Tháng Năm, Ngày Của MẸ |
Tác Giả: Mường Giang |
Thứ Hai, 11 Tháng 5 Năm 2009 02:03 |
Tháng năm dương lịch là ngày giổ của mẹ và năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này ở Phan Thiết, cả gia đình xa gần tụ họp về căn nhà cũ, để cùng ôn lại quảng đời cơ cực của mẹ mà khóc. Riêng tôi, người lính già biệt xứ, không nhà, mất nước, từ lâu chỉ còn biết rửa mặt bằng lệ mặn, để thay cho lòng hối hận của một đứa con, cứ coi như là bất hiếu vì suốt bao chục năm qua, đã vì đời mà bỏ mẹ ở chốn quê nghèo. Cha mất sớm trong cơn binh lửa từ năm 1955, mẹ ở vậy thủ tiết nuôi con khi tuổi vẫn còn xuân thắm. Bầy con mấy đứa, lớn lên trong cảnh đói nghèo lết lê khắp phố phường, cồn bãi của chốn biển bạc rừng tiền. Mẹ tự mình gồng gánh hết trách nhiệm một đời, thay chồng nuôi con, đứa nào cũng được ăn học tới chốn, qua đôi tay trìu mến đùm bọc của mẹ hiền. ‘Trong tim, ai cũng có một dòng sông …’ tiếng ca và lời nhạc của ai đó nghe thật thảm buồn, đã đưa ta sống lại những ngày thơ ấu, cực khổ nhưng êm đềm với vô vàn kỷ niệm, theo con nước lớn ròng, giữa đôi bờ Mường Giang lao xao sóng vổ. Tôi được sinh và lớn lên ở bên bờ con sông quê hương đó, với tôi nó chẳng những là dòng sông tươi mát của tuổi thơ, mà còn là dòng sữa mẹ ngào ngọt nuôi con một đời : mỗi chiều khi nắng tắt ngoài hiên, con đã ra đi cuối nẻo đời Con nhớ không nguôi dáng mẹ hiền, Mẹ như trăng sáng giữa khung trời Mẹ ơi, giờ mẹ ở phương nào? Giờ đây Mẹ đã ngủ yên trên quê hương yêu dấu, mặc cho dòng đời và dòng sông ròng lớn đổi thay. Nhưng với tôi con sông cũng như lòng mẹ, một đời đã hy sinh tần tảo vì con, làm sao quên được. Quê người, tháng tư âm lịch mùa xuân còn chớm với những giọt mưa phùn lất phất, dù trời chỉ thoáng một chút heo mây nhè nhẹ. Ven đường những cánh phượng vỹ đầu mùa, đã thấy chớm màu hoa rực rỡ nhưng vẫn không làm nở hoa trên đôi bờ vai khô héo của đời. Mưa ấy nước mắt ấy, ngoài những giọt mưa tình ái, còn là biển lệ trời thương của các trang hiếu tử, mà câu chuyện của Bồ Tát Mục Kiền Liên, xuống tận âm ty để tìm mẹ là Thanh Ðề đang chịu cực hình vì tội buôn Thần bán Phật, khi còn sanh tiền. Nhờ tình mẫu tử thiên thu bất diệt, đã cảm động đến Phật Trời, nên cuối cùng Mẹ được tha thứ mọi tội lỗi để sám hối ăn năn: ‘Mục Liên dù đã hóa thân Thật vậy, ngoại trừ đất đá và kẻ vô tri, còn vạn vật từ con người, muông thú cho tới cỏ cây, đều do MẸ cưu mang và sanh thành. Cho nên nơi tâm tư của tất cả mọi người, trong tiềm thức siêu thế, mơ hồ hay hiện thực, hình ảnh Mẹ luôn vẫn trang đài, diễm tuyệt, đáng để ta tôn thờ và trìu mến, dù rằng ‘công cha như núi Thái Sơn‘ còn mẹ hiền, chỉ như ‘chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau‘. Nên người đời ai cũng cần có mẹ, dù là trẻ thơ hay người trưởng thành. Những đứa trẻ mồ côi, cho