Home Văn Học THƠ Các thi sĩ Mãi Mãi Yêu Em

Mãi Mãi Yêu Em PDF Print E-mail
Tác Giả: Trần Việt Hải   
Thứ Năm, 12 Tháng 2 Năm 2009 11:01

"Nước mắt chỉ rơi cho tình yêu thủy chung và tuyệt đối"
Jennette W. Robertson

Nàng là một thiếu nữ Mỹ học cùng trường với tôi, có mái tóc xõa dài, trong đôi kính cận như cô ca sĩ Francoise Hardy thuở xa xưa mà tôi đã từng ái mộ Tuy rằng tóc cô không nâu như Françoise, nhưng lại là màu tóc vàng hoe với đôi mắt xanh biếc. Cha nàng là người Mỹ gốc Ðức, ông là một bác sĩ về tim, ông đã từng sang Việt Nam trong thời chiến tranh, trú đóng tai Đà Nẵng và Nha Trang trong một đơn vị hải quân Hoa Kỳ. Mẹ nàng gốc Thụy Ðiển, làm y tá cho một trường trung học địa phương trong vùng tôi cư ngụ. Bà đã từng làm công tác giúp người tị nạn cho Cao Ủy Tị Nạn tại Thái Lan và Hong Kong. Vì cha mẹ nàng đã gắn bó với người Việt Nam, cho nên người thiếu nữ của tôi, Laura rất có thiện cảm với người tị nạn Việt Nam.

"Ầm", một chấn động mạnh chát chúa ngang hông xe tôi phía bên cửa của ghế hành khách, tôi xây xẩm mặt mày, ngồi bất động trên xe, người thiếu nữ tóc vàng trên chiếc xe, hình như BMW mới, bước vội xuống hỏi tôi có sao không. Trong một ý tưởng méo mó nghề nghiệp tôi thầm nghĩ trong đầu, chắc nàng gặp ổ kiến lửa rồi. Khi đó tôi làm part time phụ tá pháp lý cho một công ty luật pháp trên đại lộ Ventura, thành phố Woodland Hills. Tôi liếc mắt nhìn thoáng cô và trả lời sao tôi thấy con tim khó thở, nàng hỏi tôi muốn nàng giúp đỡ ra khỏi xe không. Tôi trả lời tôi đợi xe cứu thương nếu cô gọi dùm tôi. Nàng đi vào trước tiệm 7- Eleven gọi điện thọai kêu xe cứu thường cho tôi. Năm 1978, người ta chưa văn minh như bây giờ, điện thoại cầm tay lúc nào cũng có sẵn trong ví. Trước khi xe cứu thương mang tôi đi, nàng gởi tôi một danh thiếp và chi tiết xe và bảo hiểm, nàng nói nàng làm cho văn phòng bác sĩ về tim, nàng sẽ liên lạc với nhà thương thăm tôi. Nhà thương chẩn bệnh và cho tôi về cùng ngàỵ

Chiều tối hôm đó khoảng 7 giờ, tôi nghe tiếng chuông cửa trước reo, tôi nhìn xuyên lỗ kiếng thủy tinh an toàn để xem bên ngoài là ai. Tôi thấy Laura cùng một người đàn ông đứng tuổi. Tôi mở cửa giơ tay bắt và chào hỏi hai ngườị Nàng giới thiệu người đàn ông là vị bác sĩ về tim và cũng là cha nàng, ông Randolph Golberg. Với sở trường nghề nghiệp, ông xin phép chẩn bệnh cho tôi. Ðến giây phút này tôi thoáng nghĩ sự vồn vã, chân tình của Laura khiến tôi quên công việc part time của tôi đi. Ông Golberg đo mạch máu và xem xét xong, ông nói tôi tim đập điều hòa, nhưng tôi nên ghé phòng mạch ông ông sẽ khám kỹ hơn. Sau đó là buổi xã giao tạo tình thân. Ông ngó họ tôi, ông biết tôi là người Việt, ông vui miệng kể tôi nghe về thời gian ông trú đóng bên Việt Nam, ông có mặt tại Sài Gòn khi trận đánh Tết Mậu Thân xảy ra và kể tên những tỉnh lỵ ông đã đi qua. Laura nói thêm về mẹ nàng làm công tác thiện nguyện tại các trại tị nạn Ðông Nam Á châu. Nàng bay sang thăm mẹ ở Thái Lan hay Hong Kong vài lần. Mẹ nàng và nàng đã rơi lệ và chia sẻ những nghiệt ngã của thân phận phụ nữ Việt Nam khi vựơt biên tị nạn dù là ở Songkla hay White Head. Nàng hỏi tôi về đời sống và việc học. Ðiều lý thú là nàng đang học ngành biology tại trường đại học Cal State Northrigde nơi tôi đang theo học. Căn apartment nàng thuê không xa dãy apartment của tôi bao xa, cùng nằm trên đại lộ Nordhoff. Nàng xin phép tôi sẽ trở lại thăm sau hai ngày nữa và bảo tôi gọi văn phòng nàng, nàng sẽ lo cho tôi về việc khám sức khỏe nếu tôi cần, và hãy thông báo cho hãng bảo hiểm sửa chữa xe. Nếu cần ngày mai nàng ghé chở tôi đi học. Tôi nhận lời đi học chung. Thật ra từ nơi nàng và tôi ở cách trường học bằng một đoạn đường chừng 15 hay 20 phút đi bộ mà thôi.

