Home Tin Tức Thời Sự Đầu Năm Kỷ Sửu Còn Nhiều Biến Động

Đầu Năm Kỷ Sửu Còn Nhiều Biến Động PDF Print E-mail
Tác Giả: T. HẰNG (Tổng hợp)   
Thứ Sáu, 30 Tháng 1 Năm 2009 04:10

Người dân tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Singapore, đang tận hưởng không khí rộn ràng trong dịp Tết Nguyên đán sau khi bước qua năm 2008 trong lo âu vì sự biến động của thị trường tài chính. Họ cùng nhau đến các đền, chùa để cầu phúc, với hy vọng năm mới sẽ có một khởi đầu mới thuận lợi, kinh tế phục hồi. Nhưng không phải quốc gia nào cũng được tận hưởng không khí du xuân ấm áp, tưng bừng.

 

Gaza chưa yên tiếng súng
Ngày 27-1, giao tranh lại tái diễn ở dải Gaza. Binh sĩ Israel và lực lượng Hamas của Palestine đụng độ dọc biên giới Israel-Gaza kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực vào tuần trước. Phía Israel cho rằng nguyên nhân của cuộc tấn công là vì một quả bom đã phát nổ dọc biên giới và mục tiêu là đội tuần tra của Israel và đây là vụ trả đũa của phong trào Hamas.

Vụ việc diễn ra vào thời điểm các nhà trung gian hòa giải người Ai Cập đang có các cuộc gặp gỡ riêng rẽ với Israel và Hamas nhằm thương thuyết một thỏa thuận ngừng bắn dài hạn hơn. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cử đặc phái viên Trung Đông vừa được bổ nhiệm, George Mitchell, tới khu vực để thảo luận về các nỗ lực ngừng bắn.

Chính phủ Iceland sụp đổ
Nguyên nhân chính là vì khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Iceland vốn là một trong những nước giàu nhất châu Âu với động lực phát triển kinh tế là các ngân hàng. Nhưng việc tồn tại nhiều ngân hàng có tầm cỡ ở một quốc gia có nền kinh tế nhỏ lại chính là nguy cơ với nước này khi xuất hiện những "cơn lốc" khủng hoảng tài chính.

Chính phủ buộc phải quốc hữu hóa một loạt các ngân hàng lớn nhưng không thể ngăn được tình trạng người dân đổ xô đi rút tiền, nhiều nhà đầu tư người nước ngoài rút vốn, lạm phát leo thang chóng mặt. Làn sóng biểu tình phản đối chính phủ ngày một gia tăng. Ngày 23-1, Thủ tướng Geir Haarde đã tuyên bố sẽ rời chức vụ trong tháng 3 và tổ chức bầu cử trước thời hạn vào ngày 9-5-2009, tức là sớm hơn 2 năm.

Mỹ không tuyên chiến với thế giới Hồi giáo
Đó là lời khẳng định của tân Tổng thống Barack Obama trong một cuộc phỏng vấn đầu tiên sau ngày nhậm chức trên đài truyền hình Arab, Al-Arabiya. Ông Obama đã đề cập nhiều đến những chính sách mới mà Mỹ sẽ thực hiện tại khu vực này, quan trọng nhất là việc dàn xếp những mối bất hòa giữa các nước trong khu vực.

Obama cũng nêu lên quan điểm sẽ chống lại các tổ chức khủng bố và nhắc lại lời cam kết rằng trong thời gian tới ông sẽ có một bài diễn văn quan trọng tại thủ đô một quốc gia Hồi giáo lớn. Các nhà quan sát cho rằng cuộc phỏng vấn này là một tín hiệu tốt trong quan hệ giữa Mỹ và các nước Ả-rập.

Campuchia - Thái Lan: Nỗ lực cải thiện quan hệ ngoại giao
Bộ trưởng Ngoại giao của Thái Lan và Campuchia cho biết, hai nước đã quyết định vào đầu tháng 2-2009 sẽ tiến hành thảo luận phân định đường biên giới đang tranh chấp và cố gắng chấm dứt bế tắc từng gây ra cuộc đụng độ quân sự hồi năm ngoái. Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan sẽ thăm Campuchia từ ngày 6-2 để thảo luận về việc rút quân khỏi vùng lãnh thổ tranh chấp quanh ngôi đền cổ được xây dựng từ thế kỷ 11. Biên giới giữa Campuchia và Thái Lan chưa từng được phân định hoàn toàn, một phần vì nó bị rải mìn từ những năm chiến tranh ở Campuchia.

Bão hoành hành ở Tây Ban Nha, Pháp
Không chỉ chịu đựng một mùa đông khắc nghiệt nhất trong nhiều năm qua ở châu Âu, hai nước Tây Ban Nha và Pháp đang còn phải hứng chịu cơn bão lớn nhất trong một thập kỷ qua làm hàng chục người chết và hàng triệu người phải sơ tán do mất điện và nước ngập. Bão lớn đổ vào hai nước trên từ ngày 24-1 đã làm ít nhất 24 người chết, nhiều cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề.

Tại miền Bắc Tây Ban Nha, gió mạnh với vận tốc lên tới hơn 180km/giờ. Còn tại Pháp, bão gây thiệt hại nặng nề nhất ở các tỉnh Tây Nam. Chín khu hành chính của Pháp lần đầu tiên đã phải nâng mức báo động về bão lốc lên mức đỏ - mức cao nhất