Cú Hồi Mã Thương Của Ông Mccain |
Tác Giả: Vi Anh |
Thứ Ba, 28 Tháng 10 Năm 2008 08:14 |
Giai thoại đã có khá lâu trong lịch sử bầu cử Mỹ nhưng vẫn còn giá trị để rút kinh nghiệm trong cuộc bầu cử tổng thống 4 tháng 11 năm 2008, hào hứng, sôi động, và mới lạ này, với một ứng cử viên (ưcv) tổng thống Da Đen và một ưcv phó tổng thống Nữ. Cái gương của Tổng Thống Harry Truman của Đảng Dân Chủ trở thành niềm hy vọng cho phe Ô McCain và Đảng Cộng Hoà đang rất lo cho cuộc bầu cử còn chưa đầy hai tuần nữa. Ong Truman, phó tổng thống Dân Chủ, bị xem là một nhân vật lu mờ, may mắn lên thay TT Franklin Roosevelt chết năm 1945, ra tái ứng cử vào năm 1948. Đối thủ của Ô Truman là Ô Thomas Dewey ứng cử viên của Đảng Cộng Hoà vượt trội và dẫn đầu liên tục, coi như chắc thắng Ô Truman vào ngày bầu 2 tháng 11. Tờ báo Chicago Daily Tribune tin chắc đến mức sáng ngay ngày bầu cử đã loan tin hàng đầu: "Dewy Hạ Truman". Vài giờ sau, Ô Truman được công bố chiến thắng. Trong kỳ bầu tổng thống năm 2008 này, trong thời gian con 13 ngày nữa là đến ngày bầu cử, những người Cộng Hoà hy vọng làm lại lịch sử. Hoàn cảnh lúc này có những điểm tương đồng với giai thoại Truman. Trong thời bầu cử sơ bộ, Đảng Cộng Hoà kỳ vọng nơi Ô Cựu Thống Đốc tiểu bang lớn New York, một người rất sáng giá, thế mà giờ chót vị Thương Nghị sĩ của một tiểu bang nhỏ nghèo là TNS McCain được chọn rất sớm làm ưcv tổng thống cho Đảng Cộng Hoà. Cũng như trước đó, trong kỳ bầu cử Thượng và Hạ Viện giữa nhiệm kỳ tổng thống, chánh quyền trong tay Đảng Cộng Hoà, Đảng Cộng Hoà đang kiểm soát đa số Quốc Hội, thế mà Đảng Dân Chủ giành được nhiều ghế dân biểu nghi sĩ hơn, trở thành Khối Đa số ở Quốc Hội. Như trong lúc này, khi thời hạn bầu cử gần kề, người ta thấy nhiều nhân vật Cộng Hoà tuyên bố ủng hộ Obama của đảng Dân Chủ. Đáng chú ý nhứt là Tướng Colin Powell, Tổng Trưởng Ngoại Giao nhiều năm cho TT Bush, đồng đội lâu năm của TNS McCain, đảng viên Đảng Cộng Hoà, tuyên bố ủng hô TNS Obama, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ. Ứng cử viên tổng thống Dân Chủ lúc bấy giờ, trong hai tuần lễ chót Ô Truman đảo ngược tình hình bằng cách vận động tối đa những thợ thuyền, những người kinh doanh nhỏ ở miền Trung Tây nước Mỹ. Đó là lớp người tượng trưng qua danh từ "Ong Thợ Ống Nước Joe" được ưcv McCain nêu ra để tố Ô Obama có ý tăng thuế và doanh thu. Ong Thợ Ống Nước Joe đó được và hai ưcv nhắc đi nhắc lại mấy chục lần trong cuộc tranh luận lần thứ ba. Tương đối có kết quả. Dù Bà Phó Palin bị báo Politico phanh phui xài 150 000 Đô la của Đảng Cộng Hoà (luật cấm dùng quỹ tranh cử nhưng không cấm dùng quỹ Đảng cho chuyện này) để làm mặt, làm tóc, mua quần áo từ ngày được mời đứng chung liên danh với Ô McCain, câu Ô McCain nói "Tôi không phải là TT Bush" để chống lại việc Ô Obama cột chặt Ong McCain với TT Bush, đã phần nào làm cho tỷ lệ cử tri tin vào chính sách kinh tế mà ông McCain. Thăm dò của hãng thông tấn AP thực hiện vào ngày thứ 12 trước ngày bầu cử nói rằng số phiếu cách biệt chỉ còn đúng 1%, Obama được 44% McCain được 43%. Nhưng thăm dò của Washington Post và ABC thì Ô Obama hơn 9% số phiếu; của NBC và WSJ, hơn 11%; và của PEW, Obama dẫn trước tới 14%. Kết quả thăm dò chỉ có tinh chỉ dẫn tương đối, không thể tin được Thăm dò trong bầu cử sơ bộ, lúc nào Bà Hillary cũng dẩn đầu bên Dân Chủ, Ô McCain lẹt đẹt bên Cộng Hoà, thế mà Ô Obama và Ô McCain thắng. Nhứt là thăm dò gần ngày bầu cử lại không đáng tin hơn vì nhiều báo, truyền hình đã bày tỏ lập trường ủng hộ ưcv. Chỉ cần đặt câu hỏi, chọn mẩu người và vùng thăm dò là có thể đưa ưcv lên điểm cao! Theo báo Wall Street Journal-NBC và New York Times-CBS, về thành phần cử tri, điểm của ưcv Obama vẫn lên cao trong mọi hàng ngũ cử tri (màu sắc chánh trị, giới tính, màu da, tuổi tác). Còn ưcv McCain điểm chỉ lên nhưng lên rất thấp trong hàng ngũ trẻ và phụ nữ, kỳ dư đều xuống thấp. Ô