Home Văn Học Khảo Luận Nguồn Gốc Tiếng Việt

Nguồn Gốc Tiếng Việt PDF Print E-mail
Tác Giả: Sa Giang   
Thứ Năm, 13 Tháng 11 Năm 2008 00:35

TẢN MẠN

Đại đa số sử gia Việt Nam từ ngàn xưa chỉ theo sử của Tàu ghi chép lại thành ra Lịch sử Việt Nam trở thành huyền sử cả mấy ngàn năm với các đời vua Hùng Vương từ Kinh dương vương vào thế kỷ 24 (trướcTây Lịch) đến đời Hùng Tuấn vương (hùng vương thứ 18 bị Thục Phán tiêu diệt năm 257, tính ra tới trên 2343 năm gồm 20 đời vua trung bình mỗi vị vua trị vì trên dưới 100 năm hết sức phi lý do sử Tàu chỉ ghi phóng tác để ghép dân tộc Việt thuộc con cháu Thần Nông, cùng một dòng giống Tàu để dễ bề đồng hóa cả một vùng Xích quỷ quốc của toàn dân Bách Việt sống từ phía Nam Dương tử Giang đến phía Nam giáp Hồ tốn (Chiêm Thành) phía Tây giáp Ba thục, phía Đông giáp Đông Hải chỉ còn giòng dõi Việt câu Tiển ở Triết Giang lui dần xuống Miền Nam trước sức bành trướng mạnh mẽ của nước Sở. Việt Câu Tiển là vua Hùng cừ vương tức là đời Hùng vương thứ sáu của họ Hồng Bàng năm 887 (trước Tây lịch).

Từ chỗ huyền sử, chúng ta khó lòng nhận định rõ thời gian tính chính xác cuộc sống của tổ tiên trong giai đoạn bắt đầu lập quốc, định chế quốc gia, xây dựng xã hội và nhứt là ngôn ngữ riêng biệt của dân tộc Việt đã bị pha trộn với nhiều ngôn ngữ các sắc tộc trên bước đường di dân. Vậy chúng ta cố gắng tìm tài liệu chính xác thẩm định rõ nguồn gốc tiếng Việt xuất phát từ đâu.

Chủ yếu nhứt là trống đồng Ngọc Lũ báu vật của dân tộc Việt trên bước đường di dân sử dụng như trống trận để chiến đấu trong cuộc sinh tồn và bảo toàn dân chúng trên các địa phương trải qua. Hiện nay nhờ các nhà khảo cổ tìm hiểu trống đồng Ngọc Lũ và khảo sát tường tận cho rằng trống đồng nầy xuất hiện trên thế giới trên 8.000 năm, thời không phải sáng chế tại Văn Lang mới có từ 4.351 năm mà là mang từ nơi xa theo bước đường di dân. Hơn nữa trống đồng nầy được khai quật nhiều nơi bên Trung quốc, Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng chí đến Miền Trung Đông. Như vậy chứng minh dân tộc Việt thời thượng cổ là một dân tộc hào hùng đem trống đồng đi khắp nơi để thúc quân chiến đấu chống dân chúng bản địa, tức là sống du mục như Mông Cở vậy.

Truy ra hình khắc trên trống đồng có nhiều nét hao hao giống những hình tượng ở Kim tự Tháp Ai Cập hay trong các hang đá rải rác kháp miền thượng nguồn sông Nil xuyên qua quốc gia Ethiopia.

