Home Đời Sống Pháp Luật Hiểu biết về 'Quyền Giám Hộ' con cái

Hiểu biết về 'Quyền Giám Hộ' con cái PDF Print E-mail
Tác Giả: LS Danielle Phạm (APALC)   
Thứ Tư, 08 Tháng 12 Năm 2010 17:19

APALC là tổ chức bất vụ lợi, có mục tiêu cổ xúy cho dân quyền, chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý và giáo dục,

tạo sự liên minh trong phạm vi người Mỹ gốc Á- Thái Bình Dương, đồng thời kiến tạo một xã hội hòa hợp và công bình hơn.

 APALC là phụ nhánh của “The Asian American Justice Center” ở Washington, D.C., “The Asian American Institute” ở Chicago và “The Asian Law Caucus” ở San Francisco.

Trong bài viết sau đây, chuyên viên của APALC trình bày những hiểu biết căn bản về “quyền giám hộ.”

-NV: Quyền giám hộ và thăm viếng con cái là gì?

-APALC: Khi cha mẹ ly thân hoặc ly dị, quí vị cần quyết định ai được quyền “giám hộ” con cái.

 Có hai hình thức giám hộ: luật pháp và vật chất. Giám hộ theo luật cho phép cha mẹ tự quyết định đối với con cái. Giám hộ vật chất định đoạt con trẻ sẽ ở chung với ai.

Thăm viếng là biện pháp dành cho phụ huynh không có quyền giám hộ vật chất được phép gặp gỡ con cái. Cha mẹ cùng đồng ý về kế hoạch giám hộ lẫn thăm viếng, nhưng nếu họ không đi đến một thỏa thuận chung thì một thẩm phán sẽ đi đến quyết định sau cùng.

-NV: Lệnh giám hộ được ban ra dưới hình thức nào?

-APALC: Giám hộ theo luật định có thể dưới hình thức giám hộ chung hoặc sơ yếu. Giám hộ chung cho phép cha mẹ quyền hạn và trách nhiệm để định ra những quyết định quan trọng về sức khỏe, giáo dục, và sự chăm sóc con trẻ. Giám hộ sơ yếu cho phép con cái ở chung với cha hoặc mẹ, trong khi người kia có quyền thăm viếng.

Giám hộ vật chất có thể dưới hình thức giám hộ chung hoặc sơ yếu. Giám hộ chung có nghĩa con cái chia thời gian ra để sống chung với mỗi cha mẹ. Giám hộ sơ yếu cho phép con cái ở chung với cha hoặc mẹ hầu hết thời gian, trong khi người kia có quyền thăm viếng.

-NV: Quan tòa dựa vào tiêu chuẩn gì để đưa ra lệnh giám hộ cũng như thăm viếng?

APALC: Luật định rằng quan tòa phải đưa ra lệnh giám hộ căn cứ theo “sự mong ước nhất của con trẻ.” Vị thẩm phán xem xét tình trạng sức khỏe, an toàn và tình trạng thể xác lẫn tinh thần của trẻ con để quyết định nên cho chúng ở chung với một cha mẹ hoặc cả hai. Quan tòa còn xét thêm trước đây có từng xảy ra nạn bạo hành trong gia đình hay không.

Quan tòa không tự động ban quyền giám hộ cho mẹ hay cha, bất kể các em ở hạn tuổi hay phái tính nào.
Vị thẩm phán không thể từ chối quyền giám hộ của một người mẹ hoặc cha chỉ vì một trong hai bị tàn phế, hoặc có lối sống khác biệt, tin theo một tôn giáo nào khác hay có một khuynh hướng tình dục đặc biệt nào đó. Quan tòa có thể ban lệnh giám hộ cho cả phụ huynh chưa từng làm đám cưới với nhau miễn là họ có con chung với nhau.

-NV: Vậy, “sự mong ước nhất của con trẻ” nên được hiểu ra sao?

APALC: Quan tòa sẽ cân nhắc nhiều yếu tố để quyết định “sự mong ước nhất của con trẻ” là điều gì. Ðiều này có thể gồm cả tuổi tác, sức khỏe, sự khắng khít giữa cha mẹ với đứa trẻ, khả năng mỗi phụ huynh có đủ sức lo cho con cái không, xét xem trước đây có từng xảy ra bạo hành trong gia đình hoặc lạm dụng về tiền bạc, và cả việc đứa trẻ khắng khít với gia đình bên cha hay mẹ nhiều hơn.

-NV: Nếu cả cha lẫn mẹ đều được quyền giám hộ theo luật, liệu họ có phải thỏa thuận tất cả quyết định đối với đứa con?

