Home Đời Sống Dinh Dưỡng Ẩm Thực Lạ Việt Nam

Ẩm Thực Lạ Việt Nam PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Chúa Nhật, 13 Tháng 12 Năm 2009 14:59

 Đương ngồi trong nhà bỗng nghe thấy những người đàn bà lanh lảnh rao: “Ai mua rươi, ai mua rươi ra mua…”. Người ta bỗng thấy lòng tưng bừng như muôn đóa hoa hé cánh và người ta vội vàng chạy ra cửa gọi mua: “Rươi, rươi…”.

Con Rươi

 Ngày ngắn dần đi… Đã đến cuối thu. Có những cơn mưa như trút nước khiến người ta ngỡ là rét đã về. Thế nhưng không phải. Vẫn chưa rét mà là mùa rươi đã về!

Thực ra, không ai có thể tưởng tượng được rằng lại có một món ăn liên quan tới thời tiết mật thiết như vậy. Mà hơn thế nữa, rươi, món ăn đặc biệt của mùa thu phương Bắc, đa số các gia đình miền Bắc, không nhiều thì ít, cũng đều ăn rươi.

Đương ngồi trong nhà bỗng nghe thấy những người đàn bà lanh lảnh rao: “Ai mua rươi, ai mua rươi ra mua…”. Người ta bỗng thấy lòng tưng bừng như muôn đóa hoa hé cánh và người ta vội vàng chạy ra cửa gọi mua: “Rươi, rươi…”.

 Bán rươi dạo

Cả một năm chỉ có mấy ngày có rươi thôi. Mà những ngày có rươi đó nếu không mua nhanh thì hết. Chính người bán rươi cũng vội vàng. Bán cũng phải nhanh, vừa bán vừa chạy, không thể kề cà được. hàng rau, hàng bún.

Rươi bán cho người ăn phải thật tươi, nếu lần chần đến quá trưa thì ôi mất, nhiều con chết, ăn không quý bằng thứ rươi mua sớm. Là vì ai cũng đã biết rươi không phải sản xuất ngay ở Hà Nội hay vùng ngoại châu thành nhưng là từ các tỉnh gần miền biển như Hải phòng, Hải Dương, Đông Triều, Thái Bình, Kiến An…đem về.


Rươi thường chỉ hiện về đêm, không lên ban ngày. Vì thế người ta chỉ bắt rươi về ban đêm. Muốn cho dễ dàng công việc, người ta thường đốt đèn, đốt đuốc lên để bắt rươi. Rươi thấy ánh đèn cho là thiên đường, lại càng lượn khỏe để cùng nhau vui đùa. Và kết quả là cả lũ cùng nhau ra… phố. Chở về được đến Hà Nội, con rươi tính ra ít nhất cũng đã bị tù đầy trong năm sáu tiếng đồng hồ. Nhiều con đã chết nhưng cũng có nhiều con còn sống. Nhìn vào một thúng rươi, ta thấy chúng có nhiều màu khác nhau: xanh nhờ nhờ, đỏ đùng đục, vàng mờ mờ, lại có khi xám bạc như màu bạc ô…tất cả quằn quại trong một thứ nhớt quánh như hồ. Nhớt đó, người ta gọi là vấn và chính cái vấn, đã nuôi sống con rươi trên cạn.

Cách làm ra món cũng chẳng khó khăn gì lắm. Cần nhất là làm lông, phải dùng nước nóng cho già, khuấy đều, nhặt cho hết rác, rồi rửa đi rửa lại nhiều lần nước cho thật sạch. Để ráo đi một lúc bà có thể làm nhiều món cho ông xơi, mà món nào cũng rất có thể ngon. Nhưng thường thì có rươi, ta vẫn quen thưởng thức mấy món chính là chả rươi, rươi hấp, rươi xào, rươi nấu và rươi đúc với trứng….