Các nhà khảo cổ học cho rằng Ethiopia ngày xưa là hậu duệ của dân đại lục Atlantic đồng chi nhánh với Ai Cập, cũng phát triển nền văn minh tột đỉnh đúc trống đồng sử dụng thông tin và thúc trận. Nhưng khi Ai Cập phát triển thế lực chiếm Sudan mở rộng đế quốc sang vùng Trung đông tấn công Ethiopia thắng trận bắt dân chúng nô lệ để xây dựng những thành trì hoa lệ trong sa mạc Lybia luôn cả nô lệ Sudan và Do Thái. Thủ lãnh Ethiopia tìm cơ thế đưa đoàn nô lệ Ethiopia thoát khỏi vòng nô lệ Ai Cập di dân về phía Đông tràn tới Trung Đông, vẫn bị quân Ai Cập đuổi theo phải chia ra làm hai chi nhánh: Chi nhánh thứ nhứt tiến về phía Bắc, chi nhánh thứ nhì tiến về phía Đông. Chi nhánh thứ nhứt tiến tới Âu Châu lập quốc bị dân địa phương gọi là Rợ Anglo Saxon hiện nay đã thành lập nhiều quốc gia ở Bắc Âu, chí nhánh thứ nhì tiến về phía Đông tràn qua khỏi Tiểu A, xuyên qua Tây Tạng tiến bước chống chỏi rợ Mông Cổ dữ dội phải lui về chiếm giữ từ Miền Ngũ Lĩnh Động Đình Hồ cho tới bờ Biển Đông thành lập ra nhiều kiến tộc lối 17 kiến tộc lúc đầu xưng danh là Âu như Đông Âu, Tây Âu, Định Âu, Miên Âu, Chiêm Âu, Lạc Âu…... lần hồi về sau đổi dần ra Việt Như: Mân Việt, Lạc Việt, Miêu Việt, Việt Thường, Ngô Việt... tức là nằm trong phạm vi nước Xịch Quỷ do Kinh dương Vương trị vì. Nhưng các thị tộc Việt lại bị nước Sở chinh phục hết. Sau khi Ngô Việt tan rã con cháu Việt vương Câu Tiển rút về Miền Nam trấn đóng vùng Phong Châu thành lập quốc gia Văn Lang cố gắng gìn giữ biên cương để khỏi bị hán tộc đồng hóa như vùng Hoa Nam của Bách Việt, nhứt là ngôn ngữ luôn luôn trau giồi mặc dầu đã thêm bớt nhiều ngôn từ trên bựôc đường di dân, đến nỗi tiếng gốc chánh ngày xưa ở Ethiopia cũng thay đổi hẳn chỉ còn giữ lại chút ít mà thôi.

Ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu chính yếu nguồn gốc tiếng Việt, còn phần lịch sử lập quốc xin dành lại bài khác.

 

I. TIẾNG VIỆT TỪ ĐÂU CÓ VÀ BIẾN THỂ RA SAO?

Từ lúc thoát khỏi vòng kiềm tỏa nô lệ Ai Cập, dân Ethiopia vẫn giữ ngôn ngữ chính trong giao dịch với nhau, nhưng gặp dân bản địa vùng Trung Đông nói tiếng Á rập phải giao dịch trong những trận chiến ác liệt mưu sinh tồn, lúc hòa lúc thắng, bao giờ cũng giữ tư thế hoàn toàn tự chủ, nhưng ngôn ngữ bất đồng rất khó khăn giao cảm với nhau, lần hồi hòa nhập với dân bản địa phải sử dụng ngôn ngữ bản địa chen lẫn tiếng chánh gốc, nhưng một thời gian sau không còn thích nghi cuộc sống lại di dân đi nữa qua tới Miền Tiểu Á vừa chiến đấu chống dân bản địa vừa bảo tồn dân chúng, nên cuộc di dân khốn khổ trăm bề lại chia ra làm hai nhánh vì bất đồng ý kiến  trong lúc tiến về Bắc trời lạnh lẽo, còn tiến về phía Đông khí hậu chan hòa miền ôn đới thích hợp. Nhóm Bắc Tiến tới đâu tàn sát tới đó nên bị dân bản địa chống đối mãnh liệt, nhưng với tinh thần hào hùng với trống đồng thúc quân hùng dũng tiến quân đánh thắng và tiến chiếm lãnh thổ tới Bắc Âu với danh xưng rợ Anglo Saxon vô địch thành lập nhiều quốc gia tại Bắc Âu Anh, Đức, Hòa Lan , Nga...Nhóm Đông tiến tới qua khỏi Tây Tạng đến vùng Tân Cương đương đầu với dân Mông cổ du mục quá bạo phải cùng nhau chung sống giảng hòa, tiếng nói pha lẫn vào tiếng nói Mông cổ, lần hồi tiếp tục Đông tiến mở rộng thành nhiều chi tộc khắp miền Hoa Nam đồng hóa với dân bản địa để dễ dàng chinh phục và phát triển các thị tộc. Lúc đầu chỉ chiếm lấy từng vùng, mỗi vùng là một Âu và chia ra Đông Âu, Tây Âu, Bắc Âu, Nam Âu... sau đó nhận thấy chim Việt hùng dũng nên lấy làm vật tổ và đổi danh xưng là Việt gồm nhiều thị tộc Mân Việt, Âu Việt, Lạc Việt, Tây Âu Lạc Việt, Tây Nam Việt, Miêu Việt…...Nhứt là khi Ngô Việt bị Sở xâm chiếm bất buộc con cháu Việt Câu Tiển tức Hùng Cừ Vương (Hùng vương thứ Sáu) phải rút về miền Nam từ Triết Giang về Miền Lạc Việt ở Phong Châu (Bắc Việt ngày nay) Từ đấy ngôn ngữ Việt đã biến đổi quá nhiều từ chính mẫu quốc do trên đường di dân trải qua hàng trăm sắc tộc phải giao dịch thường ngày, nhứt là trong lúc hòa giải với Mông Cổ, người Việt chịu ảnh hưởng nhiều ngôn ngữ Mông Cổ.