-APALC: Không, đối với quyền giám hộ chung theo luật định, thường thường, cả đôi bên đều có quyền quyết định, và mỗi bên cũng có thể tự quyết định riêng.
Mỗi phụ huynh có quyền mang người kia trở lại tòa nếu có sự tranh cãi về một quyết định nào đó.
 Tuy nhiên điều này chỉ áp dụng đối với quyết định quan trọng mà thôi.
Quí vị không được phép đưa người kia ra tòa do mỗi tranh cãi của một quyết định nào đó.
 Cuối cùng, thật hoàn toàn tốt đẹp cho con cái nếu cả hai phụ huynh chịu tiếp xúc lẫn nhau, và cùng hợp tác trong việc cùng nhau đi đến quyết định.
 
Hiểu biết luật pháp căn bản: 'Restraining order' do nạn bạo hành gia đình

Dưới đây là phần trình bày của APALC về những hiểu biết căn bản liên quan đến “restraining order” - Lệnh cách ly - xuất phát từ nạn bạo hành gia đình.

N V: Lệnh kiềm chế dân sự (civil restraining order) bắt nguồn từ nạn bạo hành gia đình là gì?

APALC: Lệnh kiềm chế bắt nguồn từ bạo hành gia đình là một án lệnh của tòa, do một thẩm phán luật gia đình ban ra. Lệnh này giúp che chở cho nạn nhân nạn bạo hành gia đình trước hiểm nguy tức thời do bạo hành gây ra. Bất cứ ai cũng có thể tự mình nộp đơn thỉnh cầu được cấp án lệnh đó.

N V: Trong trường hợp nào thì tôi có quyền xin một lệnh kiềm chế - restraining order?

APALC: Khi quí vị bị người thân gây thương tích, mưu toan gây hại, hay quí vị có cảm giác sẽ có ngày quí vị bị hại.
Ngoài ra, những ai bị buộc phải làm “chuyện vợ chồng” do áp lực của hăm dọa hay cưỡng ép, cũng có thể xin một án lệnh như vậy.

N V: Ai có thể xin được lệnh kiềm chế do bạo hành gia đình?

APALC: Khi quí vị có liên hệ gần gũi với người đang là mối nguy hiểm cho quí vị (cưới hỏi, sống chung có đăng ký, ly dị, ly thân, hẹn hò hay thường hẹn hò, chung sống hay từng chung sống), hay khi hai người có liên hệ gia đình (cha mẹ, con cái, anh em, chị em, ông bà, bên sui gia).
Quí vị không thể xin lệnh cách ly với một người chỉ đơn thuần là người ở chung phòng.
Tuy nhiên, vẫn có những lệnh kiềm chế khác áp dụng đối với trường hợp tương tự.

N V: Xin lệnh kiềm chế tốn bao nhiêu?

APALC: Ở nhiều tòa án, xin lệnh này không phải trả lệ phí, mà họ còn giúp quí vị điền đơn.

N V: Trong lệnh kiềm chế, tôi được quyền yêu cầu những gì?

APALC: Quí vị có thể yêu cầu người bị kiềm chế một số điều sau: Không được liên lạc hay đến gần quí vị, con cái hay thân nhân khác; Không được phép giữ súng; Dọn ra khỏi nhà quí vị; Tuân theo lệnh về thể thức thăm viếng và giám hộ con trẻ; và không được đến gần thú nuôi trong nhà.

N V: Làm thế nào người bị kiềm chế biết được họ đang bị kiềm tỏa?

APALC: Người bị kiềm chế sẽ nhận được một án lệnh do một người trên 18 tuổi trao cho. Người này không được có liên hệ với người được án lệnh che chở. Một nhân viên cảnh sát quận hạt cũng có thể trao án lệnh này.

N V: Lệnh kiềm chế có hiệu lực bao lâu?

APALC: Tiến trình của tòa bắt đầu với một lệnh “tạm thời,” thường chỉ có hiệu lực đến một thời điểm do tòa quy định.
 Ðến ngày đó, quí vị phải nộp chứng cớ minh xác cho lệnh này, đồng thời người bị kiềm chế cũng có thể mang nộp chứng cớ nhằm xin hủy lệnh kiềm chế.

Chứng cớ có thể dưới hình thức lời khai, phát biểu của nhân chứng, hình ảnh, hồ sơ bệnh lý, hay thư, e-mail và voicemail hăm dọa.
Tòa sẽ dựa theo đó để quyết định nên hủy hay vẫn tiếp tục kiềm chế cho đến thời hạn tối đa là 5 năm.

N V: Ðiều gì xảy ra nếu người bị kiềm chế không thi hành án lệnh?

APALC: Quí vị nên gọi cảnh sát nếu người ấy không tuân theo lệnh. Họ có thể bị bắt và bị truy tố với một tội trạng nào đó.
 Chú ý: Luật này chỉ áp dụng đối với California, ở các tiểu bang khác có thể thay đổi.

 Nếu cần giúp đỡ, xin liên lạc bằng “đường dây nóng” tiếng Việt của chúng tôi, 1-800-267-7395             1-800-267-7395     

Chúng tôi không bảo đảm sẽ nhận lo về pháp lý cho trường hợp của quí vị, tuy nhiên, chúng tôi có thể cung cấp cho quí vị những thông tin về luật và những nơi có thể giúp quí vị.