LTS: Đây là ý kiến riêng của Linh Vũ, không nhất thiết là ý kiến của bổn báo. Chúng tôi đăng để rộng đường dư luận và sẵn lòng đón nhận những ý kiến khác biệt.
Cali Today News - Trong bài viết về chính trị Hoa Kỳ trong khoa bói toán trước đây của tôi luận bàn về ba ứng cử viên Tổng Thống Hillary Clinton, Barack Obama và John McCain đã có nhiều người bàn luận và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau bệnh vực lẫn đả kích. Thật ra đó chỉ là một đề tài hạn hẹp trong phạm vi cá nhân để chia xẻ cùng mọi người trong mùa bầu cử và nhất là cung cấp chút nguồn vui trong những ngày cuối tuần cho những ai thích đề tài "politics" chứ không có ý đồ gì khác. Sau khi đọc qua những ý kiến của mọi người, tôi cảm thấy có một vấn đề khác cũng không kém phần nhạy bén đã được nhiều người nói đến đó là sự kỳ thị chủng tộc ở Hoa Kỳ. Có người nói với chúng tôi rằng: Tòa Bạch Cung có thể trở thành tòa Hắc Cung không? Đây là sự việc rất quan trọng và rất dễ bùng phát hỗn loạn to lớn trong xã hội dân chủ, bình đẳng hiện nay ở Hoa Kỳ. Hôm nay chúng tôi muốn luận bàn một vài yếu tố liên quan đến da màu ở Hoa Kỳ để chia xẻ trong bài toán bầu cử hiện nay để chúng ta thử tìm một đáp số. Trước khi đi sâu vào đề tài, chúng tôi xin xác định với quí vị đây chỉ là ý kiến cá nhân để chia xẻ cùng với quí vị trong những giây phút thư giãn chứ không có ý đồ xấu nào cả xin quí vị đừng chụp cho chúng tôi cái nón cối kỳ thị thì oan lắm lắm... Từ ngày đầu tiên của mùa bầu cử nhiều người đã tỏ ra lo ngại và sợ hãi là Barack Obama có thể bước chân vào Tòa Bạch Ốc an toàn không!. Nếu sự thật ông Barack Obama là vị Tổng Thống đầu tiên da đen của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ thì quả thật giấc mơ của Mục Sư Luther King đã thành sự thật và Hoa Kỳ là nước siêu dân chủ, siêu bình đẳng trên hoàn vũ. Hiện nay chính phủ Hoa Kỳ đã giữ an ninh tối đa cho các ứng cử viên Tổng Thống, nhưng mọi người đang lo ngại cho số mệnh của ứng cử viên đảng Dân Chủ Barack Obama lý do tại sao? Đó là câu hỏi mà mọi người đang bàn tán nhưng không ai dám nói lên những ý nghĩ thật sự trong lòng mình là Hoa Kỳ có thật sự không còn sự kỳ thị chủng tộc hay không. Hay những người da trắng đã thật sự hòa đồng sống chung trong thế giới đại đồng không phân biệt chủng loại!. Chúng tôi xin đi ngược vài đoạn lịch sử của Hoa Kỳ để chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn trên sự việc. Bắt đầu khoảng năm 1609 đến 1807 những người da đen từ Tây và Trung Phi đã bị bắt mang đến làm nô lệ ở Bắc Mỹ, suốt thời kỳ bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương và có một số người khác đến từ Caribbean, Nam Mỹ và Phi Châu. Hiện nay là thành phần chủng tộc đang sinh sống tại Hoa Kỳ có tổ tiên là thổ dân Châu Phi hay gọi là người Mỹ gốc Phi hay nôn na gọi là người Mỹ da đen. Đến năm 1860 người nô lệ da đen được đem vào miền Nam Hoa Kỳ lên đến 3.5 triệu người. Chính thời kỳ này đã gây ra nhiều tranh cãi trong chính trị và xã hội Mỹ. Cho đến khi Tổng Thống Abraham Lincoln đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 1860 thì dẫn đến hành động ly khai trong liên bang Hoa Kỳ và sau đó bùng nổ cuộc nội chiến năm 1861 - 1865. Sau khi miền Bắc dành được chiến thắng, nội chiến chấm dứt thì bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ ra đời năm 1862. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là có khắc phục được sự kỳ thị trong lòng dân Mỹ hay không đó là điều đáng nói. Vào cuối thế kỷ thứ 19th có rất nhiều nỗ lực và nhiều điều luật về vấn đề kỵ thị được đặc ra được nhiều người da trắng ủng hộ hoặc đỡ đầu như ở các tiểu bang: Texas, Mississippi, Alabama, Louisiana, Georgia, Florida, South Carolina, North Carolina, Virginia, Oklahoma, Arkansas, Tennessee và Kansas. Tòa Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cũng đã phán quyết nhiều đạo luật để bênh vực người da đen nhất là trong vụ án Plessy V. Ferguson năm 1896. Dù nhiều điều luật được chính phủ ban hành qua nhiều giai đoạn lịch sử Hoa Kỳ nhưng vấn đề phân biệt chủng tộc vẫn chưa khắc phục được trong lòng người dân Mỹ. Ông Malcolm.X là một người da đen, một tín đồ Hồi Giáo, một chiến sĩ tranh đấu không mệt mỏi cho sự công bằng sắc tộc, ông là người được đa số cộng đồng da đen ủng hộ đã tranh đấu mạnh mẽ và gây nhiều hành vi bạo động nhất để chống lại sự kỳ thị của người da trắng, cuối cùng ông đã bị giết chết năm 1965. Năm 1968 Mục Sư Martin Luther King tiếp tục cuộc hành trình tranh đấu cho người da đen, ông là người dẫn đầu phong trào tranh đấu cho dân quyền đã bị ám sát khi đang đứng trên ban công khách sạn Lorraine ở thành phố Memphis tiểu bang Tennessee. Cái chết của ông đã dấy lên nhiều phẫn nộ và nhiều cuộc bạo động nổi lên trên 60 thành phố của Hoa Kỳ, ngay cả khi Tổng Thống Lyndon B. Johnson tuyên bố ngày quốc táng cho ông. Cũng vì sự bênh vực cho sắc tộc và cố dập tắt ngọn lửa kỳ thị chủng tộc, điều này đã đưa đến cái chết của Cố Tổng Thống John F. Kennedy. Nhiều người cho rằng cái chết của ông có thề do bọn cực đoan phân biệt chủng tộc hành động. Tuy có nhiều cuộc ám sát và đàn áp trong những cuộc nổi loạn của nhiều thành phố nhưng người da đen không sợ hãi, họ luôn mạnh dạng đứng lên tranh đấu. Lịch sử Hoa Kỳ còn ghi đậm những sự kiện như vụ án "Brown chống sở Giáo Dục thành phố Topeka tiều bang Kansas khi Tối Cao Pháp Viện phán quyết chủ trương phân biệt chủng tộc tại các cơ sở giáo dục công lập, vụ sát hại Emmett Till ở Money, Mississippi, Rosa Parks tầy chay xe buýt ở Montgomery, Alabama, vụ kỳ thị ở Little Rock, Arkansas.v.v Trong suốt thời gian tranh đấu có nhiều cuộc xuống đường biểu tình đòi tự do, bình đẳng, vụ xuống đường đông nhất năm 1963 ở Washington DC đó cũng chính là nhân tố tạo nên áp lực với Tổng Thống John F. Kennedy và sau đó đến Tổng Thống Lyndon B. Johnson thông qua đạo luật dân quyền năm 1964. Khoảng 15 năm trước đây ở South Carolina có vụ thảm sát mang tên là "Thảm sát Orangeburg" giết chết ba người da đen và trên 27 người khác bị thương, vụ giết chết chủ nhiệm kim chủ bút một tờ báo ở Los Angeles v.v. nhiều và nhiều nơi nữa nhưng chúng tôi không cần thiết phải nêu ra ở đây. Tóm lại trong thời gian nhiều thập niên qua vấn đề kỳ thị sắc tộc vẫn chưa khắc phục được hoàn toàn tại Hoa Kỳ. Hiện nay Hoa kỳ là một Quốc Gia đang đề cao tự do, dân chủ và bình đẳng cho toàn cầu, nhưng ngay tại Quốc Gia họ vẫn còn nhiều vấn đề chưa thật sự đã giải quyết. Nếu chúng ta nhìn một góc cạnh sâu xa, thực tế và khách quan hơn, chúng ta có thể thấy hành động kỳ thị vẫn còn ngấm ngầm xung quanh đời sống của người dân Hoa Kỳ. Có những sự kiện không lộ diện, có sự kiện lộ diện nhưng được che đậy bằng những phương pháp tinh vi nhân bản hơn hay bằng bức bình phong công bằng đạo đức để che đậy hành vi tội ác. Chúng tôi đồng ý là người da đen ở Hoa Kỳ đã tiến bộ rất nhiều kể từ thập niên 1900- 1917 họ đã có nhiều cải thiện trong đời sống, đã có nhiều giai cấp trung lưu, nhiều nhà thức giả, nhiều phát triển lớn mạnh về kinh tế, nhiều Đại Học mọc lên ỏ miền Nam nước Mỹ như Tuskegee hay Đại Học Atlanta, nhiều giáo hội, báo chí dành cho giới học thuật.v.v Tóm lại khi đạo luật dân quyền ra đời người Mỹ da đen đã bước lên những bước xa hơn trong đời sống xã hội mà đa số là người da trắng. Hiện tượng người da đen ra ứng cử ghế Tổng Thống không phải là việc mới mẻ gì vì trước đây Jesse Jackson cũng đã từng ra ứng cử và năm 2008 có ông Mục Sư Al Sharpton tiểu bang New York mặc dù không đến mức cuối như ông Barack Obama hiện nay. Những người da đen khác như Tướng Colin Powell người có chức vị cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ và giữ chức vụ Ngoại Trưởng trong chính phủ Bush và hiện nay là bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice, đồng thời có một số Thượng Nghị Sĩ, dân biểu hiện trong chính phủ. Còn người giàu có ở thế kỷ 20th như Oprah Winfrey mặc dù không bằng ông Bill Gate trong năm 1999 với 100 tỉ, Ca Sĩ nhạc Rock Michael Jackson, tay đánh Goft Tiger Woods, những nhà thể thao của các đội Football, Basket ball, võ sĩ Quyền Anh.v.v tuy nhiên đó cũng chỉ là số ít, thật sự người da đen chưa được giúp đỡ nhiệt tình của cộng đồng da trắng, một mặt họ chưa tiếp cận hệ thống giáo dục, họ không thật sự muốn có sự đổi thay có thể vì mặc cảm sắc tộc cho nên đời sống kinh tế vẫn chưa theo kịp được người da trắng. Trở lại vấn đề ứng cử viên Tổng Thống da đen Barack Obama hiện nay, nếu nhìn trên thực tế thì không có ai nghĩ rằng sẽ có một người da đen gốc Châu Phi sẽ nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ trong tháng 01/2009. Nếu có, đó là người làm lịch sử Hoa Kỳ sau hơn hai trăm năm lập quốc. Chúng ta đã nghe ông Barack Obama tuyên bố trong những cuộc đi vận động ông thường nói: Cuộc bầu phiếu này không liên quan đến giàu nghèo, trẻ già, giới tính, tôn giáo, người da đen hay da trắng mà sự so sánh giữa quá khứ với tương lai. Ông đã nhấn mạnh nhiều lần "Race doesn't matter" "chủng tộc không quan trọng" nhưng trong thực tế vấn đề chủng tộc rất quan trọng tại Hoa kỳ hiện nay. Có người cho rằng: Bất cứ là gốc người nào, da đen, da đỏ, da vàng, da trắng miễn sống đúng môi trường thì cũng thành đạt như người bản xứ. Có thể đây là câu nói an ủi và tự hào của bản thân nhưng thực tế vẫn còn nhiều phụ phàng. Chúng ta hãy nhìn mới đây vấn đề sắc tộc vừa được khơi dậy qua báo chí về mối quan hệ của ứng cử viên Tổng Thống Obama với Mục Sư về hưu Jeremiah Wright là người có lập trường sắc tộc cực đoan đã làm cho ông Obama mất đi nhiều phiếu ủng hộ của nhiều tiểu bang và làm cho nhiều người Mỹ đã nghĩ không tốt về ông. Việc kỳ thị sắc tộc dù có pháp luật ngăn cấm, dù con người