Ngôn ngữ Việt thuộc loại nhiều giọng như Tây Tạng, Miến điện, Trung quốc, Miêu tử, Thái đen, Thái trắng, Thổ, Shan, Xiêm, Lào, Việt và Mường.

Tiếng Thái so với tiếng Trung Quốc thời xưa có nhiều chỗ giốùng nhau do dân chúng mượn tiếng nói nào mà họ thiếu cho nên  tiếng Việt cũng đồng cảnh ngộ chỉ có cú pháp là khác nhau vì tiếng một (từ ngữ) khi nhập vào câu văn với cú pháp hoàn toàn không giống nhau. Cú pháp rất đăc biệt riêng cho mỗi dân tộc.

Giống Thái trắng và Thái đen ở Thượng du Bắc Việt, ngày xưa là dân bản địa ở Trung Hoa bị đánh đuổi mà chạy dạt về biên giới Việt Nam sống, cho nên họ cũng đồng cảnh ngộ với Việt Nam, do đó cú pháp và từ ngữ có nhiều phần giống nhau với ngôn ngữ Việt. Sở dĩ sách vở Tàu chỉ đề cập đến dân tộc Việt mà không nói gì đến Thái là vì Thái chỉ là một sắc tộc nhỏ bé chia ra hai nhánh Thái trắng và Thái đen sống ở rừng núi không thành lập nỗi quốc gia. Như thế tiếng Thái là một chi nhánh của tiếng Việt, có lẽ vậy.

Theo cú pháp có thể chia tiếng nói trên đất Trung Hoa mà Việt tộc đã chịu ảnh hưởng sâu đậm nhứt làm 4 loại:

1. Loại Tiếng Việt : Cú pháp xuôi. Tiếng phụ nghĩa đứng sau tiếng được phụ nghĩa: Người Thổ ( Lưỡng Quảng),  Nùng, Trung Cha(Quảng Tây, Quí Châu) Chương, Giày, Mường đều có tiếng nói loại nầy.Thí dụ: trường học, bản đá

2. Loại tiếng Trung quốc: Cú pháp ngược. Thí dụ: học đường, thạch bản.

3. Tiếng Miêu tử: Cú pháp nửa Việt nửa Trung quốc giống Tàu chỉ ở danh từ phụ nghĩa đứng trước danh từ được phụ nghĩa: Người Mèo Mán nói tiếng loại nầy.

4. Loại tiếng Lô Lô có cú pháp đặc biệt động từ đứng sau túc từ: Thí dụ: Tôi trà uống, Em cơm nấu.

Tiếng Miêu tử tuy khác với tiếng Việt và tiếng Tàu nhưng có chỗ giống, như thể là tiếng trung gian, chứng tỏ dân Miêu và dân Mán ở gần Việt và Tàu. Riêng tiếng Quảng Đông và Quảng Tây là nhóm Bách Việt đến sống lâu đời cố cựu trước người Tàu và bị đồng hóa nhưng vẫn giữ bản chất cố cựu phần nào.

