Hình ảnh người lính chiến Việt Nam trong thi ca |
Tác Giả: Nguyên Trần |
Thứ Năm, 12 Tháng 2 Năm 2009 07:49 |
(Mồng 2 Tết Kỷ Sửu) Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu (Say khướt chiến trường xin chớ nhạo Chúng tôi, những người Việt Quốc Gia may mắn còn sống sót sau cuộc chiến vẫn còn mang món nợ rất lớn với quý vị và các bạn, một món nợ chưa bao giờ đền trả dù trong muôn một. Và cũng viết tặng : Là 4 người bạn lính mà tôi luôn quý mến. Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt Từ ngàn xưa, người lính đã biểu tượng cho một cuộc sống hiểm nguy khổ nhọc, phải đêm ngày dãi nắng dầm sương, xông pha nơi lằn tên mủi đạn để gìn giữ an ninh và bảo vệ giang sơn bờ cõi. Trong tinh thần tri ơn người lính, người viết xin ghi lại những vần thơ, lời nhạc viết về lính trải qua ba thời kỳ theo chiều dài lịch sử dân tộc: Thời xưa, Thời chống Pháp và Thời Cộng Hòa. 1) Người lính thời xa xưa: Ba năm trấn thủ lưu đồn Ở cái thời chưa có phương tiện liên lạc thông tin bưu điện, internet… mà người lính phải đóng đồn trên mạn ngược nên tin tức biền biệt lại không có nhạn đưa thư thì kể như ngàn đời xa nhau, thế cho nên người lính đã không ngăn được giòng lệ khi chia tay: Ngang lưng thì thắt bao vàng Người lính phải rày đây mai đó hy sinh mạng sống để gìn giữ an bình cho đất nước: Lệnh vua hành quân, trống kêu dồn, quan với quân lên đường Đời lính phải đánh Nam dẹp Bắc, ngoài chống ngoại xâm, trong ngăn giặc rợ thì ra đi khó hẹn được ngày về: Chinh phu tử sĩ mấy người Hoặc là: Vui ra đi rồi không ước hẹn ngày về Thản hoặc có may mắn trở về thì chỉ là: Phận trai già ruổi chiến trường Chàng Siêu tóc đã điểm sương mới về Nhưng những người vợ lính tiết hạnh chờ chồng dù rằng: Thôi đừng đợi làm chi, thời gian có hứa mấy khi sẽ đem đến trả đúng kỳ Đã có biết bao người đàn bà lặn lội gieo neo nuôi con chờ chồng đang chinh chiến miền xa, chờ đợi mõi mòn rồi hoá đá như Hòn Vọng Phu: Nơi phía Nam nơi núi mờ Cuộc đời người lính thú thời quân chủ phong kiến cơ cực bần hàn rồi tới lúc quân Pháp xâm chiếm thì họ lại ở vào thế gươm đao chống lại súng ống nên càng dễ chết hơn. 2) Người lính thời kháng Pháp: Nầy thanh niên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi Bài hát nầy sau đổi lời lại thành bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa. Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đường kiếm nguồn tươi sáng Ngoài ra Lưu Hữu Phước cũng sáng tác bài “ Khúc khải hoàn” rất kích động niềm tự hào dân tộc: Dân ta hằng anh dũng, dân ta vẫn oai hùng, dân ta dù nguy biến không nao … Ngày bao hùng binh tiến lên! Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến Rồi cũng Phạm Duy tiếp nối theo tiếng gọi núi sông với những lời hát đằng đằng khí thế và âm điệu bừng bừng dồn dập: Một mùa Thu năm xưa, cách mạng tiến ra nước Việt Thừa thắng xông lên, Phạm Duy viết một ca khúc mà lời ca sắt máu giống như chiến sĩ cục R quá: Một đoàn người trai hiên ngang, mang trên vai nợ máu xương, vui ra đi không buồn tiếc thương————————————————————- Văn Cao cũng góp phần vào dòng nhạc đấu tranh chống Pháp mà sau nầy trở thành bài quốc ca của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Áo quần bán trước cửa nhà bán sau): Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc Bài hát nầy, tôi nhớ thời đó có người nhại lại là: Đoàn quân Việt Minh đi trong rừng núi khuất Văn Cao cũng ca ngợi những những người lính anh hùng vì nước quên mình: Bao kiếm mã lên đường, lạnh lùng vung gươm ra sa