Cờ Bay... Cờ Bay,... |
Tác Giả: Bài: Thiếu Lang,Hình: Trương Tuấn |
Thứ Hai, 19 Tháng 1 Năm 2009 02:21 |
Cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản là một thực thể không dể hòa tan được với chế độ Việt Cộng trong nước. Người tị nạn không chống đồng bào trong nước - không chống các du học sinh - nhưng sẽ không bao giờ chấp nhận mọi hoạt động tuyên truyền của cộng sản Việt Nam ở phần đất tự do khắp nơi trên thế giới.
Sáng ngày thứ bảy, 17 tháng 1 năm 2009, gần một ngàn người Việt tị nạn đã tràn ngập khu vực gần City Hall của thành phố Santa Ana để phản đối "nhóm trẻ" thiếu ý thức triển lãm hình Hồ Chí Minh bên cạnh cô gái mặc Áo Đỏ với Sao Vàng trước ngực. Đoàn thanh niên Cờ Vàng nhận trách nhiệm đứng ra điều động cuộc biểu tình. Mở đầu là nghi thức chào quốc kỳ Việt - Mỹ, phút mặc niệm anh linh những bậc tiền nhân cứu nước và dựng nước - những thuyền nhân đã bỏ mình giữa biển cả trong cuộc liều thoát trốn chạy cuộc tàn sát của Việt Cộng. Hầu hết các cộng đồng lân cận đã kéo về yễm trợ cho Little Saigon. Không khí sôi động rực hào khí đấu tranh của cả 3 thế hệ. Từ em bé dắt tay cho đến những cụ già ngồi xe lăn được con cháu đẩy đến tham gia cuộc xuống đường. Mắt ngời sáng, môi mím chặt - hàng ngàn khuôn mặt biểu lộ sự cương quyết không để hình ảnh tên tội đồ Hồ Chí Minh có mặt trên phần đất tạm dung của người Việt tị nạn cộng sản. Khoảng 9 giờ 30 sáng, một thanh niên tên James Du xuất hiện với lá cờ pha trộn Đỏ - Vàng. Chính giữa là Cờ Đỏ Sao Vàng. Đây không phải lần đầu tiên James Du "khiêu khích" cộng đồng. Nó đã xẩy ra nhiều lần trong các cuộc biểu tình chống Việt Weekly. Nhưng lần này, James Du "ngạo nghể" biểu diển "Lá Cờ Máu" trên tay bên kia đường đối diện đoàn biểu tình. Nhìn khuôn mặt sửng sốt của James Du khi cả trăm người tràn sang giật lá cờ Đỏ sao Vàng vứt xuống đất và đạp lên một cách không thương tiếc mới biết "chàng thanh niên" này đánh giá sai lầm phản ứng của đồng bào... Nếu biết, cho kẹo James Bonds cũng không chơi trò như thế huống hồ James Du. Tưởng cũng cần nhắc lại, trước đây tại Hoa Thịnh Đốn. Vào ngày Quốc Hận 30 tháng 4, hai thanh niên giả say đến phá phách bàn thờ Tổ Quốc, vạch quần toan tiểu tiện... Kết quả tức thời là hai xác chết nằm ngay đơ. Không có bất kỳ cuộc truy tố hình sự nào xãy ra sau đó. Bài học "khiêu khích" đám đông của James Du đã được cảnh sát Santa Ana thi hành lập tức. Còng số 8 tra vào trói thúc kéo ra sau lưng.
Cuộc biểu tình tiếp tục kéo dài cho đến sau 12 giờ trưa. Xin tạm kết phần tường trình nơi đây. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề trong một kỳ báo sau. Tự Do Sáng Tác Không Thể Là... Tuệ Vân Thông báo báo chí đưa ra từ Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) cho biết một cuộc triển lãm tranh với chủ đề: “Giao điểm của nghệ thuật + chính trị + cộng đồng” sẽ được diễn ra tại trung tâm VAALA, Santa Ana, Nam California từ các ngày 9 đến ngày 18 tháng giêng năm 2009. Thông báo báo chí nói trên của Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ tuy nhiên đã đến với cộng đồng người Việt tại Nam-Bắc California Hoa Kỳ trong một bầu không khí căng thẳng, giữa những thách đố và sự đối mặt.
Thách đố được nhìn thấy qua sự trưng bầy của một số các bức tranh ảnh mang tính khiêu khích người Việt tỵ nạn CSVN trong cuộc triễn lãm của Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ. Chẳng hạn như bức ảnh “lá cờ vàng với 3 hàng kẽm gai mầu đỏ” của Steven Toly cho ra thông điệp miền Nam VNCH trước đây là một đất nước của tù ngục đọa đầy. Tác giả sau đó giải thích bức ảnh này được thực hiện trong hàm ý người Việt Nam ngày hôm nay đang bị tù túng, áp bức dưới chế độ trong nước. Hay bức ảnh có tượng bán thân Hồ Chí Minh đặt ở trên bàn, cạnh bên là cô thiếu nữ mặc áo cờ đỏ sao vàng đang mơ màng trong lý tưởng cộng sản, đã gợi lại cho người Việt quốc gia nổi khổ đau của quá khứ và sự căm hận, phẫn uất về chế độ cộng sản trong nước.
