hợp Bill Gates. Qũy của Bill & Melinda Gates đã có số tài sản lên đến 38,7 tỉ USD để xây dựng các chương trình từ thiện).

 

Đất nước Việt Nam chúng ta nghèo đói, là vì của cải tập trung vào trong tay những đảng viên Cộng sản gian manh. Họ làm ăn bất chính, tham nhũng hối lộ, biển thủ của công,v.v. Phân phối không đồng đều. Làm ăn bất lương, dùng quyền lực biến tài sản quốc gia (của chung) thành « của riêng, thuộc về mình ». Đồng bào trong nước chưa hưởng thật sự quyền thiêng liêng thuộc về mình. Khi nhu cầu đòi hỏi họ phải đứng lên biểu tình là họ muốn quyền thiên nhiên và tự nhiên của họ phải được phục hồi. Và những kẻ « Quan/quân cướp ngày », tham nhũng hối lộ, phải trả lẽ trước luật Công bằng. Chính những kẻ này tạo lên sự bất công. Họ tự đánh mất quyền phục hồi nhân phẩm nhân quyền, và từ chối tham phần phân phối của cải. Khi các nhà độc tài bị hạ bệ tại Ai-Cập, Tunesien, Lybien, thì khối Liên Hiệp Âu Châu và Mỹ quốc, đã hoàn trả số tiền cho nhân dân, do các nhà độc tài do làm ăn bất chính tạo ra. Các quốc gia dân chủ văn minh trả lẽ sự Công bằng !
Ai gieo gian ác, thì sự dữ thuộc về người đó. Ngược lại, ai làm việc thiện, thì mọi sự tốt lành may mắn thuộc về người đó. Lối suy luận liên quan mật thiết giữa NGUYÊN NHÂN và HẬU QỦA.

 

Nguyên nhân của bất công là gì ?

Thánh sử Mác-cô ghi chép lại cho ta những lời sau đây của Chúa Giê-su trong cuộc tranh luận về những gì là tinh sạch và những gì là ô uế : « Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được. Nhưng chính cái từ trong con người xuất ra, là cái có thể làm cho con người ra ô uế. » (Mc 7, 14-15 ; 20-21).

« Những cái từ bên ngoài » chưa đủ gây lên điều bất chính. Yếu tố ngoại cảnh chưa đủ gây ra sự bất công. Mà chủ yếu, là yếu tố nội tâm. Tội trong tư tưởng ! Sự bất công, hậu qủa sự dữ, chưa chỉ đến từ những nguyên nhân ngoại vi. Nguồn gốc bất công nằm trong tâm hồn con người, khi những hạt giống của sự bất công đang cộng tác bí ẩn với sự ác. Ác tâm luôn đi đôi với bất công ! Cả hai trở lên một. Dã tâm và ác ý sẽ gây ra bất công ! Như vậy, nguồn gốc của sự bất công phát xuất tự đáy lòng tham lam ích kỷ, động lực muốn thống trị ăn trên ngồi trốc, muốn nhục mạ đối tượng.

Điều răn thứ bảythứ mười khuyên răn : « Chớ lấytham của người ». Những gì không thuộc về mình, từ nhân vị đến của cải vật chất, thì chớ tham lam trộm cắp. Không có kiểu chồng chung vợ chạ, vợ công (công chúng, của công, của mọi người). Kiểu vô gia đình !. Không ! Phải biết tôn trọng của cải và nhân vị của nhau. Nó là nền tảng cho sự phát triển nhân vị con người và xã hội về giá trị văn hóa cũng như về mặt tinh thần.

Thật vậy, lòng ích kỷ tham lam vị lợi đã làm con người trở nên yếu đuối bởi một ảnh hưởng mãnh liệt. Nó làm tổn thương khả năng hiệp thông với người khác. Nguyên nhân này phát xuất từ tội nguyên thủy từ ông Adong và bà Evà. Cả hai bị cám dỗ. Họ bị lôi cuốn, cuốn rũ bởi những điều hứa hẹn ngon ngọt ma qủy. Nó làm lu mờ lương tâm. Họ « háo ăn chụp  lấy trái cấm » (=những gì không thuộc về mình), để « vơ vét » (=làm của riêng cho mình ). Cả hai tự chống lại quyền thế cao lĩnh của Thiên Chúa. Thay vì dựa vào tình liên đới giữa Chân Thiện Mỹ của Thiên Chúa với con người, thì Ađam và Evà đi tìm « liên minh sự Ác » với ma qủy, kẻ gian dối tham lam háo danh háo lợi bất chính. Thay vì, đi tìm tình huynh đệ bác ái, đi tìm tình hỗ trợ tương thân tương ái cùng chủng tộc, thì Ađam và Evà đi tìm sự chia rẽ giai cấp thống trị. Thay vì, đi tìm niềm tin tưởng cậy trông, thì Ađam và Evà nhận được sự nghi ngờ và cạnh tranh, hận thù oán ghét, cướp đoạt và tự tung ác quái (Sáng thế 3, 1-6).