dù có được người thân còn lại nuông chiều, nuôi dưỡng tử tế cho mấy, lớn lên cũng cảm thấy tâm hồn mòn héo, khô cằn. Bởi vậy, người đời đã viết: ’mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi me lót lá mà nằm‘. Riêng người lớn tuổi, khi mất mẹ, cảm thấy chơi vơi như mất điểm tựa, nên cũng cô đơn lạc lõng như trẻ mồ côi. Tóm lại mẹ là nguồn gốc của mọi tình cảm yêu thương trên đời, cho ta biết thế nào là ngọt bùi ấm lạnh và nguồn thương yêu cao cả của kiếp nhân sinh. Tình mẹ bao la đã biến nữ hầu tước De Sévigné, một phụ nữ tầm thường, trở thành một nhà văn nữ nổi tiếng của Pháp, cách đây 300 năm, qua những bức thư bất hủ viết cho mẹ. Tình mẫu tử bao la trùng hằng miên viễn, đã theo thời gian trở thành nguồn cảm hứng vô tận, như con thuyền bát nhã, đưa con người trần tục, đến gần các đấng từ mẫu, trong mọi tôn giáo lớn của hoàn cầu. Trong dòng lịch sử Hồng Lạc, chúng ta có Mẹ Âu Cơ, quốc mẫu của dân tộc Việt và được nối tiếp bởi một trái tim từ mẫu thời cận sử: Thái Hậu Từ Dũ, một trái tim nhân từ của các bà mẹ Việt Nam : ‘Gió Ðộng Ðình mẹ ru con ngủ Riêng trong tín ngưỡng bình dân, ta có Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở miền bắc và Mẫu Thiên Y A Na, dù phát nguồn từ Chiêm quốc, nhưng từ thế kỷ XVI trở về sau, đã được người Việt phụng thờ, mà Hội Ðiện Hòn Chén hay lễ Viá Mẹ hằng năm vào rằm tháng bảy tại Thừa Thiên, là một minh chứng. Ngoài ra, còn có Ðức Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát của Phật Giáo và Ðức Mẹ Ðồng Trinh Maria trong Ky Tô Giáo… Hằng năm, tại các nước Âu Mỹ đều cử hành long trọng ngày ‘Nhớ Ơn Mẹ (The Mother’s Day)’ vào tháng năm dương lịch. Riêng các nước Ðông Nam Á theo Phật Giáo, vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, đều cử hành long trọng Hội Vu Lan Bồn. Cả hai lễ hội trên, tuy hình thức có khác biệt nhưng vẫn chung nội dung với ý nghĩa ‘VINH DANH CÔNG ƠN SINH THÀNH DƯỠNG DỤC CỦA TỪ MẪU‘. Ðây là một ngày lễ lớn và cũng là dịp để con cái tu nhơn tích đức, làm việc từ thiện trả ơn , báo hiếu cho cha mẹ mình, dù còn sống hay đã qua đời. 1- Ý NGHĨA CỦA MẸ TRONG NGÀY MOTHER’ S DAY: Trong kho tàng văn chương của dân tộc Việt, ta thấy còn lưu lại rất nhiều bài hát ru, đọc lên thấy âm điệu rất là khoan thai, nhịp nhàng và nghệ thuật. Về nội dung, hầu hết các bài hát ru trên, được xem như là lời của Mẹ hiền đang vỗ về tâm hồn con thơ, nên rất gần gũi với mọi bà mẹ ở ngoài đời: ‘Gió mùa xuân, mẹ bâng khuâng hỏi Nói chung lời mẹ ru con, được đánh giá như một thứ âm nhạc nghệ thuật khởi đầu và cuối cùng của đời người. Mẹ chính là người ca sĩ đầu tiên đối với con mình, bằng cả một tấm lòng, qua tiếng ru và nhịp võng, tạo ra cả nguồn hạnh phúc trời biển đối với tâm hồn trẻ thơ, với tình thương yêu dịu hiền, chứa đầy những khái niệm đạo đức nhân