Tám dân tộc Đông Nam Á (Tây Tạng, Mèo, Mán, Lô Lô, Thái, Tàu, Việt, Stieng) nói tiếng độc âm.

Dân tộc Việt do điều kiện di dân mưu sinh cuộc sống chiếm đất bản địa, tạo nguồn lịch sử từ Đông Phi Châu sang Đông Nam Á, nhưng vì chia rẻ ra nhiều thị tộc, nên yếu kém trước sức mạnh của Hán tộc đành phải chịu đồng hóa hết 80% chủng tộc, chỉ còn giữ được phần nhỏ ở Phong Châu mà thôi. Hơn nữa vì lẽ sống còn phải chung sống với các dân tộc khác. Ngoài các dân tộc ở lục địa Đông Nam Á, dân Việt còn tiếp xúc  với các dân tộc nói tiếng miền Biển Úc-Á: Nhật, Mã Lai, Chàm, Miên Môn và Ấn Độ nữa.

Về sau lại pha thêm tiếng các dân tộc Âu Châu: Anh, Pháp, Đức, Ý. Tuy nhiên dân tộc Việt vẫn có tiếng nói riêng biệt để diễn tả tư tưởng, tâm tình dân tộc.

Tiếng Việt tuy mượn rất nhiều chữ Hán Việt do Tàu truyền bá nhưng tiếng Việt lại có nhiều ưu điểm mà tiếng Tàu không có như Tiếng Tàu Hoa Bắc không có những tiếng cuối C, Ch, P, T. Còn tiếng Tàu Hoa Nam có đủ tứ thinh nhưng không có giọng ngã của tiếng Việt. Chỉ có người Việt ở Trung châu Bắc Việt có đủ 8 giọng: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, không dấu, bằng nhập và nặng nhập.

Tiếng Việt từ Bắc vào Nam nẩy nở ra giọng nói Bắc, Trung, Nam: Nghệ an, Hà tỉnh , quảng Bình và Huế khác giọng Bắc, Nam dấu sắc ra dấu nặng, như Huế ra Huệ dấu ngã đọc ra dấu nặng, như: Chữ, Giữa mấy vùng nầy đọc ra Trự, trựa, cửa đọc ra cựa giọng ngã còn đọc ra huyền, như : cũng ra cùng, đã ra đà nghĩa ra nghì.

Nhứt là trải qua nhiều cuộc chung đụng với Hán tộc sử dụng tiếng Hán Việt, trong suốt ngàn năm đô hộ, Nhưng tiếng Việt lại nhái theo tiếng Hán Việt lập ra chữ Nôm, một lối chữ hoàn toàn đọc theo giọng Việt Nam. Tuy nhiên chỉ có nhóm bác học mới sử dụng vì phải rành tiếng Hán Việt mới thành lập được tiếng Nôm.

Riêng tiếng Hán Việt tuy viết chữ Hán mà đọc trại ra tiếng Việt, như : xa ra nghĩa xe, chủ ra nghĩa chúa, có nhiều khi lại Việt hóa luôn tiếng đọc, như Tượng con voi có người đọc là con tượng.

Tóm lại tiếng Việt nguồn gốc xuất xứ từ xứ Ethiopia được di dân mang đi theo chủng tộc, nhưng trên bước đường tiến thủ pha lẫn với nhiều tiếng nói địa phương đã trải qua, nên tiếng gốc còn quá ít mà lại mang tiếng ngoại nhập nhiều. Tuy nhiên dân tộc Việt đã thành công trong việc lập quốc và phong phú hóa ngôn ngữ cho đến ngày nay mặc dầu trên bước đường lưu vong sống tạm dung trên 150 quốc gia trên thế giới, nhưng tiếng Việt vẫn duy trì khắp nơi khiến Ngoại quốc phải nễ phục qua các lớp học Tiếng Việt cho trẻ em, các sách báo phong phú văn chương truyền thông đại chúng.

 

II. TIẾNG VIỆT HIỆN NAY

Qua những án văn tuyệt tác như Truyền Kiều, Cung Oán ngâm khúc, Lục vân Tiên và nhiều sách khác đã được dịch sang nhiều thứ tiếng mang ý niệm Người Việt tinh thần cao cả trong văn thơ sắc bén khó mà hiểu thấu đáo tường tận ý nghĩa của cuốn sách, nhứt là Truyện Kiều.