Tại Việt Nam cũng vậy. Khắp nơi lan tràn đầy rẫy những sự bất công. Chỉ vì trong lòng dân tộc xuất hiện hai tầng lớp giai cấp : giai cấp bị trị (toàn dân tộc), và giai cấp thống trị (tập đoàn tay sai Hán Cộng, chủ chốt là 14 đàn tay anh chị trong Bộ chính trị và Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam).

 

« Cái gì của César trả cho César. Cái gì của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa ! » (Mt 22, 15-22)

Muốn có Công bằng thật sự, Công bằng đó phải dựa vào nền tảng Thiên Chúa. Là tìm ra một mối liên hệ sâu sa mật thiết giữa con người và niềm tin dựa vào Thiên Chúa, đấng « nâng đỡ kẻ yếu đuối lên từ bụi đất » (Tv 113, 7), Ngài « đạp đổ những kẻ kêu ngạo quyền qúi cao sang khỏi ngai vàng. Ngài nâng đỡ những kẻ tầm thường yếu đuối lên cao. Người ban cho người đói khát no đủ, và để kẻ giầu sang ra đi tay không » (Lc 1, 46-55. Magnifikat của Mẹ Thiên Chúa). « Công bằng là chấp nhận hoàn toàn ý muốn Thiên Chúa, và thực thi công bằng đối với tha nhân, đặc biệt đối với người nghèo cô thế » (Hc 4, 4-5 ; 8-9). (Sứ điệp mùa chay 2010 của ĐTC Benêtiktô XVI). Người cô thế còn là ngoại kiều (Xh 22, 29), người nô lệ (Xh 15, 12-18).

 

Thực thi Công lý còn là một nhân đức trong bốn nhân đức : Weisheit (khôn ngoan) Tapferkeit (can đảm), Gerechtigkeit (Công bằng) và Mäßigung (tiết độ). Mọi nhân đức được hình thành từ do hai yếu tố : ý thức trách nhiệmlối xử dụng chia sẻ của cải. Khi ý thức thực thi được điều này, chúng ta người có nhân đức Công chính.

Thiên Chúa tái lập một trật tự mới không riêng gì cho những người ngoan đạo hay dành riêng cho dân Chúa. Không ! Thiên Chúa thiết lập Công lý cho toàn thể nhân loại, trong đó của cải trần gian phải được phân phối đồng đều, và nhân quyền con người phải được phục hoạt. Thiên Chúa không phải là kẻ cường hào ác bá, bóc lột sức lao động con người. Ngài muốn Hòa bình Công lý phải thực thi. Đó là vì, mọi người chúng ta đều mong ước « nước cha trị đến ! ». Mà chính Thiên Chúa cũng muốn giảng dạy chúng ta như vậy trong Kinh Lạy Cha.

 

Biết bao nhiêu kẻ quyền thế đã bị « đạp đổ » khỏi ngai vàng !? Chúng ta chỉ nhìn sơ qua trong lịch sử thế giới cận đại : Adolf Hitler, Lênin, Nicolae Ceausescu, Saddam Hussein, Husni Mubarak, Ben Ali, Muammar Muhammad Abu Minyar Gaddafi, v.v. Và trong tương lai sẽ đến Fidel Castro, Bộ chính trị, Trung ương đảng Việt Cộng, Cộng sản Trung Cộng, các lãnh tụ Cộng sản Bắc Hàn, v.v.

Để sự Công bằng được thể hiện, cần phải bỏ ảo tưởng tự mãn. Đừng khép kín lòng mình. Chính những thái độ này là nguồn gốc gây ra sự bất công. Hãy giải phóng tâm hồn ra khỏi tình huống tự mãn. Vì, lề luật phát lý, tự nó chưa đủ thực thi Công lý.

 

Chúa Kytô : Công lý của Thiên Chúa

Chúng ta muốn trở thành người công chính bằng cách nào ?

Trước hết, công lý của Chúa Kytô xuất phát từ nguồn ân sủng. Có những vấn đề mà con người không tự cứu lấy chính mình được, mà phải cần Đấng tối cao. Đối với Thiên Chúa, Công chính không đạt được nhờ qua thành tích chủ quan. Ví dụ : Chăm đi lễ nhà thờ, bố thí của cải cho người nghèo, không phạm tội ngoại tình, v.v. Ai thực thi như thế đã là người công chính ? Thưa, chưa ! Chúng ta hưởng ơn Công chính của Thiên Chúa chính là nhờ sự thương xót, nhờ Hồng ân yêu thương và phán xét của Thiên Chúa, khi chúng ta biết ăn năn sám hối, khiêm nhượng nhìn nhận tội lỗi và sự yếu đuối của chúng ta. (Xem dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế. Luca 18, 9-14 !)