Hôm đầu tiên của niên học mới tôi và nàng xếp hàng dài thoòng vào mua sách tai Matador bookstore trong khuôn viên trường. Ra khỏi nhà sách chúng tôi đi bộ về hướng thư viện Oviatt, hai bên lối đi có hàng cây phựơng tím (loài hoa jacaranda mimosifolio) mà cả tôi và nàng rất thích. Chính vì những nhánh phựơng tím hồn nhiên kia trong sân trường đã nuôi dưỡng chuyện tình thơ mộng sau này của tôi và Laura .

Thời gian trôi qua khi hè đến, nàng thông báo chuyển trường sang UCLA vì nàng đựơc nhận vào ban y khoa, nàng muốn học về ngành nhi khoa . Phần tôi thì đã ra trường và làm cho công ty không gian Hughes, rồi đi học tiếp cao học ban tối. Ðể đỡ tốn hao cho hai bên, tôi đề nghị nàng dọn về ở chung. Nàng nhận lời, vì thời gian đó tôi dọn về căn condo khá tốt trên đường Canoga, gần đại lộ Ventura. Phải nói là Laura là người phụ nữ Mỹ rất tốt, nhân từ đựơc cha mẹ dạy dỗ khá kỹ lưỡng về tính độ lượng, lòng nhân đạo khi ra đời và sự cần mẫn khi ra đi làm việc. Khi nàng rảnh nàng phụ giúp tôi giúp đỡ các bà con, bạn bè đồng hương Việt mới sang định cư tị nạn, lo những thủ tục giấy tờ cần thiết ban đầu, chuyên chở họ đi khám bệnh. Nàng có quá nhiều điều tốt để kể ra đây. Chúng tôi sống chung không giá thú, như một hình thức vợ chồng theo luật phổ thông hay common law.

Trong nếp sống chung như vậy vấn đề dị biệt văn hóa thường là đề tài đựơc mổ xẻ. Nàng theo tôi vào một ngôi chợ Việt Nam, tôi thấy nàng bỡ ngỡ, lạc lỏng như đi vào một thế giới mới lạ. Với sự hiếu kỳ nàng chỉ vào tủ kiếng khu hàng thịt và hỏi nhiều câu hỏi. Tôi phải dài dòng, dong dài diển giải về món cháo lòng, nào là cần huyết heo, tim, gan, cật, lá mía, ruột non, dồi trường,... lục phủ ngủ tạng của các chú thím heo đều được dân Việt chúng tôi tận dụng, chiếu cố kỹ lưỡng. Nàng hỏi tôi cách làm blood cake. Tôi kể món huyết heo luộc truyền thống và tuyệt chiêu này khi mình ăn chung với giá luộc, rau húng quế, kinh giới, tía tô băm nhuyễn cho thêm tí nước mắm pha chanh, đường thì ôi thôi thế gian còn gì bằng!

