Một buổi ăn trưa tại hội cao niên
Hội người tị nạn Việt Nam ở Lewisham (FORVIL) là một trong nhiều tổ chức từ thiện ở Luân Đôn dành cho những người tuổi đã cao trong cộng đồng. Tại những nơi này các cụ gặp gỡ trò chuyện với nhau trên bàn ăn, giải trí qua các ván bài, bàn mạc chược, hoặc những chuyến đi chơi xa. Hàng tuần có hơn 40 cụ đến dự bữa ăn trưa do FORVIL tổ chức nằm trong trung tâm sinh hoạt cộng đồng Evelyn ở Deptford, nam Luân Đôn.
Đối với nhiều người Việt cao tuổi ở Anh, đến dự bữa trưa tại các trung tâm sinh hoạt cộng đồng là dịp để ăn uống khỏe mạnh và gặp gỡ nhau.
Cụ Khâu Lan Anh, 77 tuổi, thường xuyên đến đây trong hai ngày thứ năm và thứ sáu, gọi đây là ''bữa ăn đặc biệt với bạn bè.''
Mặc dù có 10 người con và 34 đứa cháu nhưng bà Lan Anh nói bà cảm thấy vô cùng đơn độc từ khi chồng mất cách đây 7 năm. "Tôi rất cô đơn cho nên mỗi khi hội tổ chức cái gì là tôi đều cố gắng tham gia. Tôi thích tới đây bởi vì ở đây có nhiều người cùng tuổi và các buổi gặp mặt này rất vui.'' Cụ Lan Anh đến Anh năm 1980 nay sống một mình trong một căn hộ được chính phủ cấp. Tình cảnh như cụ ngày càng phổ biến trong cộng đồng người Việt. Cô đơn thiệt thòi Truyền thống nhiều thế hệ sống trong cùng một mái nhà nay đã không còn. Cảm giác cô đơn và cuộc sống một mình khiến cho mọi việc khó khăn hơn, ''Tôi thực sự cần người giúp việc tới vài giờ một tuần để phụ lau sàn bếp vì chân tôi đau không ngồi xuống được. Tôi hay bị chóng mặt buồn nôn,'' cụ Lan Anh nói thêm.
Bà Lan Anh sống một mình Vậy sao cụ không liên lạc với Hội đồng thành phố Lewisham để nhờ họ giúp? "Tôi không nhờ họ được vì tôi không nói tiếng Anh,'' cụ giải thích. Trở ngại ngôn ngữ trong giao tiếp là một trở ngại lớn cho người Việt cao tuổi khiến họ không sử dụng được nhiều dịch vụ xã hội khác, đặc biệt về y tế để chăm sóc sức khỏe bản thân. Cụ Trần Minh Bảo, 81 tuổi, sống ở Southwark, nói cuộc sống của cụ ở Anh rất khó khăn vì không biết tiếng. "Sức khỏe tôi không được tốt. Tôi bị đau bụng kinh niên, lúc nào cũng cảm thấy đầy hơi. Ăn ngũ đầu không ngon, lúc nào cũng đau. Bác sĩ kê toa nhưng tôi không biết chính xác bịnh của mình vì tôi đâu có hiểu hết những gì bác sĩ nói,'' cụ Bảo than thở. "Tôi phải nhờ con gái tôi phiên dịch nhưng khi tôi cần đi bác sĩ thì nó lại bận không giúp tôi được. Vậy là tôi cứ phải ráng chịu đựng cái đau mà thôi.'' Thực ra các hội từ thiện như FORVIL có nhiều dịch vụ để giúp các vị cao tuổi như mở lớp dạy tiếng Anh, lớp hướng dẫn vệ sinh y tế v.v... Nhưng nhân viên y tế cộng đồng Đào Phương Nga tin rằng cuộc sống các cụ sẽ tốt hơn nếu nói được tiếng Anh khá.
"Hệ thống y tế công cộng ở Anh nhiều khi rất phức tạp cho nên các cụ có thể gặp nhiều rủi ro nếu không tiếp cận được các dịch y tế,'' bà Nga giải thích. Cộng đồng Việt Người ta ước đoán tại Anh có khoảng ba bốn mươi ngàn người Việt, hầu hết sống ở Luân Đôn. Đầu tiên người Việt chỉ làm công, sau đến với nghề may mặc, rồi mở tiệm tạp hóa, tiệm ăn. Hiện tại thì đi đâu cũng thấy các tiệm làm móng tay do người Việt làm chủ. Nếu so với lúc đầu thì bây giờ ổn định rồi, nhưng cuộc sống càng ngày càng đi lên và lại có những cái không ổn định mới phát sinh. Ông Nguyễn Đức Quang Bên cạnh đó là thuộc thế hệ thứ hai được đào tạo tại nước Anh đã có cơ hội bước vào mạch chính thống của xã hội này. Người Việt nói chung đã an cư lạc nghiệp nhưng lại nảy sinh một số vấn đề khác. Ông Nguyễn Đức Quang (NĐQ), người điều hành Hội người Việt Hoa trong quận Southwark, một trong những nơi có nhiều người Việt sinh sống, cho biết người Việt đến Anh lập nghiệp từ đầu những năm 1980. "Lúc đầu có khoảng hơn 20.000 người là thuyền nhân, về sau có một chương trình gọi là chương trình nhân đạo thì những người sang theo diện này không phải là thuyền nhân nữa, họ đi bằng phi cơ qua đây theo diện được gia đình bảo lãnh - vợ bảo lãnh chồng, bố mẹ bảo lãnh con.''
