Home Tin Tức Thời Sự Cuộc cách mạng Cuba ở tuổi bóng xế chiều hôm.

Cuộc cách mạng Cuba ở tuổi bóng xế chiều hôm. PDF Print E-mail
Tác Giả: Morgan Neill – Phan Tường dịch   
Thứ Ba, 06 Tháng 1 Năm 2009 08:18

 
 Fidel Castro (hình trái), "một thời làm trùm!".
Ở năm thứ 50, cuộc cách mạng cộng sản ở Cuba lộ nét gìa nua


HAVANA, Cuba - Thứ Năm tuần này đánh dấu kỹ niệm cuộc cách mạng Cuba lần thứ 50, khi Fidel Castro và một nhóm du kích quân lật đổ nhà độc tài lâu đời của Cuba vốn được chính phủ Hoa Kỳ dạo đó ủng hộ.

Nhưng đó là ngày 1 tháng Một năm 1959, lâu qúa rồi. Ở Cuba ngày nay, khi người dân đề cập đến “cách mạng”, họ thường ám chỉ đến cái chính phủ đã gìa nua, lỗi thời của đất nước họ.

Trải qua nhiều năm, niềm hy vọng của con người dành cho tương lai của cuộc cách mạng năm xưa giờ hầu như chẳng có gì đáng gọi là cách mạng cả.

“Tôi hy vọng là nó sẽ tiếp tục vươn về phía trước, bởi vì đất nước này cần phát triển. Chúng tôi thật sự bị tụt hậu,” một sinh viên Cuba nói nhưng yêu cầu được dấu tên.

“Nhiều cơ may, cơ hội hơn nữa trong lãnh vực kinh tế và giao thông,” một người khác nói.

Nhưng đã có một thời khi mà những mục đích của cuộc cách mạng của một Cuba cộng sản này vốn cao cả và đẹp đẽ hơn thế kia.
Trong những ngày đầu năm 1959, khi Castro và những người chiến hữu với những chòm râu quai nón của ông tiến vào thành phố Havana trên những chiếc xe tăng và những chiếc xe hơi khác họ lấy được, họ nói về những thay đổi nhanh, cấp kỳ -- một sự chấm dứt tệ nạn tham nhũng, công lý cho người nghèo và độc lập cho đất nước, không còn bị ảnh hưởng của ngoại bang.

Một nữa thế kỷ sau, những thành tựu họ gặt hái được là một mớ hỗ lốn.

Chính phủ thường hãnh diện cho rằng nền y tế miễn phí như là một nghiệm pháp đánh gía sự thành công của mình.

“Cuba là một sức mạnh y tế toàn cầu,” ông Joaquin Garcia Salabarria, thứ trưởng Bộ Y tế nói. “Không ai nghi ngờ điều đó.”

Cũng được rêu rao bởi chính phủ: nền giáo dục. Tỉ lệ biết đọc biết viết là nằm trong những nước cao nhất thế giới, và cánh cửa vào đại học luôn rộng mở.

Nhưng sinh viên lấy làm thắc mắc tại sao họ không có thể đi lại một cách tự do, và tại sao chuyện tiếp cận vào Internet của họ bị hạn chế nhiều như thế.

Hầu hết người dân Cuba làm chỉ đủ ăn, vắt mũi bỏ miệng, và trong lúc chính phủ Cuba đổ thừa cho chính sách cấm vận của Hoa Kỳ lên Cuba kể từ năm 1962, những nhà phê bình khác lại nói rằng vấn đề nằm ở chỗ quản trị kém cỏi của nhà nước Cuba. Họ cho rằng cái đạt được qua cuộc cách mạng đã phải trả bằng một gía qúa sức đắt đỏ.

Những nhóm bất đồng chính kiến nói rằng Cuba hiện đang giam giữ hơn 200 tù nhân chính trị, một sự kết tội mà nhà nước Cuba phủ nhận.

Truyền hình, truyền thanh và báo chí tất cả đều bị kiểm soát bởi nhà nước.

Cuba đánh dấu kỹ niệm 50 năm ngày cách mạng thành công với ông chủ tịch mới, ông Raul Castro, người chính thức nắm lấy quyền lực hôm tháng Hai sau khi người anh ruột của ông ta là Fidel Castro từ chức vì lý do sức khỏe.

Nhưng cũng trong năm này, ông chủ tịch mới Raul Castro đã phải đối diện với nhiều khó khăn, bao gồm ba trận bão tàn phá Cuba dữ dội, gía thực phẩm nhập cảng tăng và gía “nickle” giảm mạnh, nickle là một trong những mặt hàng xuất cảng quan trọng hàng đầu của Cuba.
Trong bài diễn văn tuần này, chủ tịch Raul Castro đã cảnh báo người dân Cuba – là người có lợi tức trung bình khoảng 20 đô-la một tháng hoặc ít hơn – hãy chuẩn bị thắt lưng buộc bụng hơn nữa.

“Chuyện khó khăn đang nằm trước mắt,” ông Raul Castro nói với Quốc Hội. “Qúy vị phải hành

Một thiếu niên Cuba đang đi qua tấm bích chương kỷ niệm 50 năm ngày cách mạng Cuba thành công với hình của Fidel Castro.
động theo với chủ nghĩa hiện thực và điều chỉnh những khả năng biến ước mơ thành hiện thực.”

Sự tiếp cận thực dụng đó khác hẳn với chủ nghĩa lý tưởng trong những ngày đầu của cuộc cách mạng được lãnh đạo bởi người anh của ông ta.

“Tôi nghĩ rằng mừng kỹ niệm lần thứ 50 cũng đã được đánh dấu bởi một ý nghĩa thật sự rằng cố gắng duy trì sự thử nghiệm này và đóng khung, luật hóa nó đòi hỏi một sự thay đổi triệt để, toàn diện trong một thời gian ngắn nhất bởi những người lãnh đạo đất nước hôm nay,” bà Julia Sweig của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại nói.

Điều này, theo sau nó, có thể mang ý nghĩa là thay đổi để đối phó với hoàn cảnh mới. Nhưng, thật buồn cười làm sao, thay đổi có lẽ là điều cuối cùng người dân Cuba trông mong từ cuộc cách mạng này.