Tôi kể cho nàng nghe về anh Phú, một người bạn học cùng trường với chúng tôi, là một tay vua về các món ăn quốc hồn, quốc túy của người Việt Nam. Anh làm món tiết canh rất điêu luyện. Vì cái khó khi đánh tiết canh không bị vữa, hư hay quá lỏng. Anh Phú còn làm món dồi sả ớt ăn với món cháo lòng ngon hết ý. Anh làm món ruột non chiên giòn nhâm nhi với tí bia thì thật tuyệt cú mèo. Ði ngang hàng bê thui, nàng hỏi tôi cách ăn, tôi chỉ nàng bê thui phải có tương Cự Đà mới đúng điệu. Sau khi đi chợ xong tôi kéo nàng vào một quán ăn, tôi kêu cho nàng ăn thử món bún bò Huế và tôi ăn món bánh canh giò heo có thêm suông. Nàng bảo món bún bò Huế quá cay, tôi nhìn thấy nàng thật tội nghiệp khi nước mắt tuôn rơi trên bờ mi khi chấp nhận mối tình với tôi. Nàng thử mấy miếng huyết heo và thịt bò chín thái mỏng. Nàng bảo OK, ngon, nhưng nàng bỏ giò heo vì hơi cứng đối với nàng.

Thế là chúng tôi mặc nhiên chấp nhận du nhập văn hóa Annamta qua các món ăn quốc hồn, quốc túy từ xứ Đại Cồ Việt, the Great Annam, vào nếp sống chung. Mỗi cuối tuần tôi đưa nàng tới nhà anh chị Phú học nấu ăn. Chị Phú là người phụ nữ miền lục tỉnh lại có khiếu nấu ăn rất ngon, chị chuyên trị các món ăn miền nam. Laura học đựơc nhiều món như canh chua cá bông lau, thịt kho nước dừa, tôm rim, tôm kho tàu, cá kho tộ, cà ri gà, bánh xèo, gà rôtie, cơm gà kiểu Hải Nam, gà xào gừng, cơm sốt cà tomato paste,... Nàng ghi chép liền tay để về nhà thực tập. Những tuần sau đó tôi đưa nàng xuống Long Beach học nấu ăn ở nhà anh chị Long, anh bà con của tôi. Chị Lan, vợ anh Long vốn là sản phẩm kết hợp "tình Bắc duyên Trung", nên chị Lan là chuyên viên thức ăn Bắc và Huế. Laura lại ghi ghi, chép chép liền tay. Trên đường về nàng khoe nàng sẽ làm thịt đông, cá thu kho riềng, canh chua cá thì là, cơm âm phủ, miến gà, bún chả và phở Bắc. Nàng đi sơ lựơc qua cái danh sách các món ăn chị Lan chị Laura rất thích món phở Bắc và chả giò. Tôi bảo nàng nước Mỹ của nàng thật văn minh về khoa học nhưng thức ăn đặc thù của Hợp Chủng Quốc thực sư quá nghèo nàn, đếm trên đầu ngón tay mà vẫn không có bao nhiêu, chẳng bù vói xứ Ðại Annam của tôi. Tôi dùng văn hóa Việt Nam trấn áp đối phương. Tôi tiếp lời nếu hai đứa có chung mấy tí nhau, tôi muốn con tôi lớn lên gần gủi với thức ăn quê nội, thay vì chúng chỉ biết hamburger, hot dog mà thôi.  Nàng nói ok, nhưng nàng sẽ học thêm và có thể nàng viết sách nấu ăn món Việt bằng Anh ngữ. Chúng tôi ghé vào nhà may Trang để may một chiếc áo dài cho nàng. Nhìn vào những chiếc áo mẫu treo trong tủ kiếng nàng trố mắt khen đẹp. Một cô gái Việt đang thử chiếc áo dài cưới màu đỏ thật lộng lẫy, nàng ao ước đựơc mặc thử. Người chủ nhân đo ni cho nàng, tôi giao khúc vải có hoa phong lan màu tím lavender để may chiếc áo dài đầu tiên trong đời nàng. Trên xe ra về, nàng bảo tôi nàng muốn cha mẹ nàng ngạc nhiên khi nàng mặc chiếc áo dài tím sang nhà ông bà Golberg dự lễ Thanksgiving sắp tới. Những người bà con và bạn bè tôi đều khen nàng mặc áo dài thật đẹp vì bờ tóc dài, dáng dấp cao, thân hình cân đối và nước da trắng tự nhiên của nàng. Tôi đã chụp hình nàng mặc áo dài màu tím lavender đứng kế cạnh một cây phựơng tím jacaranda trong sân trường. Tôi cho phóng lớn làm tranh sơn mài treo ở phòng khách nhà. Bức hình nàng chụp với đôi mắt đăm chiêu, u buồn nhìn thật xa xăm, chính bức ảnh này đã cho tôi bao hồn văn chương về người tình yêu dấu Laura.