nghĩa, như môt khúc dạo đầu, đưa con thơ vào nẽo đời hạnh phúc. Nay lớn lên sống lang thang khắp mọi miền đất nước, tình cờ có những đêm khuya, đi qua những phố phường xa lạ, ngập đầy xe cộ và đèn trăng, bổng dưng thấy thèm nghe lại tiếng khóc của trẻ thơ và lời ru của mẹ. Ngày nay từ Âu sang Á và gần như ở đâu, cũng có những tượng đài, thơ văn, bài hát, tuồng kịch … để ca tụng công đức biển trời của người mẹ, mênh mông tám hướng như biển Thái Bình. Bởi Mẹ là nguồn ngọn của mọi tình thương trên cõi đời này. Mẹ cũng là một hình ảnh tuyệt diệu, diễm hằng, muôn trùng ngời sáng, không bao giờ có thể thay thế được. Ôi sung sướng thay cho những ai còn Mẹ và cũng tủi xót cho những người mất mẹ nửa đời, mỗi khi tưởng nhớ, chỉ còn lặng lẽ ước ao ngóng về xóm nhỏ, nơi nhũng bờ bụi khóm tre, ngàn năm lau lách xạc xào. Con đã bước qua hết hai phần đời, để được thắm thía rằng, chỉ có một nguồn suối tình thương mang tên Mẹ, là vĩnh cửu không bao giờ khô chảy. Ôi cảm động biết bao, khi nhớ lại đoản văn đã học thời niên thiếu ‘Tôi đi học‘ của Thanh Tịnh ‘Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp…’ hay nổi nhớ mẹ của Lưu trọng Lư ‘Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời, hay giai thoại của Hồng Hà Nữ Sĩ Ðoàn Thị Ðiểm, trước sự hỗn láo của tên sứ Tàu, đã lấy Mẹ Việt Nam, làm đề tài, khi bà ứng khẩu một câu đối trả đũa giặc : ‘Nam canh nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh Câu đối vừa thanh lại vừa tục, hàm ý rằng dù là ai chăng nửa, thì cũng do Mẹ sinh thành, không có người, thì chẳng bao giờ có con. Chẳng vậy mà nhà văn Pháp Edmon de Amacid, đã viết trong ‘Tâm Hồn Cao Thượng’, Hà mai Anh dịch rằng: Giờ mới hiểu tại sao, có những đứa con, do hoàn cảnh mà phải tha phương, biệt xứ, lưu lạc quê người, lại là những kẻ khao khát tình mẫu tử, nhung nhớ kỷ niệm, dù rằng đó chỉ là những hình ảnh đơn sơ mộc mạc nơi chốn quê nghèo: ‘Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ðó là những câu ca dao hay nhất từ trước đến nay, đọc từ đầu đến cuối không tìm thấy một chữ nào thần bí hay cầu kỳ nhưng trong ý nghĩa và mùi vị, thì đượm thắm nồng nàn, khiến cho người ta phải đau khi nhớ và không cầm nổi nước mắt thương tủi khi thực sự ối mặt với sầu buồn. Cũng cùng trong cái hình ảnh trên, người buồn hồn lại thêm buồn, khi nhà ai bên ngõ, bỗng dưng vô tình có tiếng gọi con, trong khi lưng trời, chiều tàn, đàn chim về tổ, ríu rít gọi nhau, làm cho nổi nhớ quay quắt không ngừng, khiến cho đứa con lạc bầy, bừng bừng nhớ mẹ, rưng rưng hồi tưởng những lúc nói láo tránh đòn, khi về nhà trễ vì ham chơi với bạn sau khi tan trường. Rồi thì lưu lạc mười phương, cơ hàn đói lạnh, gian truân tù ngục, hận hờn thương tủi, chỉ một mình con gánh chịu, chính là lúc nước mắt lưng tròng, bâng quơ tưởng tiếc, cái thời