cố che đậy thế nào đi nữa thì sự thật vẫn là sự thật khó thay đổi được trong lòng con người, như mới đây bà Ngoại Trưởng Condoleezza Rice tuyên bố với Nhật Báo Washington Times về lãnh vực chủng tộc bà nói rằng: " Người Châu Phi và người Châu Âu là những sắc tộc đã tạo dựng nước Mỹ, người Châu Âu đến đây do sự tự ý chọn lựa, còn người Châu Phi đến đây trong xiềng xích nô lệ. Đó không phải là thực tế đẹp đẽ cho mấy về chuyện thành lập Quốc Gia chúng ta" Con cháu của những người nô lệ đó đã không thể nào được có cơ hội tốt đẹp ngay từ lúc mới bước vào đời". Đó chính là những lời nói chân tình nhất mà bà Codoleezza Rice đã nhìn thấy trong xã hội Hoa Kỳ, mặc dù hiện nay bà đang nắm một chức vụ khá cao trong chính quyền Bush. Trong cuộc sống có những sự thật nhưng người ta không giám nói vì sợ luật pháp, có những điều khi nói ra sẽ mất quyền lợi hay bị thiệt hại đến bản thân hay gia đình mình. Bà Codoleezza Rice đã trưng bày những kinh nghiệm cá nhân của cuộc đời bà để chúng minh rằng Hoa Kỳ vẫn còn nhiều mâu thuẫn chưa khắc phục được trong vấn đề sắc tộc. Bây giờ chúng ta thử nhìn qua một vài góc cạnh khác như trong lãnh vực giáo dục, chính phủ đã nâng đỡ khá nhiều cho người da đen qua nhiều chương trình học bổng, trường học, số điểm.v.v mục đích để nâng cao trình độ dân trí và hội nhập đời sống chung trắng đen, nhưng điều này không mấy khả quan, hãy nhìn các trường trung và đại học số học sinh da đen tốt nghiệp được bao nhiêu phần trăm. Cho nên từ những yếu tố đó trong con mắt người da trắng vẫn xem thường người da đen. Đó mới chỉ là một trong hằng trăm yếu tố khác để người da trắng kỳ thị sắc tộc, kể cả da vàng, da đỏ. Vấn đề kỳ thị sắc tộc không chỉ có ở người da trắng mà ngay cả trong chúng ta cũng có ý tưởng kỳ thị. Quí vị thử tự hỏi chính con tim mình trong khoảng thời gian sống tại Hoa Kỳ quí vị có bao giờ kỳ thị sắc tộc hay không? chúng tôi xin nêu lên một vài vấn đề: -Quí vị có muốn cho con mình học ở những trường toàn là người da đen hay người Mễ không? chắc là không rồi. -Quí vị có muốn mua một căn nhà trong khu dân cư người da đen hay không? chắc là không rồi. -Quí vị có muốn gả con gái mình cho người da đen để có người rể và cháu ngoại là người da đen hay không ? chắc là không. -Quí vị có muốn con trai mình lấy vợ người da đen để có những đứa cháu nội da đen hay không? chắc là không. Chúng tôi chỉ đưa ra một vài trường hợp để chúng ta suy gẫm mặc dù chúng ta cũng chỉ là người thiểu số thuộc hạng thứ hai thứ ba gì đó thôi. Còn người Mỹ thì sao! chúng ta tính xem có bao nhiêu người đàn ông, đàn bà người da trắng lấy vợ, lấy chồng người da đen. Có một số người đàn bà da trắng lấy chồng da đen phần đông vì những lý do như hút xách, ham muốn tình dục, hay tiền bạc.v.v nếu không phải vì những lý do đó chưa chắc điều đó dễ xảy ra. Còn đàn ông da trắng lấy vợ da đen thì còn quá hiếm hoi. Bây giờ chúng tôi trở lại trường họp ứng cử viên Barack Obama hiện nay ông là người được đảng Dân Chủ chọn để tranh cử với liên danh ông John McCain – Sarah Palin. Chúng ta thử suy gẫm xem vấn đề gì sẽ xảy ra theo kinh nghiệm lịch sử Hoa Kỳ ?. Sở dĩ ông Barack Obama được thành công rực rỡ trên trường chính trị Hoa Kỳ và đã đánh bại ứng cử