Thêm 3 triệu rưởi người Việt di dân khắp nơi trên thế giới, đến đâu cũng phô trương sắc thái văn hóa Việt vừa chống cộng sản bạo tàn phá hại đất nước, vừa tung hê tấn tiến trên văn đàn quốc tế. Thêm vào đấy, vừa làm việc vừa lo cho con ăn học thành nhân chi mỹ, lại còn cố gắng mở trường Việt ngữ dạy trẻ con biết tiếng Việt hầu giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt. Ngoài ra trong các hôn nhân Việt Nam và bản địa nẩy nở càng ngày càng sâu rộng, khiến cho tiếng Việt lan tràn vào nội địa dễ dàng chiếm ngự trong phạm vi gia đình các con lai.

Dân bản địa lúc đầu còn khinh thị dân tị nạn Việt cùng khổ, nhưng không ngờ một thời gian sau dân Việt hùng hồn tiến lên mở tiệm buôn, chợ búa, văn phòng luật sư, văn phòng địa ốc, các nông trại tầm trung và tầm trọng đại, nghiệp đoàn vận tải, cùng các nhà hàng ăn uống những món thuần túy Việt Nam như bánh cuốn chả lụa, chả vò chiên, lẩu lươn, canh chua, dưa giá, cá kho tộ, cá hấp, phở, hủ tiếu, mì cơm tấm, bánh xèo... với tên gọi bằng tiếng Việt mặc dầu có dịch sang tiếng bản địa, nhưng dân bản địa lại thích đọc tiếng Việt Nam cho có vẻ ta đây sành điệu ăn chơi.

Trong phạm vi kinh tế bản địa dân Việt cũng góp phần không nhỏ và phát triển khả quan, nhờ đức tính cần cù, siêng năng và nhẫn nại, tay chân khéo léo, tay nghề vững chắc lần hồi chiếm ngự nhiều mặt khả quan, khiên dân bản địa phải khâm phục. Các cơ sở lớn nhỏ, người Việt chen vai thích cánh với dân bản địa trong mọi ngành từ văn phòng đến nhân công, tiếng Việt lại mỗi ngày mỗi phổ thông trong các cơ sở song hành với tiếng bản địa.

Trong phạm vi chánh quyền, dân Việt biết đoàn kết chặc chẽ trong việc hành sử công quyền, cố gắng đưa thành phần ưu tú ra tranh cử và giành giựt nhiều địa vị khả quan trong các cơ quan chánh quyền địa phương. Tên tuổi dân Việt được nói đến, nhứt là trong các cuộc tranh tài thi đua từ quốc gia đến quốc tế, dân Việt tị nạn lưu vong đã đoạt thành tích cao cả cho quốc gia bản địa danh dự trên diễn đàn quốc tế.

Về khoa học, người dân Việt đã từng nêu danh bác học với những phát minh cực kỳ sáng chói như bà Dương Nguyệt Ánh và nhiều người khác nữa tên tuổi của bà lừng danh trong nền khoa học Mỹ.

Về phạm vi võ thuật đã từng chiếm giải vô địch khiến cho các võ đường càng nổi tiếng khắp nơi.

Tiếng Việt đã lưu hành sang khắp nơi trên thế giới kể từ năm 1975 đến nay tuy mới 33 năm nhưng đã làm rạng danh cho toàn thể công dân Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn cương quyết chống cộng đủ mọi mặt, khiến cho bản địa ủng hộ mạnh mẽ chống đối bạo quyền cộng sản Việt Nam đã phá hại văn hoa kỹ cương của dân Việt.

Ngày nay, tiếng Việt càng ngày càng mở rộng việc thâu phục nhân tâm bản địa do các đoàn văn nghệ hoàn toàn Việt Nam trình diễn ở các địa phương, đã được dân bản địa nhiệt tình ca ngợi tài diễn xuất, bài bản phong phú song hành với dân Việt thưởng ngoạn vui thích. Các bản nhạc Việt được thâu băng, thâu dĩa, lên Truyền thanh, Truyền hình và Mạn lưới vi tính hoàn cầu. Nhứt là vào dịp Tết hay lễ lộc đoàn lân múa trống chiên rập rình, võ sĩ thi tài, ông Địa múa quạt lý ngố vui vẻ, khiến dân bản địa thích thú xem mãn nhãn.

