Những bà mẹ Thiên An Môn yêu cầu điều tra vụ trấn áp năm 1989 |
Tác Giả: Tini Tran, Phóng viên Associated Press |
Thứ Tư, 04 Tháng 3 Năm 2009 01:26 |
BEIJING – Nhóm Người Mẹ Thiên An Môn đã kêu gọi điều này trước đây. Nhưng lời kêu gọi lần này xảy ra chỉ mấy tháng trước ngày kỷ niệm lần thứ 20 cuộc biểu tình ở Thiên An Môn và trong một năm hứa hẹn nhiều nhạy cảm về mặt chính trị mà nhà nước cộng sản Trung Quốc đang ra sức đối phó với những quan tâm về ổn định xã hội trong lúc đang phải đương đầu với sự khủng hoảng kinh tế. Lá thư ngỏ, được công bố hôm thứ Sáu qua nhóm Bảo vệ Nhân quyền cho Trung Quốc có trụ sở ở Nữu Ước (New York), đã kêu gọi một cuộc điều tra chính thức, bồi thường cho gia đình của nạn nhân, và trừng phạt những người có trách nhiệm đã dùng quân đội để trấn áp những sinh viên biểu tình. Lá thư cũng thúc giục những nhà lãnh đạo Trung Quốc “phá vỡ sự cấm kị” không cho người dân được công khai đề cập đến những cuộc biểu tình này. Một bà mẹ có con bị giết ở Thiên An Môn Nhà nước đã chưa bao giờ cho phép một sự giải thích đầy đủ của sự cố này và lấy làm nhạy cảm với bất cứ chỉ trích nào về chuyện xử lý cuộc khủng hoảng này. “Điều này sẽ đòi hỏi mỗi một người đại biểu bày tỏ sự can đảm khác thường và tháo vát, hiểu biết và có dũng khí chính trị, để đánh vỡ sự cấm kị và đối đầu thẳng với thảm họa không thể nói nên lời này đã xảy ra 20 năm trước và giải quyết sự cố “Bốn tháng Sáu” này với sự thật,” theo lá thư ngỏ cho hay, ám chỉ đến những người đại biểu tham dự buổi họp thường niên của ngành lập pháp, sẽ khai mạc vào ngày 5 tháng Ba này. Lá thư mang chữ ký của 127 người mà theo họ, đã có con hay thân nhân là nạn nhân của cuộc đàn áp này. Những tổ chức hoạt động đòi hỏi dân chủ và dân quyền cũng đã công bố một ấn bản của lá thư này hằng năm suốt hai thập kỷ qua, trước khi có buổi họp hằng năm của Quốc hội Nhân dân Quốc gia của Trung Quốc. Suốt 20 năm từ ngày đó, Trung Quốc đã chưa bao giờ công bố đầy đủ về vụ đàn áp, mà giới lãnh đạo chính phủ xem là một “bấn ổn định chính trị.” Im lặng, ngậm miệng là chính sách, sự kiện Thiên An Môn không được ghi trong sách giáo khoa và thảo luận công khai là điều cấm kỵ. Đầu tuần này, báo chí tại Hồng Kông đưa tin một chính khách ủng hộ Bắc Kinh đã lên án cuộc đàn áp sinh viên – một thái độ hiếm có, đi ra ngoài lề chính sách của chính phủ trung ương. “Đàn áp sinh viên học sinh chắc chắn là sai,” Tsang Yok-sing, chủ tịch quốc hội Hồng Kông, đã nói thế với học sinh các trường đại học, Nam Trung Thời Báo cho biết. Đảng của Tsang, Liên minh Dân chủ vì Cải thiện và và Tiến bộ của Hồng Kông, được xem là một đồng minh trung kiên của Bắc Kinh và hiếm khi phê bình chính phủ Trung ương. Năm nay là một thời điểm đặc biệt nhạy cảm đối với lãnh đạo của Trung Quốc, với một số ngày kỷ niệm có thể là thử thách quốc gia, trong đó có cả kỷ niệm 50 năm thất bại của cuộc nổi dậy ở Tây Tạng. An ninh đã được nân cấp ở Tây Tạng và trong vùng nhiều dân Tây Tạng trong các khu vực phía tây Trung Quốc. Nhà nước Bắc kinh vẫn còn nhớ rõ ngưng vụ biểu tìnhchống chính phủ ở Lhasa năm ngoái. Chính quyền Trung Quốc vẫn quan ngại về những bất ổn trong quần chúng khi nền kinh tế xuống dốc đã khiến hơn 20 triệu người lao động mất việc làm trong những tháng vừa qua. Hàng ngàn người đã biểu tình trước công xưởng đòi lương chưa được trả tài một số tỉnh thành ở Trung Quốc. Cảnh sát trên khắp đất nước đang được đào tạo tại Bắc Kinh để cải thiện khả năng đối phó trước những mối đe doạ an ninh công cộng tại địa phương. Đêm thứ Năm, cảnh sát tại Bắc Kinh đã bắt đi hơn 1000 người kháng cáo, đòi được giải quyết những vấn đề với cán bộ địa phương, trước phiên họp khai mạc quốc hội, một nguồn tin cho hay hôm thứ Sáu. Họ đã bị lực lượng an ninh lôi ra khỏi khách sạn tống lên xe xe buýt công cộng đưa ra khỏi thành phố, Zhou Li, một người quê ở Bắc Kinh giúp đoàn người kháng cáo, cho hay. Nguồn: Tiananmen mothers call for probe of 1989 crackdown, Tini Tran, Associated Press Writer |