Điều tra vụ giết SV Việt Nam ở Nga. |
Tác Giả: BBC News | ||||
Thứ Hai, 12 Tháng 1 Năm 2009 21:32 | ||||
Cùng lúc cảnh sát Nga cũng điều tra hai vụ giết hại người nước ngoài khác là một người Cameroon bị sát hại ở Moscow và một thanh niên Uzbekistan bị đâm chết tại St Petersburg, đều vào hôm thứ Bảy. Cả ba vụ đều bị cho là có thể mang lý do tấn công "sắc tộc". Tăng Quốc Bình, sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Tổng hợp Quốc gia về Quản lý (GUU), năm nay 20 tuổi. Bình bị một số kẻ lạ mặt tấn công khi từ một ký túc xá trường đại học ra bến tàu điện ngầm vào buổi tối thứ Sáu 9/1. Bị đâm bằng dao vào người nhiều nhát, Bình đã chết trong bệnh viện vào sáng 10/1. Hãng Interfax nói trước khi đi cấp cứu, Tăng Quốc Bình đã dùng điện thoại di động báo cho bạn rằng mình bị đâm vào "ngực và bụng". Văn phòng Công tố viên trưởng Liên bang Nga cho hay đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra. Có nguồn tin nói những kẻ tấn công hành động khi say rượu. Cơ quan điều tra được hãng tin Novosti trích lời nói đang "xem xét tất cả các khía cạnh của cuộc tấn công này, đặc biệt lý do phân biệt chủng tộc hay dân tộc chủ nghĩa". Phân biệt sắc tộc Các nhóm đấu tranh nhân quyền tại Nga nói số vụ tội phạm liên quan tới nạn phân biệt sắc tộc tại Nga đã tăng năm lần trong nửa thập niên qua. Tháng trước, một người nhập cư từ Tajikistan bị sát hại, chặt đầu và bị nhét vào bao đựng rác vứt ngay tại trung tâm Moscow. Một nhóm theo dân tộc chủ nghĩa sau đó đã nhận thực hiện vụ sát hại dã man này để "gửi thông điệp cảnh tỉnh tới nhà chức trách về con số dân nhập cư vào Moscow ngày càng lớn". Theo Văn phòng Nhân quyền Moscow, 113 người đã thiệt mạng và 340 người bị thương trong tổng cộng 254 cuộc tấn công có yếu tố phân biệt sắc tộc tại Nga từ tháng 1 tới tháng 8/2008. Trong các vụ mới nhất, ngoài Tăng Quốc Bình, một người Cameroon bị ba thanh niên đâm vào người bốn lần hôm 10/1 và chết trong bệnh viện. Người khác quốc tịch Uzbekistan cũng bị đâm chết tại một vũ trường ở St Petersburg. Cảnh sát đã bắt một thanh niên Nga từ Krasnoyarsk trong vụ này. Bảo vệ sinh viên
Tuấn đã bị một nhóm thanh niên đầu trọc tấn công hành hung và đâm chết trên đường phố hồi tháng 10/2004. Được biết nạn nhân bị đâm tới 37 lần. Cảnh sát St Petersburg đã bắt nhiều người trong vụ này. Tuy nhiên Tòa án Nga hồi tháng 11/2006 đã tha bổng toàn bộ 17 nghi phạm vì cho rằng "bên công tố đã không chứng minh được là họ gây ra vụ giết người'. Tòa Tối cao Nga sau đã duy trì bản án đó. Hàng trăm sinh viên Việt Nam sau đó đã xuống đường biểu tình phản đối. CHLB Nga là địa chỉ du học phổ biến cho sinh viên Việt Nam. Tuy quan hệ Nga - Việt đã thay đổi kể từ khi Liên bang Xô viết tan rã, chính phủ hai bên vẫn tuyên bố quyết tâm hợp tác chiến lược. Từ đầu năm 2009, Việt Nam miễn thị thực nhập cảnh cho công dân Nga trong thời hạn 15 ngày. Minh, Kiev Nước Nga ngày nay cũng như ngày xưa chẳng có gì để đáng học tập trong việc ứng xử cả. Các bạn trẻ đang học tập tại Nga nên cẩn thận trong việc đi lại và bảo vệ bản thân. Cuộc sống ở Nga đầy sự nguy hiểm. FM, Haiphong Còn tệ nạn xã hội, phân biệt chủng tộc ..., nước phát triển nào mà chẳng có? Ngay ở VN, bạn cũng có thể bị chết vì bất cứ lí do lãng xẹt nào. Kể cả bạn là người nước ngoài. Đã có một ông giáo sư sang VN hội thảo, đi bộ qua đường bị bọn phóng nhanh vượt ẩu tông chết ở HN. Bạn ở đâu, cũng nên nhớ đến câu: Hãy cảnh giác! Kind, North VN Những ai còn mơ màng về sự tử tế của nuớc Nga ngày nay đối với VN sẽ còn thất vọng dài. Du học ai không ham, nhưng phải là du học Âu-Mỹ mới thích. Nói thật với quý vị, con tôi thà học hành dốt ở VN, chớ có mười thứ học bổng đi Nga tôi cũng xin cho "hai chữ bình yên" quý vị ạ! Hien hau, Hanoi Spike, TP HCM Huy, Nhật Bản Không nêu tên Một nước Nga mới giờ đây là sự phân hóa giàu nghèo rõ nét, sự bất mãn trong cộng đồng dân cư có thu nhập thấp, sự lạnh lùng, vô cảm của những kẻ phất nhanh nhờ cơ chế... Người Nga không coi người Việt là anh em đâu mà là "của nợ" từ thời XHCN để lại, một thứ em út nghèo hèn mà họ đã từng phải cưu mang. 2. Giáo dục của Nga không phải là nền giáo dục cạnh tranh, chủ yếu dạy về lý thuyết, đạo đức của phần lớn giáo viên cũng xuống cấp. 3. Đừng trông mong gì vào hệ thống an ninh công quyền. 4. Những người đi học ở Nga về thường có cảm giác của kẻ "lỡ tàu": làm lại thì quá muộn, đành nhắm mắt đưa chân trong một cơ chế bức bách và khó chịu là các cơ quan nhà nước. 5. Nếu có chút ít lý trí, hãy tự học ngay trên quê hương mình hoặc cố gắng dành dụm, tìm hiểu các nước trong khu vực như Singapore. Binh Truong, Saigon Ẩn danh |