Nhưng đã dùng rươi thì muốn ăn cách nào cũng thế, cần phải cho đủ cay mới được, ớt làm nổi hẳn vị rươi lên một cách thần tiên…

Thêm vào đó trần bì (vỏ quít) thơm một mùi hăng hăng, lá gấc ngọt thoang thoảng, thìa là và rau mùi thơm của hoa cỏ đồng quê, tất cả nâng đỡ nhau, hoà hợp với nhau để tạo nên một hương vị thật tiết tấu, tưởng chừng như một bản đàn tuyệt diệu, chỉ thiếu một nét là hỏng cả.

Mắm rươi ăn với ruốc bông, rau cần, cải cúc, vỏ quýt, thơm, mùi, lạc rang giã nhỏ, hành hoa, gừng và rau xà lách và thêm thị luộc ba chỉ. Ăn như thế, không mất cái vị rươi. Mắm rươi đủ vị không chỉ ngọn miệng mà còn đẹp mắt. Màu mắm vàng tươi nổi bật hẳn lên trên mầu trắng trong của men bát, màu xanh mát của rau, màu vàng nhạt của gừng và màu vàng thẫm gần đỏ của vỏ quýt, ai không biết ăn mắm mà trông cũng thấy thèm. Mắm còn có thể chưng với trứng, một ít đường chưng cho gần đặc thì cho vỏ quýt, lạc rang vào. Thứ mắm chưng này cũng ăn với rau sống

Những lằn đen trong chả là con ruơi đầy các bạn ạ.

Rươi không phải là món ăn đắt đỏ nhưng nó là món ăn hiếm có trong năm, nó không phải là món ăn cao cấp, mà món ăn bình dị mang đầy bản chất đồng quê là sản phẩm của đồng ruộng. Nhưng mỗi món khác nhau thì gia vị cũng phải khác đi đôi chút. Để thưởng thức được đầy đủ hương vị của nó còn phụ thuộc vào tài nấu nướng của các bà các chị.

Rươi là loài giun đốt, thân có nhiều tơ nhỏ, sinh theo mùa sống ở dưới những chân lúa, cuống rạ. Sự xuất hiện của con rươi là chịu ảnh hưởng của thời tiết và của tuần trăng. Vào những nước biển rút xuống: những con rươi đẻ trứng ở ruộng, trứng đó ở cách sâu dưới đất chừng bốn, năm mươi phân.

Vào tuần trăng, nước biển dâng cao, tràn vào các ruộng, trứng rươi nở ra con rồi nhoi ở dưới đất lên (người ta gọi là nứt lỗ rươi) và đứt ra từng đoạn như hầu hết các giống sâu bọ khác. Mỗi một đoạn là một con rươi. Con rươi có đặc điểm là nếu ta chặt đầu nó đi, mà có nước biển thuận tiện cho nó sống thì nó lại sinh ra đầu khác, chặt đuôi nó thì nó lại sinh ra đuôi khác.

Con Ba Ba

Ðối với ai chưa biêt ba ba là con gì, xin thưa đó là một loaị bò sát hình dạng như con rùa nhưng cái mai của nó rât mềm như gân bò vậy đó. Lần đầu tiên ht đươc người bạn mời đến nhà ăn món baba xào lăn này thât là ngon vô cùng, thịt của nó còn ngon hơn thịt gà nữa. Trứng của nó thì hêt xảy, nó cũng ngon như trứng rùa vậy đó. Ðuợc ăn một lần đó nhớ hoaì, hôm nay đọc trong mạng thấy bài này hay hay mang về cho các bạn xem nhé:

Đặc sản ba ba
Thuở đất trời nổi cơn gió bụi", ba ba được liệt vào danh sách động vật quí hiếm. Hiện nay do ba ba được nuôi ở nhiều nơi nên quí thì có chứ không hiếm, do đó cũng được chế biến thành những món ăn phổ biến.

Ăn thịt ba ba mới phát hiện ra ngon hơn cả "gã hàng xóm" của chúng ta là bọn rùa. Món ăn ba ba bán đầy trong các quán đặc sản, nhưng muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị hoang dã của nó, tốt nhất bạn nên mua về tự chế biến vì ở các quán thường lạm dụng gia vị ướp và đồ rau củ nấu kèm nên ăn ba ba chẳng khác gì ăn thịt... gà lôi hay giả cầy.