Chiều cuối tuần một hôm sinh nhật của nàng, chúng tôi bước ra khỏi nhà hàng Marie Callender's và ghé vào xem hát. Chúng tôi xếp hàng lấy về. Trời về khuya thật lạnh khi đứng xếp hàng ngoài hiên rạp, nàng ôm hôn lên má tôi, tôi hôn nhẹ lên hai bờ vai của nàng. Ánh mắt của nàng rất lưu luyến khi tôi mời nàng ra ngoài chúc vui sinh nhật cho nàng. Hôm nay rạp hát chiếu phim tình cảm Kramer vs. Kramer do Dustin Hoffman và Meryl Streep thủ vai chính. Chuyện kể về một gia đình Mỹ bị đổ vỡ vì nếp sống bận rộn và phóng khoáng của xã hội Mỹ. Người chồng Ted Kramer (Dustin) một kiến trúc sư mải mê làm việc nên ít chú ý đến vợ Joanna Kramer (Meryl), nàng bỏ gia đình ra đi. Sau đó hai phía tranh chấp tại tòa án về quyền giữ con. Cuối cùng tòa phán quyết quyền giữ con về tay người vợ. Nạn nhân là đứa con thơ bơ vơ giữa hai ngã rẽ của cha mẹ để rồi chú bé đựơc chia thời gian sống riêng với mẹ hoặc cha trong tuần. Laura nắm tay tôi thì thầm và nàng ao ước chúng tôi sẽ không qua đoạn đường khổ ải như vậy trên đường ra khỏi rạp.

Tôi còn nhớ gần cuối năm 82, nàng chuẩn bị một buổi sinh nhật candle-light dinner cho tôi. Nàng làm món cơm gà sốt cà chua với thịt bò sốt tiêu đen là món tôi rất khoái khẩu. Khi thổi đèn cầy, cắt bánh cake chỉ có hai đứa.  Ðiều thích thú, ngạc nhiên với tôi là nàng mặc lại chiếc áo dài tím lavender mà tôi đặt may cho nàng ở nhà may Trang. Hôm nay nàng sống trọn linh hồn và thể xác cho tôi. Nhìn bờ tóc xõa dài của nàng qua cặp kính thủy tinh trong suốt, nàng đẹp vô cùng, nàng mang một vẻ trí thức nào đó đã xao xuyến lòng tôi. Nàng trao cho tôi món quà sinh nhật gồm ba thứ mà tôi yêu quý nhất trong sở thích của mình là văn, thơ, nhạc. Nàng biết tôi đã tâm sự với nàng khi xa quê hương Việt Nam, lòng tôi ray rứt lắm. Tôi muốn trở về lại Việt Nam khi mà chính thể Cộng Sản thực sự sụp đổ, tôi mong ứơc bước đi trên những con đường đất đỏ quê hương, có lũy tre làng xanh tươi, có những con trâu nằm nghỉ ngơi nhai cỏ sau giờ làm việc mệt nhọc và có những cánh đồng lúa vàng khi nông dân đựơc mùa gặt. Do đó nàng trao tôi cuốn băng cassette của John Denver có bài dân ca bất hủ " Take me home country road " mà tôi vô cùng thích. Vâng, đúng vậy như những  nẻo đường quê hương hãy mang tôi về lại nhà. Món quà thứ hai là quyển sách trước tác "The old man and the sea" hay "Ngư ông và biển cả" của đại văn hào Ernest Hemingway, sách đựơc hai giải thưởng văn học cao quý Pulitizer và giải Nobel, chuyện kể về cuộc hành trình 84 ngày lênh đênh trên biển cả cua lão ngư ông Santiago, nói lên sự đọ sức giữa con kình ngư, loài cá đao và lão Santiago người Cuba. Ông lão Santiago lênh đênh trên con thuyền bị chú cá đao cuốn trôi ngoài đại dương, vượt qua bao nhiêu giông tố, phong ba, bão táp, nhưng lão Santiago thề không thua cuộc với chú cá bướng bỉnh, ương ngạnh kia. Cuối cùng người thủy thủ già đã chiến thắng con cá bằng mũi  lao ác nghiệt và đã trở về đến bến bờ an toàn. Chuyện nhắc tôi nhớ chuyến hải hành tìm tự do của tôi giữa lòng đại dương bao la, cũng như của hàng triệu người Việt tị nạn ly hương đã viết lên trang sử tị nạn bi thương, hãi hùng. Món quà thứ ba la bài thơ định mệnh của nàng, như một lời trăn trối hay điềm tiên tri để lại cho tôi mà tôi không hề biết trước. Kèm theo thiệp chúc sinh nhật, nàng ghi bài thơ nàng làm trên mẫu giấy rời:

"Nếu ngày mai em ra đi,
Hãy chôn em dưới chân đồi tuyết phủ,
Cho hồn lạnh giá, giấc đơn côi,
Xin cho em bàn tay ấp ủ thiên thu,
Và nụ hôn vĩnh biệt yêu thương,
Anh là của em.... Và em là của anh.

Hôn anh,
Laura Golberg
"

Tôi biết nàng thích đem tuyết vào văn thơ vì nàng ra đời tai thành phố lạnh buốt Denver vào mùa đông tuyết phủ. Tối hôm đó chúng tôi quyết định ở nhà xem phim thuê. Nàng ra đầu phố thuê phim trong khi tôi đi tắm và thay đồ ngủ. Nàng mang về cuốn phim Chapter Two, đây là một cuốn phim tình cảm lãng mạn loại vui, do đạo diễn Robert Moore quaỵ. Nam diển viên chính là James Caan thủ vai nhà văn George Schneider, vai nữ chính là Marsha Mason trong vai tình nhân Jennie MacLaine. George có đời vợ đầu bị qua đời nhưng chàng vẫn bị ám ảnh bởi kỷ niệm cũ trong cuộc sống tình cảm mới của chàng. Ðây là trở ngại khi chàng sống với người tình nhân Jennie. Mặc dù Jennie đã khôn khéo đối xử với chàng. Những chuyện tình trong đời bao giờ cũng có những khúc mắc bi đát như George Schneider có người vợ trước qua đời. Sự ám ảnh khôn nguôi đó sẽ làm cho người đàn ông lạc hướng đi trong cuộc sống.

Một hôm kết cuộc khôn nguôi ấy và thời điểm chia tay đã thực sự đến với đời tôi. Người dì của tôi phải vào bệnh viện giải phẩu tim, dì cần người đưa vào nhà thương. Dì Ba sống độc thân và không có con cái, nên mọi lo liệu cho dì đều nhờ vã tôi. Ðồng thời tôi lại đựơc hãng cử sang công tác tại Dallas suốt tuần. Tôi bảo Laura thay thế tôi hãy đưa dì Ba đi mổ tim. Nàng liền gọi vào văn phòng cha nàng nghỉ một hôm để lo cho dì Ba. Sáng hôm đó trên đừờng đến nhà dì, một xe truck kéo chiếc rờ-mọt chở các loại xe mới cho dealer quẹo, tông vào xe nàng, chiếc xe nàng bẹp rúm. Mẹ nàng nấc nghẹn, nói không thành tiếng khi thông báo cho tôi bên Dallas. Hồn tôi run rẩy, tắt lịm nhận tin sét đánh đến với đời mình. Laura đã ra đi vì thay tôi đi công việc cho gia đình tôi. Tôi ôm mặt khóc tức tưởi như trẻ thơ. Tôi đổi vé may bay vội vã trở lại Cali càng sớm càng tốt. Trong đầu tôi bao ý nghĩquay cuồng, nhớ hình ảnh trìu mến và giọng nói ngọt ngào, nhẹ nhàng của nàng không ngớt hiện về liên hồi.

