Home Tin Tức Thời Sự Giá Trị Lịch Sử và Pháp Lý Liên Quan Tới Quyền Sở Hữu Bất Động Sản của Tòa TGM Hà Nội

Giá Trị Lịch Sử và Pháp Lý Liên Quan Tới Quyền Sở Hữu Bất Động Sản của Tòa TGM Hà Nội PDF Print E-mail
Tác Giả: Bai An Tran   
Thứ Ba, 30 Tháng 9 Năm 2008 06:04

Ls Trần Lê Nguyên

Từ gần hơn tuần nay, nhiều bài viết và ý kiến được phát biểu trên các phương tiện truyền thông khá dồi dào và đôi khi có những lý giải hoàn toàn trái ngược nhau trên cùng một sự kiện lịch sử, khởi đầu từ khi công bố Văn Thư của HT Thích Trung Hậu, thừa ủy nhiệm Hội Đồng Trị Sư Giáo Hội Phật Giáo Việt nam (GHPGVN) gửi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với lập luận rằng khu đất Tòa Khâm sứ tọa lạc từng thuộc quyền sở hữu của Phật giáo và yều cầu GHPGVN cần được tham khảo trước khi có quyết định cụ thể liên hệ đến sự việc trên [1].

A- Trước tiên chúng tôi thử phân tách những luận cứ trong Văn Thư nói trên và đem so sánh với những tư liệu lịch sử hiện có nhằm tìm ra sự thật của nhửng sự kiện lịch sử đã xẩy ra như thế, không thêm bớt.

Những luận cứ trong Văn Thư của GHPGVN:

1. Mở đầu Văn Thư cho biết rằng căn cứ các tài liệu lịch sử, chùa Báo Thiên là một trong bốn di sản văn hóa lớn của Phật giáo được xây cất từ năm 1057 dưới thời vua Lý Thánh Tông", sau đó HT Thích Trung Hậu tự đồng hoá Phật giáo với Giáo Hội Phật Giáo Việt nam (GHPGVN) đã là sở hữu chủ liên tục chùa Báo Thiên trong suốt 825 năm, tức từ năm 1057 cho đến năm 1883.

2. Tiếp theo HT Thích Trung Hậu quyết đoán rằng vào năm 1883, chính quyền thực dân Pháp cưỡng chiếm rồi giao cho Thiên Chúa giáo, cụ thể là Giám mục Puginier sử dụng.

3. Sau cùng HT Thích Trung Hậu diễn giải Chùa Báo Thiên tọa lạc trên khu đất rộng vài ngàn mét vuông, đã bị đập phá rồi xây dựng Nhà thờ Lớn Hà Nội và Tòa Khâm sứ lên trên đó và HT kết luận là GHPGVN cần được tham khảo trước khi Thủ Tướng có quyết định (thỏa thuận trao trả đã được Toà Tổng Giám Mục và Chính quyền đồng ý trên nguyên tắc và theo một tiến trình bắt đầu từ hai tuần trươc Tết Mậu Tý).

Những Chứng Từ Lịch Sử:

- Về sự thực quyền sở hữu chủ chùa Báo Thiên

• Sách Việt nam Danh Lam Cổ Tự, Võ Văn Tường, Nhà Xuật Bản Khoa Học Xã Hội 1992, trang XIV: Vua Lý Thánh Tông thuộc thế hệ thứ nhất của thiền phái Thảo Đường; trang XV: các chùa tháp lớn ở Thới Lý phần lớn do nhà vua hay các quan bỏ tiền xây dụng, nhất là những nơi có cảnh đẹp nuí non. Trong ngoài Thành Thăng Long chùa được xây dựng khắp nơi.

• Thực tế lịch sử: Các chùa chiền tại Việt nam thuộc tư nhân hoặc vua chúa, các ông hoàng bà chúa, các nhà giầu có tư nhân. Quyền sở hữu cuả mối chùa hoàn toàn độc lập và riêng tư, không thuộc quyền sở hữu một tổ chức phật giáo nào.

Năm 1964, Giáo Hôi Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHVNTN), hoạt động độc lập, không được Chính quyền công nhận, ra đời tại Saigon cũng chỉ có tính chật điều hợp các sinh hoạt tôn giáo và hành chánh chứ không có gì thay đổi quan trọng vế quyền sở hữu các chùa.