ngồi chờ mẹ về, để có những món quà của buổi chợ quê, mà mẹ luôn dành sẵn: ‘cơm người khổ lắm mẹ ơi 2- NHỮNG GƯƠNG HIẾU TỬ XƯA NAY ÐƯỢC ÐỜI XƯNG TỤNG: Mẹ là nguồn ngọn của mọi tình thương trên cõi đời, nên rất phù hợp với chân lý của mọi tín ngưỡng, đều lấy nhân hiếu làm căn bản xử thế và hành đạo. Bởi thế con người, trong lúc gặp hoạn nạn đau khổ, thì thường than thầm hay gào to:’ Mẹ ơi con khổ quá’, đồng thời với lời cầu khẩn các đấng thần linh giúp đỡ. Do trên, từ trước tới nay, tự đông sang tây, đã có mẹ hiền thì cũng không thiếu gì những gương hiếu tử, đáng làm gương cho hậu thế soi chung muôn đời. Những câu chuyện kể sau dây, chỉ là những chiếc lá lẻ loi trong rừng thơ, nhạc, truyện, ký… mà nhân thế kim cổ đã sáng tạo, để vinh danh những trang hiếu tử ngời sáng muôn đời. + GƯƠNG HIẾU TỬ: Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí, có viết về Nguyễn Văn Liễu, người Phan Thiết, thuộc phủ Bình Thuận. Năm lên 8 tuổi, mồ côi cha, ông thờ mẹ rất có hiếu. Khi mẹ chết, làm lều bên mộ mẹ tới ba năm, người đương thời ai cũng xưng tụng. Năm Minh Mạng thứ 8, vua nghe tiếng, biểu dương là trang hiếu tử. + MẸ TÔI CHẾT LÀ HẾT: Joseph Sadese sinh năm 1935 tại Toulouse (Pháp). Năm 1956 cha bị thất nghiệp, ông phải tình nguyện đăng lính, để có tiền giúp đở gia đình. Sau đó lại chuyển sang binh đoàn lính đánh thuê Lê Dương, để lấy trước tiền tử tuất, gởi về nhà lo thuốc thang cho mẹ bị bệnh nặng, cũng như giúp đỡ các em kiếm sống.Tại Algerie, trong một trận kịch chiến, ông bị thương nặng phải cưa một chân nhưng vẫn xin ở lại trong quân ngủ, để có đủ tiền lo cho mẹ già, em dại. Nhưng rồi năm sau, nhận được điện tín, báo tin mẹ già đã qua đời, bèn tức tốc trở lại quê, thì người nhà đã chôn mẹ. Ông vội chạy ra nghĩa trang, ôm mồ mẹ than khóc thảm thiết và nói: + VÌ MẸ TẬN TRUNG BÁO QUỐC: Nhạc Phi (1103-1142) là một danh tướng, đồng thời cũng là một vị anh hùng của Trung Hoa. Ông sống vào thời Nam Tống, tự là Bằng Cử, người Huyện Thang Âm, tỉnh Hà Nam. Nhà nghèo nhưng học hành chăm chỉ, lại được từ mẫu giáo dục từ thuở nhỏ, nên tài đức vẹn toàn. Trước khi trở thành đại tướng nắm giữ binh quyền cả nước, mẹ ông đã khắc vào vai con bốn chữ: ‘Tận Trung Báo Quốc‘ . Do trên suốt đời Nhạc Phi chỉ biết vì dân vì nước và cuối cùng đã bị tên Hán gian Tần Cối, tư thông với giặc Kim, hãm hại, vu cáo, chết trong ngục, lúc mới 39 tuổi, dù biết nhưng vẫn cam chịu. Người Trung Hoa luôn lấy Nhạc Phi làm gương, đời đời kính nhớ người con chí hiếu, cũng là một vị anh hùng dân tộc, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần. + CHỈ CẦN MẸ SỐNG THÊM VÀI TUỔI, LÀ CON ÐÃ MÃN NGUYỆN RỒI: Thẩm Lục Hưng người Tân Trịnh, Duyên Châu, sống vào đời Vua Tống Huy Tôn (1174-1189), Trung Quốc. Ông mồ côi cha từ thuở nhỏ nhưng được mẹ hết lòng nuôi