Home Tin Tức Thời Sự Các Blogger, Phiến quân Mới ở Việt Nam

Các Blogger, Phiến quân Mới ở Việt Nam PDF Print E-mail
Tác Giả: Geoffrey Cain, Ban Đối ngoại của Chronicle   
Thứ Ba, 13 Tháng 1 Năm 2009 08:12


 Các Blogger, Phiến quân Mới ở Việt Nam   Blog Ba Sàm   1/13/2009  

Chủ nhật, ngày 14-12-2008

Với hệ thống Internet không dây đường truyền tốc độ cao, miễn phí hiện có sẵn tại những tiệm cà phê và các trường đại học trên khắp Việt Nam, các blogger đang ngày càng thách thức hệ thống kiểm duyệt và Đảng Cộng sản cầm quyền.

"Chúng tôi sẽ không xuống đường, chúng tôi sẽ không la to lên bất cứ câu nào. Chúng tôi đang ngồi trước màn hình, gõ bài và đưa lên mạng," đó là lời của một sinh viên đại học, người có tên trên Web là Mr. Cold. "Đó là cách mà chúng tôi chống đối."

Mr. Cold là một phần của một lũ chiến binh blogger, những người viết ra dưới những bí danh như Blacky và Viet+die. Họ nổi tiếng nhờ những quan điểm chống đối chính quyền và họ đưa lên mạng những sự kiện không hề xuất hiện trong hệ thống truyền thông nhà nước đã được gọt dũa cho bớt chuyện phiền toái. Những trang web của nhà nước như VietnamNet và Vietnam News đưa tin tức tiêu biểu về kinh doanh, về bộ máy quan liêu của nhà nước và những dự án phát triển được nhà nước bảo trợ.

"Họ (truyền thông nhà nước) quyết định những gì chúng tôi sẽ được nghe, những gì chúng tôi sẽ phải đọc và những gì chúng tôi sẽ trông thấy," Mr. Cold viết. "Họ là những tấm thân trâu ngựa của những người Cộng sản."

Mặc dù Đảng Cộng sản đã giảm bớt các hạn chế nhờ vào động lực thị trường trong những năm gần đây, song lại không nới lỏng sự kìm kẹp của mình đối với hầu hết báo chí, đài truyền hình và phát thanh, những cơ quan vẫn nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của chính phủ.

Vào tháng Sáu, một phiên tòa đã kết án nhà báo Nguyễn Việt Chiến hai năm tù giam vì đã đưa tin bài về một vụ bê bối tham những lớn trong chính phủ năm 2006. Bốn người khác đã bị thu thẻ nhà báo do đã phê phán việc bắt giữ ông Chiến, theo tin từ hãng thông tấn Associated Press [AP].

Cho tới năm 2007, bất đồng quan điểm chính trị hầu như không tồn tại ở Việt Nam, ngoại trừ cuộc phản kháng được chính quyền cho phép năm 2003 phản đối cuộc xâm chiếm của Hoa Kỳ ở Iraq. Thế nhưng các blogger và những trang Web tin tức chưa đăng ký đã làm cho các giới chức nhà nước tức giận bằng việc thảo luận về AIDS, ma túy và tình dục, những vấn đề quan trọng nhất, khi họ lên tiếng chỉ trích chính quyền.

Như một hệ quả, Hà Nội vào tháng Mười đã thành lập một cơ quan mới - Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - nhằm kiểm soát Internet. Cơ quan mới đã khuấy động những mối lo ngại rằng các nhà lãnh đạo Cộng sản ở đây sẽ thiết lập một phiên bản tiếng Việt của bức "Vạn lý Tường lửa" [Great Firewall] của Trung Quốc, một chương trình kiểm duyệt trực tuyến mạnh để chặn những trang Web phê phán chính phủ Trung Quốc. Khoảng 17,5 triệu trong 86 triệu dân chúng Việt Nam sử dụng Internet, theo các số liệu của chính phủ cho biết - một mức gia tăng mạnh mẽ chỉ từ 200.000 người dùng vào năm 2000.

Tín hiệu gửi tới các blogger

"Việc xây dựng văn bản pháp luật này còn trao cho các nhà chức trách công cụ pháp lý khác để đàn áp quyền tự do báo chí tại Việt Nam, một thực trạng đã nằm trong số tồi tệ nhất của khu vực dưới dạng quấy nhiễu của chính quyền đối với các nhà văn và nhà báo," theo nhận xét của ông Shawn Crispin, đại diện khu vực Đông nam Á của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo có trụ sở tại New York. "Các xử lý tàn nhẫn đối với ông Nguyễn Văn Hải là muốn gửi đi một thông điệp đối với tất cả các blogger trong cả nước."