Nếu vậy, chúng ta không cần đi lễ nhà thờ, không cần bố thí của cải cho người khác ? Không, vấn đề không nằm chỗ đó. Vấn đề không phải là tạo thành tích, mà là thái độ đằng sau thành tích là gì ? Chúng ta làm là vì lý tưởng, lương tâm ? Hay tạo thành tích để « tự cao tự đại nâng cao địa vị mình lên », để cám ơn Chúa rằng, « Con không như kẻ kia ! » nhằm hạ nhục nhân phẩm đối tượng. Và xét đoán người khác?! Chúng ta không có quyền phán xét này ! Công lý của Chúa dành cho những ai khiêm nhượng và cần đến sự thương xót, ơn tha thứ và xét đoán của Thiên Chúa, thoát ra khỏi cảnh tự mãn. Ai tự hạ mình xuống sẽ được cân nhắc lên. Họ được công chính trước mặt Thiên Chúa.

 

Đức Chúa Giê-su là người công chính, chết cho kẻ bất chính, (kẻ trộm cướp) cùng đóng đanh (xem Lc 23, 39-42). Đây là loại công lý nào khi mà người công chính chết cho kẻ có tội và kẻ có tội lại lãnh nhận phúc lành thuộc về người công chính ? Phải chăng điều này có nghĩa là mỗi người lãnh nhận cái trái ngược vói « những gì thuộc về người đó » ? Chúng ta khó chịu về kiểu Công lý này ?

Công lý của Thiên Chúa rất khác biệt với Công lý của con người. Thiên Chúa đã trả thay cái « thuộc về mình » một giá qúa mức. Con người yếu đuối, tự chính mình không cứu rỗi được, phải cần đến người khác, để thực hiện bản thân một cách trọn vẹn. Cần khiêm tốn để chấp nhận người khác giải thoát cho tôi, khỏi « cái tôi thuộc về tôi », mà « ban cho tôi nhưng không » « cái của người đó có ».

Vì  vậy : « Người Kytô hữu luôn được mời gọi đóng góp vào việc xây dựng những xã hội công bằng, nơi mà tất cả mọi người đều lãnh nhận cái cần thiết để sống theo phẩm giá đích thực nhân vị và là nơi mà công bằng được sinh động hóa bởi tình yêu. » (Sứ điệp mùa chay 2010 của Đức thánh Cha Benêtiktô XVI : « Sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện nhờ lòng tin vào Đức Giê-su Kytô » (Rm 3, 21-22).

 

Kết luận

Bất công, phân phối của cải không đồng đều là những nguyên nhân và là động lực đấu tranh. Nó sẽ bộc phát khắp nơi, nếu những gì thuộc về quyền con người (quyền sinh hoạt chính trị xã hội tôn giáo, quyền sở hữu, quyền sống) không trả lại cho con người, và những quyền này không được tôn trọng. Cũng chính vì vậy, « Giáo hội không thể và cũng không được phép đứng ngoài lề trong công cuộc đấu tranh cho Công  ». (Bài giảng TGM Leopoldo Girelli, tại nhà thờ Hàng Bột, ngày 16/10/2011).

 

Một đất nước không đấu tranh và khát khao ước mơ xây dựng một nền Công chính, thì đất nước đó sẽ bị hủy diệt ! Hãy xem gương thành Salomô. Thành bị thiêu đốt chỉ vì không tìm ra được mười người Công chính ! (xem sách Sáng thế 18, 16-33 !). Đất nước Việt Nam cũng sẽ không thoát khỏi quy lệ tự hủy diệt tiêu vong, nếu không có đủ người Công chính. Vì vậy. Nếu, với 90 triệu người, thì dân tộc ta phải cần bao nhiêu người công chính ?

Khắp nơi, người người lên đường ra khơi đòi hỏi chế độ tà quyền Cộng sản Việt Nam phải trả tất cả quyền lợi  cho con người! Đòi phải trả tất cả những gì thuộc về con người và những gì thuộc về phẩm giá con người.

Mọi quyền thiên nhiên và nhân phẩm con người là do Thiên chúa ban. Hãy trả những quyền này lại cho Thiên Chúa, mà con người thuộc về Thiên Chúa. Đây là luật của Chúa. Không luật lệ nào được chống lại luật này. Chống luật Thiên Chúa là xúc phạm đến nhân phẩm con người !

 

Chỉ khi nào đồng bào đòi được mọi quyền thuộc về mình, và những quyền này được thực thi trên đất nước quê hương yêu dấu của chúng ta, thì mới cứu đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ câu lưu giặc Tầu và bọn Hán tặc tay sai Cộng sản hiện nay!