trường Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ cũng viết một bản nhạc đấu tranh nhưng âm điệu nhẹ nhàng réo rắt: Trong đêm thâu quanh ánh lửa hồng dưới ngàn cây xanh lá Riêng về dòng thơ thời kháng Pháp thì có nhiều bật thức giả chí sĩ anh hùng chủ trương dành độc lập qua đường lối ôn hòa đứng đắn (giống như thánh Gandhi bên Ấn Độ), canh tân xứ sở với phong trào Duy Tân mà tiêu biểu nhất là hai cụ Phan Bội Châu và Phan châu Trinh. Thân nọ hãy còn, còn sự nghiệp Cụ cũng vận động thanh niên đứng lên đấu tranh: Đúc gan sắt để dời non lấp bể Cụ Phan Bội Châu còn hung đúc tinh thần kẻ sĩ bằng cách bảo rằng vận nước lâm nguy là một thử thách đấng anh hùng: Giả sử tiền đồ tận di thản Làm trai quyết gánh gánh gian nan Cụ còn kêu gọi mọi người yêu nước nhất là giới sĩ tử hãy gát bút lên đường hi sinh cho quê hương: Cuộc đời ngoảnh lại vắng không Nhà thơ Quang Dũng cũng đứng lên đáp lời sông núi để vùng lên chống ngoại xâm qua lời thơ đầy cảm xúc rung động: Tây Tiến người đi không hẹn ước Nhà thơ sau đó vì không chịu yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa nên bị trù giập và chết trong thảm thương đói khổ. Tôi ở đơn vị về Nhưng định mệnh tàn nhẫn đã giết người vợ hậu phương trên dòng sông oan nghiệt: Nhưng không chết người trai khói lửa Và chính bài thơ nầy mà Cộng Sản đã dìm cả thi tài nhà thơ Hữu Loan xuống bờ vực thẳm vì “đầy tính tiểu tư sản phản động” 3) Người lính Cộng Hòa: Từ đó tình yêu cũng đổi ngôi Đời lính ngoài việc số mệnh ngàn cân treo sợi tóc còn rất nhiều gian khổ phong sương, tuy vậy người chiến binh vẫn phấn đấu vượt qua hết để giữ yên tay súng: Bốn chuyến di hành ngày mệt ngất Để rồi một ngày, người lính hát khúc hoan ca trở về thành phố với chiến thắng vinh quang cho người dân hậu phương và bao thiếu nữ xuân thì: Chiến y làm hồng má hây hây Có biết bao người lính Cộng Hòa chúng ta đã ra đi mà không hẹn ngày trở lại vì: Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu Anh trở về trên đôi nạng gỗ hoặc vào một buổi hoàng hôn ảm đạm âm u: Mai trở về chiều hoang trốn nắng Để cho người góa phụ trẻ còn đang còn đang trong tuổi mơ yêu phải: Ngày mai đi nhận xác chồng Và người góa phụ trẻ đau khổ nhìn chồng được vinh thăng: Em không nhìn được xác chàng Chiến tranh là mất mác chia ly cho bao nhiêu dân lành bất hạnh, cho nên ngày tàn cuộc chiến là hình ảnh đau thương tang tóc: Quê hương khói lửa cay nồng Cuộc chiến phi nhân do Việt Cộng phát động theo lệnh quan thầy Nga Hoa đã kết thúc trong bi thảm nhục nhằn của miền Nam theo thế cờ quốc tế. Đó đây vang dội những lời kêu than bi thiết: Mẹ ơi con mẹ chưa già Và làm còm cỏi héo hắt thêm cho những bà mẹ ngóng tin con: Chiến trận nghe tàn đã bảy măm Riêng về nhạc lính thì có thể nói là không biết cơ man nào kể cho hết, chắc là hơn phân nửa dòng nhạc từ năm 1954 tới 1975 đã viết cho lính: gương hy sinh kiêu hùng, mối tình đẹp, đời sống gian khổ phiêu bạt… Vài hàng gởi anh trìu mến Bài hát nầy nổi tiếng một thời và có người rắn mắc đả sửa lời lại là: Tôi tiễn anh lên đường trời hôm nay mưa nhiều lắm Ra đi nhưng chàng trai vẫn không quên nhắn nhủ bạn bè thân tình còn ở lại là chàng chỉ về khi quê hương sạch bóng quân thù: Rồi đây mai nầy ai hỏi đến tên tôi Vào quân trường với phút đầu bỡ ngỡ nhưng sau đó chàng trai đã quen đi với nếp sống “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Sau thời gian huấn nhục, chàng tân binh mong chờ người đẹp đến thăm: Hôm nay ngày chúa nhật, vườn Tao Ngộ, em đến thăm anh Mặc cho nhiều gian khổ quân trường, những chàng trai sẽ đi về nơi gió cát vẫn hiên ngang tự hào nối gót cha ông bảo vệ giang sơn: Ta là đoàn sinh viên xếp bút nghiên Sau khi tốt nghiệp, những người lính hào hùng tung đi khắp bốn phương trời. Ta là đàn chim bay trên cao xanh Có chàng thì theo những đoàn tàu chiến thỏa mộng hải hồ giữ yên vùng sông biển: Thân phơi trên Nam băng dương Nhưng đa số đều in gót chân trên khắp nẽo đường quê hương để lùng diệt giặc: Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn Những chàng trai lính tuy rất anh hùng dũng cảm trên chiến trường nhưng trên tình trường, chàng cũng lãng mạn đa tình hào hoa một mực: Anh là lính đa tình Và còn gì lãng mạn hơn là: Nếu em không là người yêu của lính Cũng vô cùng tình tứ: Nếu vắng anh ai dìu em đi chơi trong chiều lộng gió Và cũng vì cái tính đào hoa hào hùng nên lính được nhiều người đẹp yêu mến: Dù cho sông kia quên bến cũ Và mơ ước lứa đôi: Chiến sĩ của lòng em đắm đuối ước mơ Đời lính cũng có những vui buồn dễ thương nhưng cũng đau hơn hoạn là sau thời gian dài vắng nhà nên đã xin phép cuối tuần về gặp người yêu hay vợ trẻ đang phơi phới xuân tình. Chàng đã lau chùi súng ống, nạp đạn sẵn sàng để chuẩn bị kích hỏa thì mồ tổ thằng Việt Cộng mò về quấy phá xóm làng làm vị chỉ huy trưởng ra … lệnh cấm trại 100%. Xin các bạn nghĩ xem trên đời có cái gì đau khổ hơn không? Thà chết sướng hơn. Và bọn Việt Cộng thật là tội ác ngút trời: Một trăm em ơi ! Chiều nay một trăm phần trăm Có những cuộc hành quân kéo dài cả hai, ba tuần lễ thế nên trong khi chờ xe đưa về hậu cứ nghỉ ngơi, người lính đã vội viết thư cho người yêu: Sau ngày hành quân, anh về vui trong chiến thắng Người lính chiến đã ra đi biền biệt thân, dãi dầu sương gió nơi tiền đồn heo hút để người em hậu phương mòn mỏi nhớ thương đợi chờ cho đến lúc nàng vì tình yêu người trai thời chinh chiến đã lặn lội vào nơi địa đầu giới tuyến để thăm chàng: Em đến thăm, áo anh mùi thuốc súng Cũng có lúc ngồi gác giặc mà người lính mơ ước ngày về với kết nối duyên thề: Chiến tuyến người trai ôm súng ước mơ Khi người lính trở về thành phố thăm người yêu thì mặc cho mưa gió mịt mờ trời đất, họ vẫn quấn quít bên nhau để bù lại những ngày xa cách nhớ nhung và chạy đua với những giờ phép phù du mong manh : Hôm mình đi ciné về mưa nhiều Thời gian về phép của người lính rất quý báu, nó được tính từng giờ vì “tân thú bất như viễn quy” cơ mà: Bốn giờ đi dài thêm bốn giờ về Cũng có lúc vì những bất thường vô định trong đơn vị, người lính đã phải lỗi hẹn với người yêu để nàng khắc khoải đợi chờ: Chinh chiến nên anh cuối tuần không đến Lênh đênh giữa sóng nước đại dương, chàng lính thủy nhìn những con sóng trắng xóa bạt ngàn rồi tưởng chừng một loài hoa biển tặng người yêu: Tại em khi xưa yêu hoa màu trắng Có người lính phi công bay lượn trên không gian để trút bom xuống đầu địch nhìn ra không gian bao la bỗng thấy mây trời kết thành màu tuyết trắng ngần mà nhớ tới người yêu: Vượt cao vút cao mây trời kết thành một vùng tuyết trắng ngần Người lính chiến dù gian nguy khổ nhọc vẫn giữ được bản chất hào hoa nghệ sĩ của mình: Để rồi một năm nơi biên cương dấn bước thân trên sa trường Người lính Việt Nam Cộng Hòa đã đặt chân trên từng tấc đất quê hương để lùng diệt địch, từ cao nguyên đèo heo hút gió, miền Trung khô cằn sỏi đá cho tới vùng sình lầy Hậu Giang đâu đâu cũng thấy hình ảnh người lính chiến kiêu hùng đáng yêu: Giờ nầy anh ở đâu? Pleiku gió núi biên thùy Nhưng cho dù anh ở đâu thì người hậu phương vẫn yêu thương anh với tất cả tấm lòng trang trọng: Dù rằng anh