McCain khai thác tối đa thế hồi mã thương và cú đà đao trong những ngày sát cuộc bầu cử, thời gian mà những người bỏ thăm bàng thơ hay bỏ thăm trước đã bắt đầu. Đường đao vớt ra sau vào giờ chót là: "Tôi là Thợ Ống Nước Joe, đừng đánh thuế tôi". Không có cuộc gặp gỡ cử tri nào, không bài nói chuyện trước công chúng nào, Ô McCain không nhắc đến khẩu hiệu đó. Trên trang web của Ong, trương cao khẩu hiệu đó. Còn về an ninh quốc phòng, Ô McCain tăng liều thuốc. Ong nói đến hiểm hoạ chiến tranh nguyên tử. Đó là đòn sanh tử Ong dùng để ám chỉ Ô Obama là con người "xã hội chủ nghĩa" (socialiste). Theo ngôn ngữ của người Mỹ, đó là người chủ trương một nhà nước cực kỳ quan lại và một chế độ thuế khoá nặng nề. Tất cả động tác của cú hồi mã thương và đòn đà đao trong hiệp cuối này, ưcv McCain muốn biến ưcv Obama thành con người tả phái (gauchiste) đã dấu kín lập trường và tâm địa của mình. Trái lại những giấc mơ Mỹ của người Thợ Ống Nước Joe. Mục đích tối hậu của cú hồi mà thương và đòn đà đao này của ưcv McCain này là muốn tạo lại "hiệu ứng Bradley" đã khiến Thị Trưỏng Bradley Da Đen ra ứng cử thống đốc Cali năm 1982, từ thăm dò cho đến báo chí đều cho thấy chắc thắng nhưng kết quả thua một ưcv Da Trắng, chỉ vì Bradley Da Đen. Trong khi đó, vào thời điểm còn đúng 2 tuần nữa là bầu cử ưcv Dân Chủ Barack Obama phải tạm rời cuộc đua tiến về Nhà Trắng để đi Hawaii giữa Thái bình dương thăm bà ngoại của ông đang lâm trọng bệnh -- trong hai ngày. Hai ngày là 20% thời lương tranh cử mà ưcv phải chạy theo cây kim đồng hồ. Ô. Obama phải huỷ bỏ các cuộc tiếp xúc với cử tri ở hai bang Iowa và Wisconsin. Bà Madelyn Dunham, bà ngoại Ô Obama là một người Da Trắng, đã dưỡng dục ông Obama từ thuở nhỏ. Bà là người được ông Obama nhắc đến ngay ở phần đầu của bài diễn văn nhận lời đề cử của đảng ra tranh chức Tổng Thống đọc tại thành phố Denver. Trong bài diễn văn này, ông Obama gọi Bà là người phụ nữ ông luôn kính trọng, đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của ông. Bộ tham mưu tranh cử lo ngại hai ngày vắng mặt vì việc gia đình trong thời kỳ vận động dầu sôi lửa bỏng này là một thất lợi cho ưcv Obama. Nhưng nhiều nhà bình luận cho rằng Bà Ngoại Ô Obama vào tuổi 85 khi trọng bịnh còn đã tặng cho Ô Obama một món quà hai ý nghĩa. Bà muốn nói với người Mỹ Obama không phải hoàn toàn là người Da Đen; Bà dưỡng dục Obama ngay từ tuổi ấu thơ đến xuất thân đại học, theo lối sống Mỹ. Một bài thuốc hoá giải những nọc độc kỳ thị trong những mũi tên mà kẻ thù nhắm vào Ô Obama. Hiệu ứng Bradley từ năm 1982 ở Cali có còn ép phê không? Theo các nhà nghiên cứu, các thăm dò thì đã loãng. Nhưng những mặc cảm như mặc cảm kỳ thị màu da là điều con người để tận đáy tâm can, đâu bao giờ nói ra, chỉ bộc lộ nơi kín đáo như trong phòng phiếu kín. Chớ bên ngoài cuộc sống của xã hội Mỹ, trong khi McCain ráng hết sức bình sanh, dùng thế hồi mã thương, đòn đà đao để hy vọng lật ngược thế cờ, hầu hết - nếu không muốn nói là tất cả - những cuộc thăm dò mới được phổ biến đều nói đường tiến vào Nhà Trắng của ông Obama vẫn đang rộng hơn cửa của ông McCain. Báo The Washington Times, tờ báo ủng hộ ông McCain và đảng Cộng Hòa từ những ngày đầu tiên, cũng nói như vậy. Những tiểu bang từng bỏ phiếu đưa ông Bush vào Nhà Trắng hồi năm 2000 và 2004, đặc biệt ở những tiểu bang gồm Iowa, New Mexico và Virginia, năm nay O McCain không đưọc thế như Ô Bush trước kia. Còn các tiểu bang ủng hô Ô Kerry bốn năm trước vẫn ủng hộ Ô Obama năm nay. Nếu Ô Obama thành công tại các tiểu bang hai ưcv đang tranh chấp là Iowa, New Mexico và Virginia, ông Obama sẽ trở thành vị tổng thống da mầu đầu tiên của lịch sử chính trị Mỹ. Nhìn chung kinh tế và công ăn việc làm trờ thành vấn đề chánh của cử tri Mỹ dùng để đánh giá hai ưcv. Vấn để chiến tranh bị mờ đi trong hai tuần lể chót của cuộc vận động. Đây là cuộc bầu cử sôi nồi nhứt trong vòng 50 năm trở lại đây. |