Ngoài ra tôn giáo cũng phát triển mạnh mẽ song hành với bản địa, có nhiều nơi chùa Phật nổi lên rậm rạp được tín đồ bản địa đến hành hương lễ bái và quy y thọ giáo tu hành như người Việt càng ngày càng đông. Dân bản địa cũng tụng kinh gỏ mỏ, cũng tọa thiền cũng ăn chay, cũng giữ trai giới khi họ quy y trở thành tu sĩ tại gia hay tu sĩ xuất gia theo đúng nghi lễ của người Việt như làng Mai ở Pháp chẳng hạn.

Các công kỹ nghệ cũng lần lượt được người Việt chiếm lãnh một phần để mưu sinh và tăng trưởng theo đà tiến triển của kinh tế địa phương. Lại nảy sanh ra thêm những công nghệ hoàn toàn Việt Nam nhứt là chạm trổ cẩn ốc xa cừ tinh vi nổi tiếng.

Tóm lại tiếng Việt đã lan tràn khắp nơi trên thế giới đủ mọi hình thức từ gia đình đến xã hội, dân bản địa học nói tiếng Việt dễ dàng do văn phạm không rắc rối, chỉ có dấu giọng là họ khó phát âm đúng giọng nhưng cũng nghe được vì tiếng Việt có tới 8 giọng nói nhiều nhứt trong ngôn ngữ hiện hành trên quốc tế.

 

III. TIẾNG VIỆT TRONG TƯƠNG LAI

Sau trận đại chiến thứ Ba tại Biển Đông và Việt Nam, Trung quốc bị Đồng Minh đánh tơi tả Hải quân và Lục quân bạt nhược, bại trận, lại còn bị Đồng Minh vấn tội không còn chịu đựng nổi, bắt buộc phải châm ngòi 3.000 giàn Hỏa tiển Liên lục địa toan tính ván bài chót, tiêu diệt hết những thành phố quan trọng của Đồng Minh.

Nhưng giàn lá chắn nguyên tử của Mỹ phát giác kịp thời phóng ngay 6.000 hỏa tiển Patriot bay tới chạm vào 3000 hỏa tiển liên lục địa của Trung cộng tại bầu trời Hoa Nam, phát ra tiếng nổ long trời lở đất, đốt hết không khí trong vùng ngang 3.000 dậm, dài 10.000 dậm, khiến cho địa cầu bị mất thăng bằng khựng lại vài giây, đồng thời tất cả không khí trong bầu khí quyển dồn lại lấp khoảng trống không với vận tốc kinh khủng 1.000km/giây đến tạo thành một hấp lực quá khổng lồ hút tất cả đất đá lên không gian vượt qua khỏi màn Orion tới trên 300 mét, hấp lực nầy quá mạnh bạo kéo nước từ Thái bình Dương tràn vào vùng đất bị tung lên không gian tạo thành cái biển mới. Trong lúc địa cầu sau mấy giây ngừng lại được tiếp tục xoay mất thăng bằng chuyển trục Cực Bắc mới là Vùng biển Equator, Cực Nam vùng đảo Sumatra và quây ngược trở lại hướng Đông chuyển  thành hướng Tây, tức là quây ngược ánh Mặt trời. Từ đó Mặt trời mọc hướng Tây và lặn về hướng Đông. Sau khi tạo thành biển ở Hoa Nam, hấp lực thiên nhiên từ không gian hút mạnh nước trên các đại dương của Địa cầu tạo thành một trận đại hồng thủy cao tới 300 mét quét sạch hết nền văn minh của nhơn loại và giết chết chỉ còn 10 % dân số địa cầu vào khoảng 6 triệu người sống sót.(Nghĩa là sau đại chiến thứ Ba và toàn vùng Hoa Nam thành biển, dân số chết mất 70%, tới sau Đại hồng Thủy dân số chết thêm 20% nữa chỉ còn 10%).