viên Hillary Clinton, đó có phải là sự sắp xếp của các nhà tài phiệt Mỹ đứng phía sau Barack Obama từ ngày đầu tiên. Theo tin đồn trên các website mà tôi đọc được là: Trước khi tuyên bố ứng cử, ông Barack Obama đã nhận khoảng tiền ủng hộ 32 triệu mà nhiều người cho rằng của đảng Cộng Hòa và những nhà tài phiệt cung cấp. Nhiều người ngạc nhiên đặc câu hỏi, tại sao lại giúp cho người của đảng dân chủ mà là người da đen. Đây là chuyện thâm cung bí sử của Hoa Kỳ và đầu óc siêu việt của những nhà làm chính trị. Đầu tiên, Ông Barack Obama là người sáng giá được giới trẻ hâm mộ, có nhiều phiếu bầu của người da đen, vì thế có nhiều cơ hội đánh ngã bà Hillary Clinton. Thứ hai, đảng CH cho rằng nếu khi bà Clinton thắng + với vị Phó Tổng Thống có chút uy tín, thì bà Clinton có thể chiến thắng đảng Cộng Hòa một cách dể dàng, vì đảng CH đã giữ tám năm trong tòa nhà trắng, thời gian đủ lâu làm cho mọi người chán nãn, mất lòng tin, nhất là thời kỳ suy thoái hiện nay của Hoa Kỳ. Hơn nữa với chu kỳ thay đổi để giữ cân bằng quyền lực của hai đảng gần như là một truyền thống.. Hay nói một cách khác, nếu bất kỳ một người da trắng nào của đảng DC ra ứng cử trong nhiệm kỳ này đều có nhiều cơ hội thắng cử. Chính vì thế mà đảng Cộng Hòa và nhóm tài phiệt đã lợi dụng tâm lý thâm sâu trong lòng người dân Mỹ là vấn đề sắc tộc có thể giúp chiến thắng dễ dàng mà mọi người không ai nhìn thấy điều thâm sâu đó. Một việc làm hoàn toàn dựa trên căn bản pháp lý, sự tự do, dân chủ và bình đẳng của người Hoa Kỳ. Với con mắt của thế giới nhìn vào sẽ thấy một nước Hoa Kỳ toàn hảo. Nhưng sự thật nhiều khi trái ngược lại, quí vị thử suy nghĩ xem khi còn lại hai ứng cử viên một da trắng một da đen khi đi bầu người Mỹ sẽ chọn ai? Chúng tôi nghĩ rằng bên trong bức màn che, chỉ có con tim mình biết được lá phiếu sẽ bầu cho ai, nhất là lòng kỳ thị sắc tộc vẫn còn đậm nét trong mỗi người dân da trắng hiện nay, cho dù họ không thích đảng Cộng Hòa, không thích ông John McCain hay bà Sarah Palin đi chăng nữa, nhưng lòng kỳ thị làm họ không còn sự chọn lựa nào khác. Hơn nữa những ngày cuối của cuộc chạy đua của hai đảng quí vị sẽ nhìn thấy nhiều pha ngoạn mục của các cơ quan truyền thông, truyền hình Mỹ sẽ đưa ra nhiều đề tài liên quan đến Barack Obama từ gia đình dòng họ của ông ở Kanya với cuộc sống nghèo khổ, thấp kém liệu người dân Mỹ có thề chấp nhận một lãnh đạo của mình có nguồn gốc như thế không và Hoa Kỳ hiện nay là Quốc Gia hàng đầu đang lãnh đạo thế giới liệu ông Barack Obama có thề là một lãnh tụ tài ba? Đế kết luận chúng tôi xin đưa ra một vài nhận xét và lo ngại của một vài người về ứng cử viên Tổng Thống Barack Obama. Trong cuộc phỏng vấn nhà văn Lessing của tờ Dagens Nyheter, Thủy Điển về các ứng cử viên Tổng Thống bà nói về ông Barack Obama như sau " Ông ấy sẽ không trụ được lâu vì tư cách là một người da đen trên chiếc ghế Tổng Thống. Chúng sẽ sát hại ông thôi". Một nhà văn khác cũng được nhận giải Nobel Toni Morrison lại nỗ lực cổ vũ cho ông Barack Obama trong cuộc chạy đua này. Chúng tôi hy vọng những nguyên tắc công bằng, những phẩm giá bẩm sinh, quyền bình đẳng, sự tư do dân chủ sẽ là nền móng cho nhân loại cho công lý và hòa bình thế giới.
Linh Vũ |