'Hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay rất tồi tệ. Nó chỉ là phương tiện cho Đảng CSVN tham nhũng, bóc lột, làm khổ dân lành. Do đó, bọn cướp đừng nên nói chuyện thượng tôn luật pháp làm gì.' (Saigon Echo) Chú thích của Saigon Echo (01/10/2008) - Chúng tôi cho đăng tải nguyên văn bài phỏng vấn Thứ Trưởng Công An Nguyễn Văn Hưởng để quý độc giả thây rõ lập trường "mọi rợ" của Đảng Cộng Sản VN.
Nguyên tắc là mọi người được bình đẳng trước pháp luật và đều phải tôn trọng pháp luật. Đúng như vậy. Nhưng vấn đề chủ chốt ở đây là pháp luật do chính quyền ban hành phải là thứ pháp luật đúng nghĩa. Mọi thứ luật pháp của Việt Nam hiện nay đều không phải là luật pháp đúng nghĩa, nên công dân không có bổn phận phải thi hành, vì:
- Từ căn bản, đó là thứ luật pháp phi nhân bản, cổ hủ của Cộng sản nhằm kiến tạo một thứ "thiên đường" giả tạo: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.
- Các luật lệ này chỉ do Đảng Cộng Sản lập ra nhằm phục vụ Đảng và các đảng viên.
- Đảng CSVN là độc đảng, độc tài.
- Do đó, toàn dân đều chống đối hệ thống pháp luật Việt Nam. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - mà trong đó có Đức TGM Ngô Quang Kiệt - trong những ngày vừa qua đã can đảm nói lên tiếng nói lương tâm, trung thực rằng: Hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay rất tồi tệ. Nó chỉ là phương tiện cho Đảng CSVN tham nhũng, bóc lột, làm khổ dân lành. Do đó, bọn cướp đừng nên nói chuyện thượng tôn luật pháp làm gì.
Trả lời phỏng vấn của TTXVN về quan điểm xử lý các vụ việc tranh chấp đất đai gần đây liên quan đến tôn giáo, Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Hưởng nhấn mạnh Nhà nước luôn đảm bảo sự công bằng của pháp luật đối với mọi công dân.
Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn:
Thưa Thứ trưởng, nguyên nhân sâu xa dẫn đến những vụ việc tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo gần đây là do đâu và phương hướng giải quyết của chính quyền là như thế nào ?
Với Việt Nam chúng ta, cũng như rất nhiều quốc gia lịch sử có chiến tranh khác trên khắp thế giới, quyền sở hữu đất đai là một vấn đề hết sức phức tạp. Thế kỷ trước, dưới chế độ thực dân xâm lược, Pháp chiếm đất đai rồi cung cấp cho các đối tượng từ những sở hữu gốc có thể là của Phật giáo, có thể là của các tổ chức, cá nhân khác. Khi đất nước độc lập, Luật pháp Việt Nam qui định rõ đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý. Mọi đối tượng chỉ được quyền sử dụng khi được Nhà nước cấp phép. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, đất đai cũng có sự thay đổi sở hữu với những lý do khác nhau, như trường hợp ở 178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung (Hà Nội) là một ví dụ….
Nguyên nhân đầu tiên tôi cho rằng nhiều giáo dân chưa hiểu biết về luật pháp. Còn một nguyên nhân khác nữa là một thiểu số lãnh đạo giáo phận Hà Nội lợi dụng chính sách tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước để đòi quyền lợi không chính đáng, bất hợp pháp. Họ hy vọng nơi này, nơi kia, thế lực này, thế lực khác ủng hộ để gây mất ổn định. Nhưng họ quên mất rằng, thế giới bây giờ sống trong tinh thần thượng tôn pháp luật.
Vậy, hướng giải quyết của chính quyền về việc này thế nào, thưa Thứ trưởng?
Nhà nước ta luôn coi trọng các vấn đề xã hội. Chính sách phát triển kinh tế luôn song hành với các chính sách xã hội, trong đó có tín ngưỡng luôn được quan tâm, tôn trọng, vì đó là nguyện vọng, là cuộc sống tinh thần của người dân. Tín ngưỡng đã được quy định trong Pháp lệnh tôn giáo. Cho nên, mong muốn của công dân muốn được giải quyết phải trên cơ sở thực thi chính sách, Pháp lệnh tôn giáo.
Như tôi đã nói, trong lịch sử nước ta, vấn đề quyền sở hữu đất đai rất phức tạp. Vậy nên giải quyết đất cho tất cả các tổ chức, cá nhân, trong đó có tôn giáo phải dựa trên luật pháp Việt Nam. Những tổ chức, cá nhân nào có nhu cầu sử dụng đất phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước, tức là có đơn trình bày về nhu cầu sử dụng đất thì Nhà nước sẽ xem xét các nhu cầu chính đáng để giải quyết…
Việc Tổng giám mục giáo phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt có những hành động và phát ngôn như công luận đã thông tin thời gian qua đã để lại hậu quả gì cho chính ông Tổng giám mục, thưa Thứ trưởng?
Trước hết là đối với chính bản thân ông Ngô Quang Kiệt bị mất uy tín. Bởi lẽ, một đức cha, một vị giám mục giáo phận Thủ đô phải rất am hiểu pháp luật, và hơn ai hết phải là người hành xử sao cho đúng với ý nghĩa sống phúc âm trong lòng dân tộc. Thật tiếc là ông ấy đã không làm được như vậy.
Giáo phận Hà Nội luôn có vị trí quan trọng đối với đất nước, thì việc làm của ông Tổng giám mục sẽ tạo ra sự nhìn nhận ra sao về Tòa giám mục Hà Nội. Đây không còn là câu chuyện riêng của ông Ngô Quang Kiệt, bởi vậy ông đã làm mất uy tín của giáo phận Hà Nội.
Quan trọng hơn là ông Kiệt đã làm tổn hại mối quan hệ giữa Giáo hội với chính quyền Hà Nội bằng việc bất hợp tác, vu cáo chính quyền, kích động, tổ chức cho giáo dân làm việc phi pháp… Ông làm tổn hại đến mối đoàn kết trong cộng đồng, giữa Giáo dân với Lương dân. Dù muốn dù không, nhưng hình ảnh đẹp đẽ của những Giáo dân ngoan đạo, hiền lành ít nhiều đã bị phai nhòa, thay vào đó là hình ảnh những con người hung hãn đập phá tài sản chung, mang những vật linh thiêng của giáo phái đặt ở những nơi nhếch nhác để thờ tự…
Cuối cùng, tôi muốn nói rằng chính Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt còn gây khó khăn cho mối quan hệ của Vatican với Việt Nam.
Thứ trưởng đánh giá thế nào về việc giải quyết vụ việc này của chính quyền Thành phố Hà Nội và Công an Hà Nội?
Chính quyền Thành phố Hà Nội và Công an Hà Nội đã làm việc rất tốt. Họ nắm vững đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước. Họ hết sức kiên trì, có thái độ hợp tác với giáo phận, chấp nhận đối thoại công khai để đi đến giải quyết hợp tình, hợp lý. Tuy nhiên, với chức trách chính quyền, nên khi một số Giáo dân, chức sắc tôn giáo vi phạm pháp luật thì phải xử lý. Có như vậy mới đảm bảo sự công bằng của pháp luật đối với mọi công dân. |