ở đâu anh ở đâu vẫn yêu anh hoài vẫn yêu anh hoài Có chàng trai để lỡ một cuôc tình rồi sau một thời gian giong ruổi chinh y trở về gặp lại cố nhân giờ đã tay bế tay bồng: Mộng đời còn có đêm nay ta hò hẹn ôn lại chuyện chúng mình Cũng đôi khi có chuyện trớ trêu là người lính chiến trên đường hành quân với cái chết rình rập nhưng chàng lại an bình để nhận được hung tin là người yêu đã ra đi: Nhưng không chết người trai khói lửa mà chết người gái nhỏ phương xa Có lẽ đối với lính, mùa Xuân là mùa buồn nhất. Theo truyền thống thiêng liêng của dân tộc, Tết là thời gian sum họp gia đình, dù ai bôn ba xuôi ngược nơi xa xăm nào thì ba ngày Tết cũng phải cố sắp xếp mà về quay quần với những người thân yêu. Người lính chẳng những không có cái hạnh phúc vui vầy đó mà lại càng phải vất vả khổ nhọc hơn trong sứ mạng bảo vệ an ninh xóm làng cho mọi người đón Xuân. Có nhiều lúc, từ tiền đồn nơi rừng núi xa xôi, cách biệt hẳn chốn phồn hoa đô hội, người lính còn không biết là mùa xuân đã về: Đồn anh đóng ven rừng mai Giữa lúc muôn người nô nức đón xuân sang với pháo đỏ rượu hồng, với cao lương mỹ vị, với muôn hoa rực rỡ , với lời chúc tốt đẹp thì lính: Đón giao thừa một phiên gác đêm Người lính ngậm ngùi nhắn nhủ người yêu đang cô đơn trong những ngày đầu xuân giá buốt: Xuân nay anh không về, thì ngàn câu thề không chắc em vui Tuy nhiên, từ tiền đồn xa thẳm, người lính vẫn không quên chúc những người hậu phương: Đầu Xuân xin chúc quê hương thanh bình, thành đô đến nơi đồng xanh ý lành Để bày tỏ dù trong muôn một tâm lòng yêu thương và biết ơn lính, người hậu phương lúc nào cũng” vui xuân nhớ ơn chiến sĩ” thăm viếng tiền đồn tiền đồn, thư từ tặng quà. Trong tâm tình đó, ta hãy nghe lính tâm sự: Cảm ơn ai, khi Xuân về vui thật là vui Ngày Xuân nơi tiền đồn heo hút giá lạnh, ngồi ôm súng gác giặt, người lính chạnh lòng nhớ đến mẹ già ở một phường trời xa thẳm đang ngày đêm trông ngóng đứa con yêu trở về quây quần mái ấm gia đình trong ba ngày Tết: Mẹ ơi! Hoa cúc hoa mai nở vàng Số phận người lính, những con người mà định mệnh gắn liền với câu “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” thật mong manh sương khói. Đã có biết bao nhiêu người con yêu của tổ quốc- trong đó có những người thân yêu của bạn của tôi, những bạn bè chí quyết của bạn của tôi - đã anh dũng bỏ mình để lại bao thương tiếc ngậm ngùi cho người ở lại: Hai năm sau, mới có thư về, nhìn con dấu ghi, nơi nắng cháy biên thùy Điều đau đớn nhất là có những cái chết của mà người lính đã mang theo lời hứa hẹn lứa đôi xuống tận vùng miên viễn để cho người yêu ở lại sống trong nỗi khổ sầu tuyệt vọng khôn cùng. Ôi! Sao mà dân tộc chúng ta bất hạnh và đáng thương đến thế: Vào một đêm sương có người trai hồi hương báo một tin thật buồn Nhưng “anh hùng tử chứ khí hùng nào tử”, người chiến binh Việt Nam Cộng Hoà tuy ngã xuống nhưng hình ảnh khí phách kiêu hùng của anh vẫn mãi mãi ngự trị trong tận trái tim của người dân miền Nam cũng như thiên nhiên đất trời: Anh! Anh! Nhớ anh trời làm cơn bão Và hỡi các anh hùng vị quốc vong thân! Các người không bao giờ chết, không bao giờ chết trong lòng những người Việt Nam yêu chuộng tự do, công bằng, nhân bản trong và ngoài nước: Anh, anh không chết đâu em Trước khi kết thúc bài viết nầy, người viết xin các bạn một giây phút lắng động tâm hồn để cùng nhau thắp nén hương lòng tưởng niệm tất cả anh linh các Quân, Dân, Cán, Chính đã bỏ mình vì lý tưởng tự do trong cuộc chiến tàn ác phi nhân của lịch sử nhân loại. Toronto Jan 27, 2009 |