Lúc bấy giờ những người còn sống sót toàn là thiện tri thức, tu hành chơn chánh, công thần hiếu tư,û tĩnh ngộ mới chịu từ bỏ dục vọng đê hèn mưu bá đồ vương, sống thân thương nhau trong tinh thần bác ái, lấy việc lành tránh dữ đối xử với nhau, cùng nhau xây dựng cuộc đời “Thượng nguơn thánh đức”, không còn quốc gia quân đội, không còn chánh quyền, không còn trộm cướp cùng chung nhau sống cảnh địa đàng theo một nền Đạo Trị chỉ lấy tín ngưỡng chan hòa hết mọi cảnh huống của con người, không cần luật pháp, chỉ có tình thương xóa bỏ mọi hận thù. Chí đến thú vật cũng yên vui sống chung với con người thiện cảm và cây trái đầy dẫy, không cần phải lao động quá vất vả để có miếng ăn manh áo như thuở trước.

Nền Đạo trị xuất xứ từ Kim Điện Núi Cấm, sau khi địa cầu chuyển trục, vùng núi Cấm nhô lên một Kim Điện đã có từ mấy trăm năm qua trong lòng núi, là nơi các vị trong Long Hoa hội ngự trị sáng lập ra nền Đạo trị để toàn thiện hóa con người trên địa cầu mà Giáo chủ là Đức Di Lặc Tôn Phật phổ quát nền Đạo mới cho toàn thể thế giới để chuẩn bị năng lực thượng thừa huyền vi hầu chống trả trận chiến hành tinh sẽ phát khởi trên địa cầu vào cuối thế kỷ 21 do các hành tinh gia trong vũ trụ đã từng đến tham quan địa cầu và bắt đầu mở cuộc xâm lăng.

Nhung nhờ tài lực của quí vị siêu nhân núi Cấm dưới quyền Giáo chủ Đạo Trị phát huy thần lực hạ tất cả dĩa bay của phi hành đoàn đến xâm lăng, nhưng không sát hại lại phổ quát tinh thần Đạo Trị cho họ và tha họ về phổ biến nền Đạo Trị Địa cầu trên các hành tinh trong vũ trụ.

Tất cả thế giới đều hướng về Kim Điện ngưỡng phục tôn kính và sử dụng tiếng Việt trong giao dịch và mang giáo lý của Đạo Trị bằng tiếng Việt về phổ biến cho toàn thể mọi người noi theo đó mà hành trì lương thiên, cải tà qui chánh, ăn ở hiền đức, lấy tình thương và lòng bác ái đối xử nhau, đâu cần luật pháp, đâu cần chánh quyền, đâu cần võ lực của quân đội. Đương nhiên tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính yếu trong mọi giao tế, tức là ngôn ngữ quốc tế.

Như vậy tiếng Việt trong tương lai rất trọng yếu trên diễn đàn quốc tế do có tới 8 giọng nói và nhứt là đơn âm, và cú pháp đơn giản không rắc rối như nhiều ngôn ngữ khác rất dễ dàng hội nhập, nhứt là chữ viết và cú pháp văn phạm quá đơn giản. Tuy nhiên có phần Hán việt là có nhiều nghĩa chớ còn tiếng Việt thuần túy rất dễ hiểu nghĩa lý, khiến nhiều nhà ngôn ngữ học có nhiều dự kiến từ lâu là thăng tiến tiếng Việt lên làm ngôn ngữ quốc tế, thì ngay từ lúc lập nền Đạo trị, tiếng Việt làm chuyển ngữ cho mọi ngôn ngữ, đương nhiên tiếng Việt là ngôn ngữ quốc tế rồi.

Mong mỏi quí học giả bảo trợ tiếng Việt trên lập trường quốc tế, mở lớp dạy Việt Ngữ trong các Đại học và Trung Tiểu học để mở rộng nền Việt ngữ. Hiên nay có nhiều trường mở song ngữ cho nhiều quốc gia, sắc tộc, trong đó Vịệt ngữ vẫn còn khiêm nhường do trẻ em Việt đã nhuần nhã tiếng địa phương, nhưng nếu mở song ngữ thời trẻ Việt sẽ thoái mái hơn khi học dễ hiểu bằng tiếng mẹ đẻ.