Home Đời Sống Pháp Luật Thai Phụ Có Thể Ðược Cấp Visa Ðến Mỹ Không?

Thai Phụ Có Thể Ðược Cấp Visa Ðến Mỹ Không? PDF Print E-mail
Tác Giả: Lê Minh Hải   
Thứ Hai, 13 Tháng 9 Năm 2010 07:57

Vấn đề bất cứ Thai phụ từ nước nào ,sanh con tại Mỹ thì đứa bé đương nhiên là công dân Mỹ,

Quốc hội Mỹ là phạm một lỗi lầm quá lớn nên bị hàng triệu người lợi dụng ngay cả đến bây giờ.

Hình minh họa

Những cuộc bầu cử sắp diễn ra trong tháng 11 năm nay và một trong những vấn đề sẽ được các ứng cử viên bàn thảo đó là quyền của những đứa trẻ sinh ở Mỹ đương nhiên là  công dân Hoa Kỳ. Trong khi đó, Cơ quan Bảo Vệ Biên Giới và Hải Quan (CBP) đã lặng lẽ phổ biến một bản chính sách cập nhật về việc nhập cảnh Hoa Kỳ của các thai phụ đến từ nước ngoài. Bản văn nói rằng:
 
"Mặc dù chưa có những điều lệ cụ thể về việc ngăn cấm các cư dân ngoại quốc đang mang thai nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng việc nhập cảnh được chấp thuận hay bị từ chối sẽ tùy vào sự xem xét thận trọng của các viên chức thuộc Cơ quan Bảo Vệ Biên Giới và Hải Quan Hoa Kỳ.
 
Nếu nhân viên Bảo Vệ Biên Giới và Hải Quan khẳng định rằng người thai phụ sẽ trở thành đối tượng cần sự chăm sóc của chính phủ (có nghĩa là chính phủ sẽ phải cung cấp y tế vì người thai phụ không có bảo hiểm y tế trong khi thăm viếng Hoa Kỳ), bà có thể bị từ chối nhập cảnh.
 
Trong khi khẳng định việc thai phụ sẽ có thể được phép nhập cảnh Hoa Kỳ hay không, nhân viên Bảo Vệ Biên Giới và Hải Quan sẽ xem xét ngày của đứa trẻ sẽ chào đời và thời gian thai phụ dự định ở lại Hoa Kỳ.. Thêm vào đó,  các nhân viên cần thấy những bằng chứng người hai phụ có đủ bảo hiểm y tế để chi trả bất cứ những nhu cầu y tế khi đang ở Hoa Kỳ. Nếu thai phụ không có đủ bảo hiểm y tế để chi trả cho bất cứ sự chăm sóc y tế cần có hoặc bất thường khi đang ở Hoa Kỳ, người thai phụ có thể bị từ chối nhập cảnh. Ðến Hoa Kỳ với mục đích sinh con không phải là lý do chính đáng để du lịch".
 
Câu nói sau cùng của Cơ quan Bảo Vệ Biên Giới và Hải Quan KHÔNG đúng. Không có luật lệ nào nói rằng những thai phụ có thể bị từ chối khi nhập cảnh Hoa Kỳ.
 
Những phụ nữ ngoại quốc có thể có nhiều lý do chính đáng đến Hoa Kỳ sanh nở, bao gồm cả lý do có thân nhân giúp đỡ và có được sự chăm sóc y tế tốt hơn. Vì thế, đơn xin chiếu khán du lịch không nên bị từ chối vì người thai phụ muốn sinh con ở Hoa Kỳ. Khi một đứa trẻ sinh ở Hoa Kỳ, cũng không nên nghĩ rằng người mẹ kỳ vọng sẽ được ở lại thường trú ở Hoa Kỳ. Ðứa trẻ công dân Mỹ không thể bảo lãnh mẹ cho đến khi lên 21 tuổi.
 
Các nhân viên Lãnh sự biết về sự lạm dụng khá phổ biến các chương trình giúp đỡ y tế Hoa Kỳ của nhiều thai phụ ngoại quốc du lịch đến Hoa Kỳ với chiếu khán B1/B2. Chính vì thế, các đương đơn đang có thai được khuyến khích nên nói cho nhân viên lãnh sự biết lý do muốn đến Hoa Kỳ. Sau đó, nhân viên Lãnh sự cần tin chắc rằng đương đơn có tiền để chi trả cho việc sinh nở và sẵn có kế hoạch từng bước để trang trải các phí tổn đó, bao gồm các phí tổn chăm sóc y tế cần thiết trước và sau khi sinh. Nếu các đương đơn đến Mỹ nhưng không có các chuẩn bị tài chánh thích hợp, họ có thể bị từ chối nhập cảnh và sẽ bị buộc trở về Việt Nam mặc dù đang là thai phụ.
 
Hỏi Ðáp Di Trú

 
- Hỏi: Vợ tôi đang có thai ở Việt Nam. Lãnh sự Hoa Kỳ nói rằng vợ tôi phải sinh con ở Việt Nam và thử DNA sau đó để chứng minh tôi là cha. Tại sao lại có nhu cầu cần thiết này?
 
- Ðáp: Chúng tôi biết đã xảy ra yêu cầu này trong một số hồ sơ. Ðiều này có nghĩa là Lãnh sự muốn 100% chắc chắn người bảo lãnh là cha ruột để họ có thể cấp sổ thông hành Hoa Kỳ cho đứa trẻ sơ sinh. Ðiều này cũng có nghĩa là họ không hoàn toàn hài lòng về các bằng chứng liên hệ của hai người đã nộp cho họ.
 
- Hỏi: Bên cạnh những bằng chứng chuẩn bị tài chánh y tế ở Hoa Kỳ, một người thai phụ cần trình những gì cho nhân viên lãnh sự để có chiếu khán (visa) sang Hoa Kỳ sinh nở ở đây?
 
- Ðáp: Người thai phụ có lẽ cần trưng dẫn tình trạng sức khỏe của mình đòi hỏi việc điều trị chuyên môn không có ở Việt Nam mà chỉ có thể thực hiện ở Hoa Kỳ.
 
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với văn phòng Robert Mullins International San Jose (408) 294-3888  (408) 294-3888