Giá ba ba tại các cơ sở chăn nuôi ở ĐBSCL bán ra cỡ 100.000đ/kg, về đến TP HCM trên dưới 150.000đ/kg. Nghe thì hơi "xót ruột" nhưng một con ba ba 1 kg đủ cho 4 người ăn, gia vị và rau củ đi cùng không nhiều nên người tiêu dùng cũng "thừa can đảm" để gật đầu "OK"!

Trước hết, cần cảnh giác là ba ba rất dữ, cắn rất đau và ngậm luôn da thịt kẻ dám "xúc phạm" mình. Do đó khi mua ba ba về, để trong xô hay nồi có thành cao, khi làm thịt lật ngửa lên rồi bợ ra. Máu ba ba rất nhiều, muốn cho thịt trắng hoặc lấy huyết pha rượu thì đè ngửa ra, dùng dao nhọn đâm dưới bụng ngược lên. Sau đó để vào thau, nấu nước sôi chế đều cho sạch lớp nhờn và dễ cạo sạch lớp da ngoài cùng. Mổ ba ba không khéo sẽ bầy nhầy vì bộ lòng của nó chiếm hơn phân nửa trọng lượng, phải mổ đằng lưng. Mai ba ba có lớp rìa mềm ăn rất giòn giống như gân bò, nhưng càng vào giữa càng cứng. Vào những ngày cuối năm, ba ba còn ôm trứng, do đó càng phải khéo. Bỏ ba ba vào nước rửa sạch, lấy mật để riêng, nếu làm các món hấp, nướng thì để nguyên, với xào lăn, canh chua, lẩu thì phải chặt ra từng miếng. Ở miền Tây, có 2 món dễ làm mới phát hiện mà lại "hảo hạng": ba ba nấu canh chua và ba ba luộc nước dừa rang muối.

Ba ba nấu canh chua

Ba ba làm sạch lấy đồ lòng ra xắt nhỏ, thịt chặt miếng. Rau đắng, chóc, cù nèo (có bông so đũa càng tốt) hoặc măng điền trúc, bồn bồn tươi cùng rau me "chuyên dùng" nấu canh chua, khử sơ mỡ tỏi, sả. Nấu nước dùng vừa ăn để trong lẩu, thịt, rau để riêng bưng ra, ăn tới đâu để các thứ vào đến đó, chấm nước mắm dầm ớt cay. Nên nhớ, rau đồng thường có vị nhẫn và mau mềm nhũn, do đó, bỏ rau vào từng ít một, tốt nhất ăn rau vừa chín tới mới ngon. Có thể ăn lẩu chua ba ba với bún.

Ba ba luộc nước dừa rang muối

Ba ba làm sạch để nguyên con đậy "nắp" (phần mai ở giữa được "khui" ra để riêng). Nước dừa nêm chút bột ngọt, đường, chút xíu muối, bỏ ba ba vào luộc cho đến khi nước gần cạn, vớt ra cho ráo. Bỏ muối hột vào nồi đất hoặc nồi gang, để ba ba vào cái đĩa sành đặt vào nồi muối, đậy nắp lại nung lửa cho đến khi nào hạt muối hết nổ là được. Lấy ba ba ra đặt vào đĩa inox như nhà hàng thường làm, phi mỡ tỏi chế lên, đổ nước luộc ban đầu vào, mang ra đặt lên bếp gas ăn nóng, dọn kèm ra cải bẹ xanh hay xà lách Đà Lạt, vài cọng rau thơm, chấm nước mắt mặn. Muốn dễ ăn, dùng kéo cắt ra từng miếng nhưng đừng đứt hẳn để ba ba còn nguyên hình dạng cho đẹp mắt. Nếu không nhậu thì ăn với cơm hoặc bánh mỳ.

Món ăn dành cho các vận động viên

Theo các trang Web thể thao ở Trung Quốc, các vận động viên gần đến ngày thi đấu trong khẩu phần ăn đều có món ba ba ít nhất một tuần một lần. Cầu thủ Lê Huỳnh Đức cho biết khi còn thi đấu ở Trung Quốc anh cũng thường được ăn ba ba.

Sách Đông y cũng công nhận thịt ba ba tăng cường sức khỏe. Còn các chủ trang trại nuôi ba ba ở ĐBSCL, thường xuyên "chén" ba ba thì khẳng định ăn ba ba làm cường dương, tráng thận! Hư thực chẳng biết nhưng người viết bài này đã ăn ba ba nhiều lần và công nhận thịt ba ba rất ngon và giàu dinh dưỡng. Với cùng một trọng lượng, ba ba thường cho nhiều thịt hơn rùa và lớp mỡ của nó có màu vàng như mỡ bò nhưng ăn rất ngon và không quá béo. Cuối cùng ngon nhất là 4 cái chân, khi ăn phải nhớ "kính lão" để được "đắc thọ".

 Xuơng rắn chiên dòn

Mỹ Tho (Tiền Giang) được coi là "thành phố cháo" với cháo mắt - má heo, cháo cóc, cháo rắn. Món cháo rắn hấp dẫn không chỉ vì nó rất ngon mà còn bởi thực khách được "khuyến mãi" thêm xương rắn chiên giòn.

Món xương rắn chiên giòn chỉ được bán ở hai quán nằm trên đường Lý Thường Kiệt.

Tùy theo yêu cầu của bạn mà một trong các loại rắn ri voi, ri cá, ri cóc, hổ hành, hổ đất, hổ ngựa được dọn ra. Cái lẩu trên bếp gas sôi sùng sục như muốn làm nhừ thêm từng hột cháo, hột đậu xanh, làm mềm thêm những khúc thịt rắn, cùng những búp nấm rơm lẫn trong màu xanh hành lá xắt nhỏ.


Ruợu rắn

Múc vài vá cháo cho vào chén, húp, bạn nghe vị ngọt của thịt rắn, vị ngọt béo của đậu xanh chan hòa trên mặt lưỡi. Cho cải xanh hoặc mồng tơi, rau má, rau đắng... vào lẩu, gắp một đũa, ăn, vị mát ngọt của loại thực phẩm thực vật này làm dịu đi cái cay của ớt và tiêu bột. Chính vì thế mà chẳng mấy chốc cái lẩu rắn chẳng còn một chút nước!

   

                                                        Thịt rắn nuớng que

Ăn hết những gì mà người ta cho là mát và bổ nhất trên đời, quán dọn ra cho bạn một cái đĩa đựng đầy những khúc xương rắn chiên vàng rộm. Chẳng ăn kèm với gì hết, nhưng cái món có vẻ không bổ béo gì ấy khi đưa vào miệng nhai sẽ khiến bạn thích thú. Tiếng xương giòn làm sảng khoái thính giác. Mùi thơm thơm beo béo của xương rắn phảng phất vị mặn thơm hình như của chanh muối khiến vị giác và khứu giác bạn như căng ra. Chiêu một hớp rượu, chắc cuộc đời không gì thú vị bằng!

 

Thịt rắn chiên dòn sốt chua ngọt

Muốn ăn xương rắn chiên giòn, bạn phải dặn trước chủ quán để họ lóc thịt rắn ra, dành phần xương đem chiên. Dù chỉ là món phụ nhưng đây lại là món "độc" của hai quán này và là món chính thu hút rất nhiều khách sành ăn

 
Súp xương rắn

Ở Đồng Tháp Mười rắn, rùa nhiều có tiếng. Khi bắt được rắn hổ đất, đem đập đầu cho chết, dùng nước sôi cạo vẩy thật sạch. Kế đến mổ lấy ruột gan, rồi chặt rắn thành từng khúc dài khoảng tấc tây; đem hầm cho nhừ mới vớt ra. Sau đó, đổ gạo và đậu xanh vào nồi nước hầm rắn. Cháo chín nêm nếm vừa miệng. Đem xé thịt rắn hổ đất nhỏ như thịt gà, trộn chanh, rau răm. Múc mỗi tô cháo cho vào một ít thịt rắn, có rắc tiêu hành trộn đều, ăn đến đâu mát đến đó... vì cháo đậu xanh rắn hổ đất làm mát gan, giải nhiệt !