Brian Đoàn, người thực hiện bức ảnh chụp bức tượng Hồ Chí Minh và cô gái mặc áo đỏ sao vàng thì giải thích tác phẩm đó là sự ghi nhận về một phần đời của anh ta lớn lên tại Việt Nam và là một sự diễu cợt cá nhân với chủ nghĩa cộng sản tuy ngày nay còn nắm giữ quyền lực nhưng ý thức XHCN thì đã mờ nhạt trong lòng người dân.
Cuộc triễn lãm vì thế đã phải đối mặt với những phản ứng mạnh mẽ của người Việt quốc gia, không chấp nhận sự nhân danh nghệ thuật để khơi lại những nỗi phẫn hận đã muốn quên của họ. Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ, nấp dưới chiêu bài vị nghệ thuật, đã tuyên truyền cho chế độ cộng sản Việt Nam qua bức tượng Hồ Chí Minh, qua lá cờ đỏ sao vàng, qua sự bôi nhọ chế độ VNCH là chế độ tù ngục. Một cuộc biểu tình của người Việt tự do, do đó đã được thông báo sẽ xẩy ra trong thời gian triễn lãm.
Tương tự như vụ Trần Trường vào năm 1999, do việc trưng bầy trong tiệm của ông ta bức hình Hồ Chí Minh với lá cờ đỏ sao vàng. Với sự can thiệp của cảnh sát Mỹ để bảo vệ cho cái gọi là quyền tự do ngôn luận của ông Trần Trường, đã biến những cuộc tụ tập nhỏ phản đối ban đầu trở thành những cuộc biểu tình dữ dội kéo dài nhiều tuần lễ. Hàng chục ngàn người Việt tại quận Cam, Nam California và khắp nơi trên nước Mỹ đã đến tham dự để bày tỏ thái độ. Kết quả là thành phố Westminster tuyên bố sự thiệt hại đã lên đến hàng triệu đô la trong các sinh hoạt thương mại và giao thông chung quanh khu vực biểu tình đã bị làm cho đình trệ.
Trước những phản ứng của người Việt khắp nơi, các tác giả những nghệ phẩm gây sự căm phẫn, đã đưa ra những lời giải thích loanh quanh để bào chữa. Nhưng như Ban Tổ Chức đã xác định trong thông cáo báo chí khi chọn danh xưng “Giao điểm của nghệ thuật + chính trị + cộng đồng,” là “nhằm tạo những cuộc đối thoại tìm hiểu về tương quan giữa nghệ thuật, chính trị và cộng đồng, về những điều bị xem là cấm kỵ hoặc là kiềm chế trong cộng đồng” đã không dấu được thâm ý tuyên truyền, và cũng đã không dấu được cái tham vọng qua nghệ thuật sẽ thực hiện dần dần sự bình thường hóa việc xuất hiện của cán bộ cộng sản ngay trong lòng sinh hoạt của người Việt quốc gia: “Qua những biến cố gần đây trong cộng đồng cũng như trong nước, đưa đến việc gạt bỏ những tiếng nói khác biệt, chúng tôi muốn cổ động cho sự đa nguyên trong cộng đồng nghệ thuật tại Việt Nam cũng như hải ngoại.” Hai giám tuyển (co-curators) của cuộc triển lãm, Lan Dương và Trâm Lê ngoài ra cũng đưa ra thêm lời phát biểu “Thương tiếc những gì đã mất là điều phải làm để chúng ta có thể chịu nhìn nhận những bạo lực của quá khứ chúng ta và cho chúng ta tồn tại trong thời điểm hiện tại. Nhưng đồng thời chúng ta vẫn phải tiến vào tương lai như một cộng đồng năng động với một nền tảng chính trị mạnh mẽ hơn, rộng rãi hơn.” Quan điểm này tuy nhiên chỉ lập lại quan điểm cốt lõi của nghị quyết 36, là “hòa hợp hoà giải”, là “đoàn kết đại dân tộc” và là sự lập lại lời của phó thứ trưởng ngoại giao Việt Cộng, Nguyễn Đình Bin trong chuyến đi ra nước ngoài trước đây đã nhắn nhủ người Việt hải ngoại: “Quên đi quá khứ, hướng đến tương lai.” Ban tổ chức Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ khẳng định cuộc triển lãm nghệ thuật nói trên của họ được luật pháp Mỹ bảo vệ và họ được quyền tự do sáng tác. Nhưng họ quên rằng điều căn bản cho một xã hội dân chủ ổn định là, hành xử tự do trên một đất nước tự do là đồng thời phải tôn trọng quyền tự do được sống thanh thản, sống hạnh phúc của người khác. Và không một ai có thể nhân danh tự do để khuấy động hay khơi lại những nỗi đau khổ mất mát to lớn của người khác một cách cố tình.
Tương tự, không một ai có thể nhân danh tự do để trưng bầy trước những nạn nhân bị diệt chủng người Do Thái hình ảnh của tên đồ tể Adolf Hitler và lá cờ chữ vạn, mà đối với người Việt hải ngoại đó chính là ảnh tượng Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sao vàng, nguyên nhân đã gây bao cảnh chiến tranh chết chóc cho dân tộc Việt Nam và làm tan nát bao gia đình người Việt từ Bắc chí Nam, trong quá trình thiết lập chuyên chính vô sản, thi hành nghĩa vụ quốc tế bành trướng đế quốc Cộng sản. Tuệ Vân |