Năm 1981, GHPGVN ra đời tại Hà nội, bị chính quyền chi phối, không độc lập và người dân gọi là Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh, được chính thức công nhận và có tư cách pháp nhân cũng chỉ có rất ít chùa và vài bất đông sàn được Chính Quyên Việt nam cấp phát cho không hàng chục hec-ta đất tại Hà nôi, Đà Lạt, v.v...;

Vậy việc HT Thích Trung Hậu quyết đoán vô bằng cớ rằng GHPGVN, là chủ ngôi chùa và tháp Báo Thiên là không có cơ sở, không đúng với thực tế cũng như dữ liệu lịch sử. Trong khí đó, thửc tế lịch sử cho thấy Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, qua các triều đại khác nhau, luôn luôn là sở hữu chủ liên tục công khai và ổn định từ 125 năm nay.

Hơn nữa chính bản thân GHPGVN chỉ mới được thành lập và có tư cách pháp nhân vào ngày 7 tháng 11 năm 1981 tại Hà Nội, làm sao mà Hoà Thượng bạo gan dám xác quyết GHPGVN là sở hữu chủ liên tục bất động sản Chùa Báo Thiên từ 825 năm để đòi được tham khảo ý kiên về việc trao trả lại bất động sản thuộc quyền sở hữu của Toà Tổng Giám Mục.

Đàng khác từ năm 1883 tới trước ngày 16/02/2008, tức 125 năm sau, không có một cá nhân nào, một tổ chức nào đăt vấn đề liên quan tới quyền sở hữu bất động sản của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.

Nay bỗng dưng GHPGVN tự nhận là sở hữu bất động sản đã được thoả thuận tiến trình giải quyết giữa Toà TGM và Chính quyên Việt nam.

Do hành vi này, moị người dân bình thường có quyền nghi ngờ ý đồ tăm tối của GHPGVN qua HT Thích Trung Hậu đại diện.

- Về việc Chính Quyền thực dân Pháp cưỡng chiếm

Mốc thời gian 1883, Bắc Kỳ là đất bảo hộ của Pháp nhưng vẫn do quan chức của Triều Đình Huế quản trị hành chánh. Vị Tổng Đốc Hà Nội lúc bấy giờ là ông Nguyễn Hữu Độ.

Chính vị Tổng Đốc này sau khi không tìm ra các thừa kế bất động sản chùa Báo Thiên, đã bị hoang phế đổ nát do thời gian và chiến tranh đã cấp quyền sở hữu chủ cho Giám Mục Puginier, cai quản giáo xứ Hà nội.

Ông Bonnal, lúc bấy giờ là Công Sứ Pháp Hà Nội đã từ chối lời yều cầu xin cấp đất xây Nhà Thờ Lớn (Saint-Joseph) lấy lý do là ông không có thẩm quyền.

• Xin Xem «Hanoi pendant la période héroique. 1873-1888” trang 125, của tác giả André Masson. Librairie Orientaliste Paul Genthner. 13 rue Jacob (VIe). 1929’, Masson-Hanoi và Những kỷ niệm của Công Sứ Bonna: Souvenir de Bonnal;

Về sự thực Chùa Báo Thiên bị đập phá:

• Tình trạng hoang tàn của chùa Báo Thiên: Hà Nội Nghìn Xưa, trang 177;
• Về sự xụp đổ của tháp Báo Thiên: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Việt Sử Lược;
• Chùa Báo Thiên bị bỏ hoang: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Việt Sử Lược;
• Tháp Báo Thiên bị quân Minh phá sập dể lấy đồng khi Lê Lợi bao vây thành Thăng Long: Nghĩ về Thăng Long Hà Nội (Nhà Xuất Bản Trẻ 2001, TP. HCH, tr 100-105).

Sau 4 năm xây dựng, Ngôi Thánh Đưòng Nhà Thờ Lớn được khánh thành ngày 23 tháng 12 năm 1887.

Vậy việc HT Thích Trung Hậu cáo buộc bị chính quyền thực dân Pháp cưỡng chiếm rồi giao cho Thiên Chúa giáo vào 1883 là không xác thực và vô căn cứ và bóp méo lịch sử.

Đó là những dữ kiện và tài liệu lịch sử dễ dàng kiểm chứng.

Không ai có thể thay đổi được lịch sử nhưng mỗi người chúng ta có thể rút ra được những bài học lịch sử để ứng dụng vào đời sống và xây dựng quốc gia tốt hơn.

Đã không phải là chủ bất động sản hay có lợi ích gì liện quan đến phần đất cũ xa xưa của chùa Báo Thiên từ 1051 năm (1057-2008) nay, GHPGVN, qua Văn Thư trên, đã tỏ ra ý đồ không minh bạch trong việc tự cho mình là sở hữu chủ và đòi đựơc tham vấn vụ việc.