Vào tháng Chín, ông Nguyễn Văn Hải, người đã lập blog dưới cái tên Điếu Cày, đã bị kết án 30 tháng tù giam cho hành động trốn thuế. Trước vụ bắt giữ, ông Hải đã kêu gọi những cuộc biểu tình chống lại chuyến rước đuốc Olympic khi nó được đưa qua Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng Tư và ông cũng đã chỉ trích Trung Quốc về hành động đàn áp dã man của họ tại Tây Tạng. Việt Nam vẫn thận trọng trước những sự việc làm mếch lòng người láng giềng hùng mạnh của mình.

"Những quy chế kiểm duyệt mới này là không phù hợp với quyền tự do ngôn luận, một quyền đã được công nhận bởi hiến pháp và những công ước quốc tế được Việt Nam ký kết," anh Lê Minh Phiếu, một sinh viên được học bổng ngành luật hiện đang theo học tại Pháp đã nhận xét.

Tuy nhiên, ông Đỗ Quý Doãn, thứ trưởng bộ thông tin và truyền thông, đã bảo vệ cho hành động đàn áp thẳng tay, bằng việc cho các nhà báo trong nước biết rằng Việt Nam "phải đối mặt với nhiều thông tin không chính xác" từ các blogger. Bộ này còn cho rằng có khoảng 1 triệu blog, hầu hết trong số đó là không được kiểm soát. Trong tương lai gần, ông Doãn nói, ông sẽ yêu cầu Google và Yahoo trợ giúp để "chỉnh đốn" giới blog. Cả hai gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon đã bị chỉ trích nặng nề về việc giúp chính phủ Trung Quốc trấn áp những nhà bất đồng chính kiến.

Một số blogger Việt Nam nghĩ rằng việc thách thức chính quyền là hại nhiều hơn lợi và họ đã thúc đẩy những sửa đổi theo một chiều hướng nhẹ nhàng hơn.

Blog E-Learner 2.0 của Nguyễn Anh Hùng, là một ví dụ, sẽ dạy những trẻ em nghèo cách sử dụng công nghệ chỉ một lần đưa lên và vận hành. "Tôi muốn giúp để mọi người biết về những gì đang diễn ra trong nền kỹ thuật công nghệ ở Việt Nam," anh nói.

Trang blog Vàng Anh quảng bá cho quyền tự do ngôn luận song không phải là thúc đẩy cho một sự kết liễu chính thể đang cai trị. Các nhà hoạt động phía sau blog được nhiều người ngưỡng mộ thường gặp gỡ nhau mỗi tuần trên các chat room, họ thảo luận về những đề tài nóng của đất nước.

Song nhiều blogger thích thách thức chính quyền Cộng sản và người láng giềng lớn nhất của nó.

Tháng Mười hai năm ngoái, các blogger hoạt động xã hội đã cùng phối hợp tổ chức một cuộc phản kháng lớn ngay trước cửa Tòa Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nhắc lại chủ quyền tối cao của nước ông đối với quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, nơi cũng được yêu sách chủ quyền bởi Việt Nam và Đài Loan. Những người biểu tình -- hầu hết là sinh viên -- đã hô to "Đả đảo Trung Quốc !" và "Việt Nam muôn năm !"

Trang tin tức bị đột nhập

Vào tháng Năm, các blogger đã đột nhập vào trang Dân Trí, một trang Web tin tức phổ biến được nhà nước chỉnh đốn, rồi viết lên những khẩu hiệu ủng hộ dân chủ và tinh thần dân tộc ví như "Các công dân chúng ta, hãy đòi hỏi đa nguyên tư tưởng !" "Những người Cộng sản bịt miệng báo chí !"

Các blogger cũng đã chỉ trích cách xử lý có tính chất áp chế của công an đối với những người nông dân phản kháng, kêu ca việc chính quyền đã cự tuyệt trả cho họ những khoản bồi thường thỏa đáng về những phần đất bị nhà nước cho chiếm hữu.

Trong khi đó, hầu hết các blogger đang theo dõi việc truy cập vào chương trình Yahoo 360 của mình, một diễn đàn blog hết sức phổ biến đối với những người Việt Nam trẻ tuổi.

"Chúng tôi gặp may là chính quyền đã không kiểm duyệt Yahoo 360, thế nhưng họ sẽ làm với những quy định mới," Mr. Cold dự báo. "Chính quyền của chúng tôi đã chậm chạp trong việc phản ứng với các blog."