Các tổ chức của người Việt tại nước Anh được thành lập vào năm 1982 do người Việt tự đứng lên tổ chức để giúp đỡ lẫn nhau. Một trong những việc đầu tiên khi đó là thu hẹp những khó khăn về sinh ngữ của đồng bào mình và các tổ chức địa phương. Điều chính yếu lúc đó là giúp cho đồng bào về vấn đề an sinh xã hội như là việc lĩnh tiền trợ cấp hay các vấn đề về nhà cửa, các vấn đề giáo dục, y tế và những khó khăn hàng ngày họ gặp phải mà phần lớn là do sự khó khăn về ngôn ngữ. ''Nếu nói về ổn định thì cũng còn tùy vào định nghĩa của chữ ‘ổn định'. Nếu so với lúc đầu thì bây giờ mình ổn định rồi, nhưng cuộc sống càng ngày càng đi lên và lại có những cái không ổn định mới phát sinh,'' ông Quang nói. ''Bây giờ lại có những vấn đề như là 'trai thiếu gái thừa' hoặc là 'gái thừa trai thiếu'. Từ chỗ gia đình lục đục, một số người về Việt nam lấy vợ, mang vợ qua đây thì lại có những chuyện không được như mong muốn nên cũng có những cảnh không được êm ấm cho lắm.'' Ăn nên làm ra
Tiệm làm móng tay do người Việt làm chủ mọc lên hầu hết các địa phương Sau những năm vất vả tìm cách hội nhập với xã hội mới, gầni đây đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp của người Việt. Bà Vương Nguyên Xuân (VNX) trước đây có tiệm làm móng tay ở bên Mỹ rồi sau đó chuyển qua ở Anh được hơn 10 năm nay. ''Ngành móng tay phát triển mạnh nhất trong cộng đồng người Việt mình bởi người Việt vốn dĩ khéo tay nên học nghề nhanh hơn người những nước khác. Hơn nữa vốn đầu tư cũng không cao lắm nên tạo điều kiện cho nhiều người bước vào con đường kinh doanh. Do vậy, ngành móng tay năm năm trở lại đây phát triển rất mạnh''. Người Việt nam còn phát triển ở những ngành kinh doanh khác như kinh doanh nhà hàng hay mở những siêu thị nhỏ. ''Cách đây 20 năm, hầu như không có người Việt làm kinh doanh. Một số người đi làm công, còn hầu hết ăn tiền trợ cấp. Vì vậy phần đóng góp của cộng đồng người Việt vào nền kinh tế hầu như là không có. Nay các loại hình kinh doanh phát triển lên nên phần đóng góp vào nền kinh tế cũng tăng lên nhiều, bởi mình có làm thì phải đóng thuế''. Bà Xuân tin rằng Mare Street ở mạn đông London tương lai có thể trở thành phố Việt Nam bởi hiện giờ tại đó đã mở ra nhiều nhà hàng Việt Nam, những tiệm cắt tóc, tiệm vàng, tiệm bán băng nhạc sách báo, các tiệm bán đồ cung cấp cho các tiệm móng tay, các siêu thị bán đồ ăn Việt nam. Người rơm Sang đây còn co những người nhập cư bất hợp pháp mà trong cộng đồng thường gọi là 'người rơm'. Một thanh niên tên Phong cho biết cậu không nhớ qua tay bao nhiêu người dẫn mối. Cậu nói phải có đến 8, 9 đường dây đưa cậu sang. Ở Việt Nam đường dây nhận 3.000 bảng, sang đến Anh, họ nhận nốt 9.000 bảng.
Cảnh sát Anh đã phát hiện nhiều tổ chức người Việt trồng cây cần sa Cậu đi học làm phục vụ trong khách sạn được nửa năm thì đi học làm móng tay và làm cùng với người họ hàng. "Cuộc sống OK, chỉ tội cái là không được vui. Em có bạn bè, nhưng ít đi chơi lắm, đi chơi ở hộp đêm thôi." Phong ra Bộ Nội vụ Anh, khai ít tuổi hơn tuổi thật và được cấp một loại giấy tạm trú cho phép cậu ở lại ba năm. Hiện nay, giấy tờ của Phong sắp hết hạn và khả năng gia hạn, theo cậu, là rất khó. "Bây giờ họ cũng không tin lời khai nữa". Một số người Việt đã tham gia vào các vụ trồng "tài mà" (cần sa) ở nước Anh. Trong vòng hai năm qua, số ổ "tài mà" bị cảnh sát Anh phát hiện tại London đã tăng gấp ba lần - trong đó có tới ba phần tư là do các băng đảng người Việt điều hành. Phong kể còn rất nhiều người Việt ở bên Nga bị lừa, vẫn tin vào những hứa hẹn của đường dây đưa người nói sẽ đưa sang Anh bằng đường máy bay. Làm móng tay, tính ra cậu tiết kiệm được 300 triệu đồng một năm, trong khi nếu ở nhà thì cậu không chắc mình có tiết kiệm được nổi 10 triệu hay không. Nhưng dù vậy, Phong vẫn nói rằng: "Biết thế này em không sang. Em không biết tương lai sau này thế nào." |