Sự kiện nền đất chuà Báo Thiên có liên quan tới Bất Động Sản nay thuộc Quyền Sở Hữu thuộc Tòa TGM Hà Nội cũng chỉ có tính cách dấu vết lịch sử giống như việc đổi chủ của bất cứ bất động sản nào tại Việt nam hay trên thế giới.

Tuyệt nhiên không mang lợi gì hay quyền gì cho những vết tích lịch sử đó.

Chỉ người chủ đích thực của bất động sản mói có đầy đủ các quyền lợi phát sinh từ quyền sở hữu theo quy định của các Điều 192, 193,, 195, 197 v.v... của Luật Dân Sự Việt nam, Luật số 33/2005/QH11.

A- Luật pháp Việt nam qui định thế nào về Bất Đông Sản trong tình huống trên.

Bộ Luật Dân Sự Việt nam, Luật số 33/2005/QH11;

Xác lập quyền sở hữu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

• Điều 246: Quyền sở hưũ có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Vị Tổng Đốc Hà Nội lúc bấy giờ là ông Nguyễn Hữu Độ, đại diện Triều Đình Huế cấp quyền sở hữu chủ cho GM Puginier, quản trị giáo xứ Hà nội là đúng pháp luật.

Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 30 năm:

• Điều 247: Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.

1- Người chiếm hữu, người được lọi về tài sản không có căn cứ pháp luật, nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, thi trở thành sở hữ chủ tài sản đó, kể từ thới điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp qui định tại khoản 2 này.

Nếu như giả thuyết cho rằng Chính Quyền thực dân Pháp có làm áp lực vói Tổng Đốc Nguyễn Hữu Độ trong việc cấp quyền sở hữu bất động sản cho GM Puginier thì quyền sở hữu này cũng không bị ảnh hưởng gì vì thời hiệu tới này đã 125 năm.

Ngoài ra Điều 1 phần cuối: Bộ Luật Dân Sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức...; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự...

Tóm lại việc thủ đắc bất động sản số 40 Phố Nhà Chung của GM Puginier từ Vị Tổng Đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ là hoàn toàn hợp pháp.

Tài sản naỳ được chiếm giữ và truyền kế liên tục qua các vị GM nối tiếp khác nhau kể từ 1883 cho tới nay (năm 2008), là TGM Ngô Quang Kiệt.

Việc Giáo Phận Hà Nội cho Đức Khâm Sứ John Dooley mượn một toà nhà (Chính Quyền quận Hoàn Kiếm Hà Nội cho gắn vào số 42) làm Toà Khâm Sứ cho đến khi Ngài bị trục xuất vào năm 1959 không thể coi là bất động sản thuộc quyền sở hữu của Toà Thánh Vatican.

Việc một giáo phận cho Đức Khâm Sứ mược làm Toà Khâm Sứ tại một quốc gia có bang giao với Toà Thánh Vatican là một thông lệ trên toàn thế giới chứ không riêng Tổng Giáo Phận Hà nội.

Người thuê nhà luôn luôn vẫn là người thuê nhà.

Ngày nay việc Tổng Giáo Phận Hà Nội đòi laị tài sản của giáo phận mình, bị chiếm dụng trong thời điểm Chính Quyền cai trị bằng vũ lực, vô luật lệ từ hơn 50 năm nay cũng là bình thường vì Việt nam hiện nay đã có luật pháp qui đinh giải quyế quyền sở hữu bất động sản.

Thực vậy:

Điều 256: quyền đòi lại tài sản

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hớp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người xử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đôí với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặcquyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó...

Điều 259: Quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp...

Điều 260: quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

Chủ sở hữu, ngiiờ chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bối thườnh thiệt hại.

Kết Luận:

Lịch sử thay đổi chủ của một BDS là điểu tất yếu phải xẩy ra theo quy luật kinh tế và phát triển quốc gia.
Bởi thế, mổi quốc gia [2] đều phải có một bộ luật Dân Sự căn bản qui định các mối tương quan này và nhằm bảo đảm an toàn pháp lý các mối tương quan đó: ví dụ như các điều khoản liên quan tới người chiếm hưũ ngay tình trở thành sở hữu chủ tài sản, các thời hiêu thủ đắc và thời hiệu tiêu diệt tố quyền (limitation of actions: Acquisitive prescription and extinctive prescription).

Sự kiện nền đất chuà Báo Thiên trước đây 825 năm thuộc sở hữu chủ tư nhân, đưởc thủ đắc hợp pháp, và kết thừa cho tới nay thuộc Tòa TGM Hà Nội, giống như việc đổi chủ của bất cứ bất động sản nào tại Việt nam hay trên thế giới.