nấng và dạy dỗ nên người, cho ông ăn học thành tài. Năm 25 tuổi, Thẩm Hưng thi đổ, được bổ Tri Huyện. Trong vùng có một hào phú, đem tặng ông 30 lượng vàng, để xin khẩn hoang vùng đất còn trống ven huyện. Người này còn thuyết phục ông, nên bắt chước cac quan tiền nhiệm, phải biết tham nhũng, hối lộ, để trở thành giàu có, sống sung sướng nhưng bị ông từ chối và nghiêm phạt. Mười năm sau, thân mẫu ông tuổi già nên bị bệnh nặng. Lúc đó có một hào phú mang đến tặng ông một túi nhân sâm cực quý, để xin quan huyện giúp cho con trai mình thi đổ trong kỳ thi sắp tới. Thẩm Hưng vui vẻ nhận lời và nói: + NGÔ MẠNH TÔNG NẰM VÁN KHÓC MĂNG: Tác phẩm Nhị Thập Tứ Hiếu của Tàu, được Lý văn Phức diễn nôm, thuật lại gương hiếu tử của 24 người con Trung Quốc, đời đời được mọi người lấy đó làm gương, trau dồi đức hạnh. Trong các câu chuyện trên, theo mọi người, chuyện Ngô Mạnh Tông, nằm ván khóc măng là cảm động nhất. Ông mồ côi từ thuở nhỏ nhưng ở với mẹ rất có hiếu. Năm nọ mẹ bệnh nặng lại thèm ăn chén canh măng. Lúc đó trời vào đông, có mưa tuyết dầm dề, vạn vật kể cả con người đều như muốn chết cóng dưới cái lạnh kinh hồn của đất trời, thì tìm đâu để mẹ có măng ăn trong lúc đó. Có lẽ tấm lòng hiếu tử đã cảm động tới Trời Phật, nên trong cảnh mưa tuyết dầm dề, bổng mọc lên một mụn măng nõn nường ngon tuyệt. Mẹ già nhờ ăn được chén canh măng nên khỏi bệnh: ‘Giữa bình địa, phút giây bổng nứt Trong kho tàng văn chương bình dân của VN, cũng có nhiều thơ văn đề cao lòng hiếu thảo của con đối với mẹ như Pham Công-Cúc Hoa, Lục Văn Tiên, Thoại Khanh Châu Tuấn, Trần Minh khố chuối… nhưng cảm động nhất là đời thực của Vua Tự Ðức, đối với mẹ ruột của mình là Ðức Từ Dũ, Hoàng Thái Hậu, sinh quán tại tỉnh Gò Công (Nam Phần) . 3- TÌNH MẪU TỬ TRONG THẾ GIỚI ÐỘNG VẬT: Gần 40 năm về trước, nhà sinh vật học được giải Nobel năm 1973 là Konred Lorenz, chuyên nghiên cứu về sự tiến hóa của loài vật, đã cùng với nữ bác sĩ thú y là Marie Claun Bonsel, chuyên theo dõi đời sống của muôn thú. Qua nhiều năm thu nhặt, kết quả hai người đã tuyên bố: Do trên ta đã thấy, trong bất cứ loài thú nào, ở vào giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, thì thú mẹ luôn lấy thân mình bảo vệ cho con cái, dù biết là mình sẽ chết. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa con người và muông thú, đó là con vật mẹ sẽ không thấy có lỗi, khi bỏ rơi con cái hay giành lấy thức ăn để sinh tồn, mặc kệ con cái có bị chết đói cũng không màng tới. Cũng do đặc tính này mà các nhà nghiên cứu đã kết luận, thú vật chỉ có bản năng tình mẫu tử, chứ không hề có tình yêu tình mẫu tử như con người. Nhưng dù thế nào chăng nữa, ta cũng phải khâm phục chúng, trong khi đối xử với con cái, hết sức dịu dàng, trìu mến, giữa một thế giới vạn vật luôn thù nghịch, đầy hiểm họa, phải