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

Phóng viên Mỹ viết về các blogger tại Việt Nam
VOA 15/12/2008

Trong bài viết cuối tuần trên nhật báo San Francisco Chronicle, ký giả Geoffrey Cain nói rằng hệ thống internet chuyển tải tin tức mau lẹ có được dễ dàng tại các quán cà phê internet và các viện đại học trên khắp lãnh thổ Việt Nam đang ngày càng thách thức đối với tình trạng kiểm duyệt và đảng cộng sản đương quyền trong nước.

Theo bài báo, một sinh viên ký tên trên mạng là Ông Lạnh viết nguyên văn rằng 'chúng tôi không cần xuống đường, không cần hò hét, mà chỉ cần ngồi trước màn hình của máy điện toán, viết bài và đưa lên trang blog'.

Ký giả Geoffrey Cain ghi nhận 'Ông Lạnh' là một thành phần của một lực lượng blogger, viết bài dưới những bút hiệu thu hút sự chú ý của người đọc.

Bài báo cho hay dù đã nới lỏng sự kiểm soát đối với các lực lượng thị trường trong những năm gần đây, đảng Cộng Sản vẫn kiểm soát chặt chẽ báo chí, truyền thanh và truyền hình trong nước.

Tháng 10 vừa rồi, chính quyền đã thiết lập một cơ quan mới để theo dõi internet, và sự hiện diện của cơ quan này khiến nhiều người lo ngại rằng giới hữu trách Việt Nam đang theo chân Trung Quốc trong việc thành lập điều mệnh danh là 'bức tường lửa vĩ đại' có tính cách kiểm duyệt, nhằm ngăn chặn những trang web chỉ trích chính quyền.

Bài báo cho biết theo ông Shawn Crispin, đại diện vùng Đông Nam Á của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo, trụ sở đặt tại New York, đạo luật cho phép thành lập cơ quan vừa kể đã tạo cơ hội để chính quyền có một cơ sở pháp lý nhằm đàn áp quyền tự do báo chí ở Việt Nam, nước được coi là tệ hại nhất trong khu vực về mặt chính quyền gây phiền nhiễu cho nhà văn, nhà báo.

Blogger: Thử thách lớn đối với chính quyền Việt Nam
VOA 15/12/2008

Thông tín viên Ben Stocking của AP cũng có một bài viết với nội dung tương tự, nói rằng những trang blog nở rộ trên internet đang tạo ra một thử thách lớn cho chính quyền Việt Nam.

Bài báo viết rằng mùa Thu vừa rồi, khi cảnh sát đụng độ giáo dân Công Giáo về vụ tranh chấp đất đai của giáo hội bị chính quyền tịch thâu, quần chúng đã đọc tất cả những tin tức liên quan tới vụ này trên những trang blog.

Hình ảnh, tin tức của các thông tấn xã tây phương liên quan tới các vụ cầu nguyện đã được đưa lên những trang blog, nơi tất cả các loại tin được loan tải, từ tin liên quan tới ma túy, hôn nhân, bệnh AIDS cho tới những lời chỉ trích chính phủ cộng sản.

Theo ông Ben Stocking, cho tới nay, nói một cách tổng quát, chính phủ vẫn giữ thái độ chưa đụng tay vào những trang blog này, nhưng các viên chức của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cho thấy đã mất kiên nhẫn. Các viên chức này nói rằng họ đang chuẩn bị những luật lệ mới để hạn chế các trang blog trong những vấn đề có tính cách cá nhân, có nghĩa là không được bàn cãi về chính trị.

Bài báo của phóng viên Ben Stocking cho biết cho tới nay Việt Nam chưa mạnh tay như Trung Quốc trong vụ đàn áp các trang blog có nội dung chính phủ không ưa thích.

Chính phủ hiện chỉ ngăn chặn một số trang web của người Việt hải ngoại mà chính phủ cho là một mối đe dọa về chính trị.

Bà Rebecca MacKinnon, giáo sư viện đại học Hồng Kông từng viết về các chính sách internet của Trung Quốc, cho rằng có thể chính phủ Việt Nam không muốn đương đầu với hậu quả của vụ đàn áp có thể xảy ra. Một số bloggers lại nói rằng chính phủ không theo kịp đà phát triển của những trang blog.

Thông Tấn Xã Vàng Anh, một trang blog được nhiều người đọc và tự phong cho mình danh hiệu thông tấn xã của quần chúng, cho rằng chính phủ không có kỹ thuật và nhân lực để kiểm soát mọi blogger.

Bloggers the new rebels in Vietnam
Geoffrey Cain, Chronicle Foreign Service
Sunday, December 14, 2008