Nên giá trị lịch sử của chùa Báo Thiên thuộc phần lịch sử hình thành khu BDS Nhà Thờ Lớn và Toà Khâm Sứ không cho phép bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào can dự vào quyền sở hữu chủ của Tòa TGM Hà Nội như Bộ Luật Dân Sự đã qui định nêu trên.

Giá trị pháp lý Quyền Sở Hữu BDS số 40 Phố Nhà Chung bao gồm Toà Khâm Sứ rõ ràng là chắc chắn minh bạch và bất khả tranh cãi.

Việc trì hoãn trả lại bằng cách dàn dựng những lý do không chính đáng hay tạo ra các làn sóng tranh cãi vô bố ích gây chia rẽ, gây hỏa mù càng làm mất uy tín và niềm tin trong dân chúng.

Một nhà nước đang trên đà phát triển để trở thành một nhà nuớc pháp quyền không thể hành sử như cung cách hiện nay.

Cả nước và cả thế giới đang chăm chú theo dõi cách ứng xử của Chính quyền ngay tại Trung tâm Thủ Đô Hà Nôi.

Ghi Chú:

[[1] Nội dung Văn Thư: Căn cứ các tài liệu lịch sử, chùa Báo Thiên là một trong Tứ đại khí (bốn di sản văn hóa lớn) của Phật giáo, mà cũng là của cố đô Thăng Long, được xây cất từ năm 1057 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Phật giáo Việt Nam, một tôn giáo luôn luôn đồng hành với dân tộc qua những thăng trầm của vận nước, dù với tư cách là một Giáo hội hay là một bộ phận lớn nhất của cộng đồng dân tộc, đã liên tục là sở hữu chủ của cơ sở này trong 825 năm cho đến năm 1883 khi bị chính quyền thực dân Pháp cưỡng chiếm rồi giao cho Thiên Chúa giáo, cụ thể là Giám mục Puginier sử dụng.

Chùa Báo Thiên, một di sản văn hóa đồ sộ vào bậc nhất nước ta tọa lạc trên khu đất rộng vài ngàn mét vuông, đã bị đập phá rồi xây dựng Nhà thờ Lớn Hà Nội và Tòa Khâm sứ lên trên đó.

Vừa qua, một số người lên tiếng đòi Chính phủ giao trả Tòa Khâm sứ cũ ấy cho Thiên Chúa giáo, gây nhiều xôn xao trong quần chúng nhân dân. Chúng tôi đề nghị Thủ tướng nên xem Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một trong những thành phần chủ yếu để tham khảo trước khi có quyết định cụ thể liên hệ đến sự việc trên.

Trân trọng kính chào Cụ Thủ tướng.
Kính thư

T.U.N. BAN THƯỜNG TRỰC HĐTS GHPGVN
TRƯỞNG BAN VĂN HÓA TRUNG ƯƠNG
(đã ký)
Hòa thượng THÍCH TRUNG HẬU

[2]- Bộ Dân Luật Pháp: Le délai de prescription en droit français est de 30 ans comme l'énonce l'article 2262 du code civil. « Toutes les actions, tant réelles que personnelles, sont prescrites par trente ans, sans que celui qui allègue cette prescription soit obligé d'en rapporter un titre ou qu'on puisse lui opposer l'exception déduite de la mauvaise foi.» Folleville, Daniel de.
Considérations générales sur l'acquisition ou la libération par l'effet du temps. Essai sur le titre de la prescription. Paris: E. Thorin, 1869. 155 p.; 24 cm.
- Bộ Dân Luât Québec, Canada: các điều luật: từ 2875-2933 CVQ.
- Thời hạn hành sử tố quyền tại Australie, Canada và Hoa Kỳ: Handford, Peter R., Limitation of actions: he Australian law / by Peter Handford., Pyrmont, N.S.W.: Thomson Legal & Regulatory Group, 2004.
Joffe, Hal, Federal limitation periods: a handbook of limitation periods and other statutory time limits / prepared by Hal Joffe, Susan Ditta, Heather Crisp., Toronto: Butterworths, c1978-1986, v. (feuillets mobiles).
Baudry-Lacantinerie, Gabriel, 1837-1913. Prescription, traité théorique et pratique de droit civil, vol. xxviii, nos. 1-815 (4th ed. 1924) / Baudry-Lacantinerie & Tissier; Chapter 4: of the different manners in which actions are extinguished or become ineffective, and especially of prescription, Droit civil français vol. xii, 770-776 bis (6th ed. 1958, by Paul Esmein) / Aubry & Rau; Notes on liberative prescription, 50 revue trimestrielle de droit civil, 171-181 (1952) / Jean C. Carbonnier. An english translation by the Louisiana States Law Institute.