Tôi vội đến thẳng nhà cha mẹ nàng từ phi trường. Cha mẹ nàng kể tôi nghe tình trạng hiện tại về nàng và ông bố phác họa nghi lễ an táng. Tôi xin phép ông bà cho tôi lo trang trải mọi chi phí cho đám tang như một nghiã cử mà người chồng phải làm đối với người vợ. Ông bà đồng ý. Theo ông Golberg sắp xếp thì nàng sẽ được an táng ở khoảng dưới chân đồi bao quanh bởi thảm cỏ xanh tươi tại nghĩa trang Forest Lawn, và vào ngày hôm lễ an táng sau khi vị mục sư chủ tọa làm lễ xong thì tôi sẽ đọc bài văn điếu đầu tiên, kế đến là đến ông bà và người anh trai của nàng. Tôi xin đựơc đọc sau cùng sau gia đình Golberg. Ông bà lại đồng ý lần nữa. Tôi bắt tay ông Randy Golberg thật mạnh và ôm lấy an ủi bà Roxanne Golberg và xin ông bà hãy xem tôi trong cuộc đời này mãi mãi là rể của gia đình Golberg và tôi chịu ơn của gia đình Golberg.

Tôi nhìn thẳng bức di ảnh bất động của Laura trong tà áo dài màu lavender cạnh chùm hoa phượng tím, tôi chậm rãi  phát biểu những lời chia tay cuối cùng:
"Laura, người yêu tuyệt vời của anh. Xung quanh em ngày hôm nay có nhiều thân nhân, bạn bè của em, và cũng có nhiều bạn bè Việt của anh, cũng như dì Ba, dù rằng dì mới mổ còn rất yếu. Tất cả mọi người muốn tiễn đưa em lần cuối về bên kia thế giới. Anh quen em tình cờ do một tai nạn đụng xe, rồi ngày hôm nay em lại âm thầm ra đi cũng vì tai nạn xe . Có phải tình yêu của chúng mình chỉ có những chỉ dấu biểu hiện sự bi thương, tình cờ đến, và rồi tình cờ ra đi. Em đến vói anh như loài hoa đẹp, em cho anh những nụ cười tình tứ, những yêu thương ngọt ngào chia sẻ trong cuộc sống bên nhau. Em như vì sao sáng, em cho anh những yếu tố cần thiết của nếp sống hằng ngày. Em mang hình ảnh thiên thần trong tim anh. Bây giờ chỉ còn rất ít thời gian còn lại giữa hai chúng ta trước khi mình thật sự chia tay vĩnh viễn trên nhân thế. Anh muốn đọc lại bài thơ ngắn định mệnh em đã gửi cho anh hôm nào:

Nếu ngày mai em ra đi,
Hãy chôn em dứơi chân đồi tuyết phủ,
Cho hồn lạnh giá, giấc đơn côi,
Xin cho em bàn tay ấp ủ thiên thu,
Và nụ hôn vĩnh biệt yêu thương,
Anh là của em... Và em là của anh.

Hôn anh,
Laura Golberg

Laura, trời hôm nay của thành phố Los Angeles chỉ có ánh nắng quang đãng và không có tuyết phủ như trong thơ em. Em hãy cho anh đổi lại lời để em hiểu những cảm nghĩ của anh về em:

Ngày hôm nay em ra đi,
Em hãy yên nghỉ dưới chân đồi ấm áp,
Cho hồn thanh thản, giấc bình an,
Anh cầu xin Thượng Đế bảo vệ em,
Anh gửi em nụ hôn trìu mến thiên thu,
Em là của anh... Và anh mãi mãi là của em.
Good bye, Laura!

Anh yêu em.
Paul Trần 

Tôi tiến đến hôn nhẹ lên chiếc quan tài, và đặt nhánh bông hồng đầu tiên lên nắp quan tài. Cơn gió nhẹ thổi qua chân đồi theo lời tiễn biệt, và ánh mặt trời soi sáng chiếu thẳng xuống tình yêu của chúng tôi. Tôi đứng nhìn hình nàng bất động trong chiếc áo dài tím bên cạnh cây phượng tím jacaranda xưa, rồi tôi chợt bật khóc cho một mối tình không trọn vẹn với Laura. Xin một lần cuối vĩnh biệt người tình yêu dấu của tôi.