Cho tao chưởi mầy một tiếng |
Tác Giả: Nguyễn Ðạt Thịnh |
Thứ Ba, 24 Tháng 2 Năm 2009 03:24 |
Làm thơ, viết văn là vẽ lại tâm trạng của những người sống cùng thời với mình qua cảm xúc của chính mình; bức truyền thần có sống động không, có linh hoạt, trung thực không, là những tiêu chuẩn để chấm xem người cầm bút có thành công hay không. Xuân Diệu vẽ lên cái an nhàn, vô lo của người thanh niên Việt Nam trong những thập niên 1930- 1940 với hai câu: Hôm nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm, Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi. Vũ Hoàng Chương cũng vô cùng thành công với bốn câu thơ mô tả mối tình gian díu giữa ông với nàng tiên Nâu: Không em ạ, không còn can đảm nữa, Không, nguồn yêu, suối lệ cũng khô rồi. Em hãy đốt giùm anh trong mắt lửa, Chút yêu thương còn sót ở đôi môi. Chỉ có ngòi bút của một thi hào mới đủ sức mạnh giúp chúng ta thông cảm với những xúc động vượt thời gian và hiểu một đam mê không còn hợp pháp nữa—đam mê hút thuốc phiện. Hai xúc động vừa trình bầy giúp người đọc tìm thấy tâm trạng của người thanh niên tiền chiến, thư giãn, không vướng bận với mọi diễn biến ngoại thân để trọn vẹn sống với trái tim và tật xấu của cá nhân mình. Thế hệ của chúng ta không cho phép chúng ta thu hẹp cảm xúc vào tình yêu và những vui thú lãng mạn, cá nhân được nữa; và thơ không còn là địa hạt riêng của thi sĩ nữa. Hai câu: An Lộc địa sử ghi chiến tích, Biệt Kích Dù vị quốc vong thân trở thành vô giá vì cô Năm An Lộc đã vẽ đúng tâm trạng của cư dân An Lộc tri ân người lính Biệt Kích Dù chấp nhận chết để bảo vệ mạng sống cho họ. Tôi đã chân thành xúc động đứng trước vài chục nấm mộ của bè bạn đồng đội được vùi nông trong một khoảnh đất được gọi là “Nghĩa trang An Lộc”, đọc hai câu thơ viết bằng sơn đỏ mầu máu trên tấm vách cao không hơn nữa thước. Tôi cũng vô cùng xúc động khi đọc bài thơ “Cho tao chưởi mầy một tiếng” của nhà thơ trẻ (trẻ hơn tôi) Trạch Gầm. Anh đã vẽ lên tâm trạng của tôi, và tôi nghĩ, tâm trạng của những người trang lứa với tôi, đồng hoàn cảnh mất nước như tôi. Xin độc giả thưởng thức trọn vẹn bài thơ này để yêu Trạch Gầm như tôi yêu. Cho tao chưởi mầy một tiếng Đụ má, cho tao chưởi mầy một tiếng, Đất của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu? Ngậm phải củ gì mà mầy cứng miệng, Đảng của mầy, chết mẹ… đảng tào lao. Chế độ mầy vài triệu tay cầm súng, Cầm súng làm gì… chẵng lẽ hiếp dân. Tao không tin lính lại hèn đến thế, Lại rụng rời … trước tai ách ngoại xâm. Mầy vỗ ngực. Anh hùng đầy trước ngõ, Sao cứ luồn, cứ cúi, cứ van xin “Môi liền răng” à thì ra vậy đó Nó cạp mầy, mầy thin thít lặng thinh. Ông Cha mình bốn ngàn năm dựng nước, Một ngàn năm đánh tan tác giặc Tàu. Thân phận mầy cũng là Lê, là Nguyễn Hà cớ gì.... mầy hèn đến thế sao! Chuyện mầy làm Toàn Dân đau như thiến, Mầy chết rồi, tao nghĩ chẳng đất chôn. Hãy tỉnh lại ôm linh hồn sông núi, Cứ đà nầy... chết tiệt còn sướng hơn. Đàn gãy tai trâu.... xem chừng vô ích, Giờ mầy nghe tao chưởi còn hơn không... Ít nhất Trạch Gầm cũng đã văng vào mặt bọn bán nước Việt Cộng những chữ ÐM mà tôi không đủ “chì” để xin phép chúng cho tôi chửi chúng một tiếng, dù tôi vẫn chửi chúng, chửi hàng ngày, nhưng lại chửi bằng những câu văn hoa, bóng bẩy chỉ có tác dụng làm nhẹ tiếng chửi. Một nét khác trong bức truyền thần vẽ trái tim của người lính mất nước là hai câu Tao không tin lính lại hèn đến thế Lại rụng rời … trước tai ách ngoại xâm Trạch Gầm là một trung úy đại đội trưởng, nhiều năm vào sinh ra tử với trên dưới 100 quân nhân được anh mô tả như “8,000 anh em đất Bái Thượng” của Hạng Võ. Những người lính đó không hèn, dù vị tổng tư lệnh quân đội phản bội họ theo lệnh đồng minh; những người lính đó vẫn không hèn trong suốt nhiều năm dài bị địch sinh cầm trong những điều kiện vô nhân đạo nhất. Giờ này, 34 năm sau ngày gẫy súng, người lính Trạch Gầm vẫn gầm vào mặt Việt Cộng hai chữ “đi em - (ĐM)” để hỏi chúng Đất của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu? Tôi yêu khí phách Trạch Gầm dù mới gặp anh một lần; tôi yêu thơ Trạch Gầm, anh nói giùm tôi, nói mạnh, nói thẳng hơn tôi, những điều tôi vẫn nói hàng ngày. |