giết chóc lẫn nhau để sinh tồn. Ðối với các loài thú hoang dã, khi thú con dứt sửa, bị đuổi đi để tự sinh tồn. Ðây cũng là tập quán, lẽ sinh tồn của rừng xanh. Với loài khỉ đột, khỉ cái do mỗi lần sinh đẻ chỉ độc nhất một con, cho nên chăm sóc con mình rất chu đáo, cẩn thận. Riêng khỉ đực thì dửng dưng vô trách nhiệm, vì loài khỉ theo chế độ đa thê. Loài báo bờm khi sinh con, báo con không có lông và mở mắt được trong 15 ngày, nên báo mẹ phải chăm sóc và bảo vệ con nhỏ, đồng thời bỏ đàn tìm một nơi vắng vẻ để nuôi con, vì báo cha sẽ ăn thịt báo con khi đói. Nhưng vĩ đại nhất vẫn là tình yêu con cái, nơi loài chim cánh cụt, chúa tể của miền băng tuyết Nam Cực, một địa danh lạnh nhất hoàn cầu. Ðể chim con ra đời và sinh tồn, chim cha và chim mẹ phải thay phiên đứng giữa băng giá lạnh lẽo, suốt thời gian bốn tháng rưởi, dùng bản thân mình để ấp trứng. Riêng loài Vượn Châu Á, một loài thú được con người ca tụng nhất, vì tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt, yêu thương con cái hết mực, nên lúc nào cũng sẵn sàng lấy thân mình, để che chở con cái khi hiểm nguy. Cũng do tình mẫu tử thiêng liên, nên các ác thú như cọp, sư tử, rắn hổ mang mẹ, sẽ trở nên hung dữ dị thường, để bảo vệ con khi chúng sinh nở. Ðặc biệt nhất nơi loài gấu, vì sợ gấu cha ăn thịt, nên gấu mẹ lúc nào cũng cõng con nhỏ trên lưng khi chúng mới ra đời. Do tình thiêng đó, nên tục ngữ mới có câu: ‘Hùm dữ còn không nở ăn thịt con‘. Tháng năm dương lịch, tiết trời Hạ Uy Di như đã chuyển sang hè, sắc nắng gió biển và những cơn mưa phùn bấc chợt se mát, đã gợi nhớ những kỷ niệm quê hương của một thời xưa xa nồng thắm. Ở đây, mỗi lần nhớ mẹ, đứa con xa nhà lãng du khổ hận, chỉ còn ước ao lặng lẽ, khóc cưới mê tỉnh như đangợ bước vội lên con thuyền viễn xứ mộng mơ, để nhắm mắt mừng vui tủi tủi khi thấy con đang quỳ bên gối mẹ năm nào. Mưa muôn đời, ở đâu cũng đầm đìa não nuột, làm cho người lữ khách chỉ còn biết cắn răng âm thầm nuốt lệ? sung sướng biết bao cho những ai còn mẹ để tôn vinh trìu mến, chỉ riêng có con với mẹ, thì ngàn đời xa biệt, nên đêm nay đứa con viễn xứ đã chạy theo mưa, mà gào to: ‘Mẹ dỗ con, con ơi đừng khóc Một đời từng lê gót sông hồ, nếm đủ vị đời hờn hận, nay mới biết, thì ra trong kiếp nhân sinh, không có bài hát nào hay hơn bài hát của mẹ bên nôi con thơ, dù rằng chẳng mấy ai còn nhớ tiếng ru của mẹ. Lớn lên bỏ xứ mà đi và đi mãi, chỉ riêng mẹ ở lại với dòng sông con nước rồi ngả gục, mà con vẫn chưa về vừa mãn tù xong, năm bảy chín Mẹ hãy coi như con đã chết Mẹ khóc làm con, thêm não nuột Mẹ hỏi làm chi ngày trở lại Nhưng nay thì : Thơ nhà đến, như muôn ngàn nhát kiếm Ta muốn cào cho trái tim vở nát Còn chi nữa hỡi niềm vui nhân thế? Ta ở đây ăn năn ngàn hối tiếc Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di |