Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhật dành cho Đài Loan sự nhượng bộ hiếm có ở Biển Hoa Ðông

Taiwan tauhaigiam




Tàu tuần của Ðài Loan trong một cuộc diễn tập ngoài khơi khoảng 30 hải lý về phía tây bắc cảng Cao Hùng, miền nam Đài Loan, ngày 30/3/2013.


ÐÀI BẮC — Nhật Bản vừa dành cho Đài Loan một sự nhượng bộ hiếm hoi trong vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo dai dẳng cũng có sự dính líu của Trung Quốc.

Nhượng bộ này nhận được sự hoan nghênh ở Đài Bắc và gặp phải một lời cảnh báo từ Bắc Kinh.

Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên VOA Raph Jennings của VOA tại Đài Bắc.

Đài Loan đã điều đình với Nhật Bản từ năm 1996 để đòi nới rộng quyền đánh cá trong vùng biển gần một quần đảo mà hai nước này và Trung Quốc đều tuyên bố có chủ quyền.

Hôm thứ tư, cuộc đàm phán đã đạt được một sự đột phá, khi Nhật Bản đồng ý để cho tàu đánh cá Đài Loan tự do hoạt động trong một khu vực có diện tích hơn 4.500 kilo mét vuông của vùng biển có tranh chấp.

Sự nhượng bộ này không ảnh hưởng tới quyền kiểm soát trong 40 năm qua của Nhật Bản đối với vùng biển có 8 hòn đảo không có người ở.

Nhưng diễn tiến này cho thấy Tokyo muốn Đài Loan đứng về phía mình thay vì về phía Trung Quốc.

Trung Quốc đã phái máy bay và tàu bè đến vùng biển này để tiến hành điều mà họ gọi là những cuộc “tuần tra thường lệ” kể từ năm ngoái, khi Nhật Bản mua lại một số đảo ở đây từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.

 Bắc Kinh cũng cho phép dân chúng thực hiện những cuộc biểu tình chống Nhật qui mô lớn.

Ông Nathan Liu, giáo sư chính trị của Đại học Minh Truyền ở Đài Bắc, nói rằng Nhật Bản sợ Đài Loan bắt tay với Trung Quốc.

Ông Liu nói: "Tôi nghĩ rằng Nhật Bản đã nhượng bộ vì những việc xảy ra năm ngoái, vì vụ quốc hữu hóa quần đảo Senkaku, và vì Trung Quốc đã trở nên hung hăng hơn.

 Nhật Bản cảm thấy lo ngại về việc Đài Loan có thể hợp tác với Trung Quốc. Đó chính là lý do khiến cho họ phải nhượng bộ chút đỉnh."

Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi thúc giục Nhật Bản tuân thủ lời cam kết chỉ thừa nhận một nước Trung Hoa và hãy có thái độ thận trọng trong việc xử lý các vấn đề liên quan tới Đài Loan.

Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với Đài Loan và ngăn không cho 170 nước có bang giao với Trung Quốc, trong đó có Nhật Bản, không được có những hành động mang ý nghĩa thừa nhận Đài Loan là một quốc gia riêng.

khonganh Senkaku



Ảnh các đảo tranh chấp Senkaku/Ðiếu Ngư do máy bay hải giám B-3837 chụp từ trên không.Ảnh các đảo tranh chấp Senkaku/Ðiếu Ngư do máy bay hải giám B-3837 chụp từ trên không.

 

Quan hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc đã được cải thiện từ năm 2008, nhưng các giới chức ở Đài Bắc nói rằng họ không hợp tác với Trung Quốc trong vụ tranh chấp chủ quyền của quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư Đài.

Nhật Bản, là nước có nền kinh tế lớn hàng thứ ba trên thế giới, đã có xích mích với Trung Quốc về nhiều vấn đề chính trị và lịch sử.

Trong khi đó, Tokyo xem Đài Loan là một đồng minh không chính thức, đặc biệt là trong những vụ tranh chấp kịch liệt với Trung Quốc.

Sự đột phá trong cuộc điều đình về quyền đánh cá đã nhận được sự tán thưởng ở Đài Loan, nơi mà Tổng thống Mã Anh Cửu đã bị một số người chỉ trích là không chú trọng tới lãnh vực ngoại giao.

Bà Anna Kao, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan, cho biết thỏa thuận ngư nghiệp này là thành quả của những nỗ lực của Đài Loan nhằm cải thiện quan hệ với Nhật Bản.

Bà Kao nói rằng Đài Loan đã cố gắng cải thiện quan hệ với Nhật Bản và nhờ vào đó mà đôi bên mới đạt được sự đồng thuận về quyền đánh cá.

Các tàu đánh cá của Đài Loan xưa nay vẫn hoạt động trong vùng biển có tranh chấp nằm cách Đài Bắc khoảng 220 kilo mét về hướng đông, nhưng họ thường bị các tàu tuần duyên Nhật xua đuổi.

Truyền thông Đài Loan cho biết những người trong công nghiệp đánh bắt hải sản của đảo quốc này rất vui mừng khi nghe tin về thỏa thuận đạt được với Nhật Bản.

 Mỗi năm có khoảng 800 chiếc tàu của Đài Loan đến đánh bắt cá ở vùng biển có tranh chấp này.

Switch mode views: