Chuyện lạ chỉ có ở Mỹ: Hiện Tượng Obama |
Tác Giả: Lê Phàm Nhân |
Thứ Hai, 13 Tháng 10 Năm 2008 08:17 |
Cuộc chạy đua vào tòa Nhà Trắng năm 2008 này, đang được truyền thông báo chí gọi là mùa bầu cử lịch sử. Là vì, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một chính đảng Mỹ, đảng Dân Chủ, đã đề cử một người Mỹ da mầu, ra làm ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ: đó là ông Barrack Obama. Vậy Barrack Obama là ai? Tài năng, đức hạnh như thế nào để được chọn lựa? Giữa thế kỷ thứ 20, một người đàn ông Phi châu, thuộc gia đình tương đối khá giả trong xứ nghèo khổ Kenya, được gởi sang Hoa Kỳ, du học tại Hạ Uy Di. Đó là ông Barrack Obama Sr. Tại đây, ông đã gặp một cô gái Mỹ da trắng, tên là Ann Stanley Dunham, cũng từ tiểu bang Kansas sang theo học tại đây. Không biết ông Obama Sr này, có võ công, bản lãnh độc đáo như thế nào, mà cô Ann phải lòng. Phải lòng nặng. Rồi có bầu, hạ sanh được một mụn con trai năm 1961, đặt tên là Barry Obama. Barry được 1 tuổi, thì ông dân chơi Obama Sr quất ngựa chuối, bỏ về Kenya bên Phi Châu với vợ con ông. Tại đây, với nhúm sở học tại Hạ Uy Di, ông Obama có việc làm tốt, sắm xe hơi lái chơi, trong khi đa số đồng bào ông đi chân không, chăn bò chăn dê. Ông liên tục trước sau, cưới thêm hai đời vợ nữa, sanh con đẻ cái, nghiện rượu nặng. Rồi ông tử nạn khi đang say rượu lái xe, năm ông 46 tuổi. Ở lại Hạ Uy Di, năm 1966 cô Ann đã tái giá với một người đàn ông Nam Dương sang làm việc tại đây, ông Lolo Soetoro. Năm 1967, ông Soetoro này đưa hai mẹ con cô Ann và Barry Obama trở về quê của ông ta, tại Djakarta, Indonesia. Tại đây, chú bé Barry Obama được đổi khai sanh lại, lấy tên là Barry Hussein Soetoro, quốc tịch Nam Dương, và cho đi học tại một trường tiểu học Hồi Giáo Muslim tại đây ... Sang năm sau, bà Ann Soetoro lại hạ sanh được một cô con gái, đặt tên là Maya Kasandra Soetoro, em cùng mẹ khác cha với Barry Hussein Soetoro, tức Barrack Obama ngày nay. Sau đó, Barry Hussein Soetoro được mẹ gởi về Kansas Hoa Kỳ, cho bà ngoại Madelyn Dunham nuôi nấng. Tại đây, cậu bé mẹ gốc Kansas, cha gốc Kenya này, lại được đổi tên lại một lần nữa, thành Barrack Hussein Obama, và cho đi học. Học hết trung học tại Kansas, Barrack Hussein Obama được bà ngoại gởi vào học luật tại Đại học Havard Hoa kỳ. Tại đây, anh quen biết một người bạn gái da đen, cô Michelle L. Robinson. Hai người đi đến hôn nhân, và dọn về làm lễ cưới tại quê vợ ở Chicago Illinois.. Đám cưới được tổ chức tại nhà thờ Tin lành Trinity United Church ở Chicago, quê hương của cô vợ Michelle Obama. Đứng chủ lễ cưới, không ai khác hơn là ông Mục sư nổi tiếng Jeremiah Wright. Ông này rất nổi tiếng vì tinh thần chống đối và mạt sát lại chính quốc gia Hoa Kỳ, nơi mà ông sinh ra, lớn lên, và đang hưởng thụ một cuộc sống sung túc trưởng giả. Câu nói bất hủ của ông, đã được truyền thông báo chí Mỹ lập đi lập lại nhiều lần, là câu ông bô bô thuyết giảng trên bục nhà thờ: “Chính quyền muốn chúng ta nói God Bless Ameria? Không, Không Không. God Damn America, God Damn America ..” !!! Chuyện chỉ có thể xảy ra ở Hoa Kỳ ... Mục sư Jeremiah Wright là sư phụ, đỡ đầu nếp sống tín ngưỡng, tinh thần và xã hội của vợ chồng Obama trong suốt hơn 20 năm trời. Chính mục sư Wright cũng đã là người đứng làm chủ lễ rửa tội cho hai mụn con của Barrack Hussein và Michelle Obama. Suốt đời Barrack Hussein Obama, lúc nào anh ta cũng có quới nhân phò trợ. Hay nói cho rõ hơn, lúc nào cũng có một nữ quới nhân phù trợ. Từ tấm bé ở Honolulu Hawaai, cho đến thủ đô Djakarta Nam Dương, anh chàng sống dưới sự che chở của bà mẹ Ann Obama, rồi Ann Soetoro. Giai đoạn thứ nhì trong đời, anh được sự chăm sóc của bà ngoại Madelyn Dunham, một phụ nữ da trắng ở Kansas. Và sau cùng là, hiện nay, anh ta đang là phò mã, sống nương náu trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi châu ở Chicago, nơi chôn nhau cắt rốn của gia đình bên vợ. Khi tường thuật hay bình luận về sinh hoạt bầu cử, truyền thông báo chí Mỹ thường chia cử tri của toàn nước Mỹ ra làm nhiều khối chính. Như khối cử tri da trắng, khối cử tri da mầu gốc Phi Châu (African American), khối cử tri gốc Latino, khối cử tri phụ nữ, khối cử tri gốc Cuba v. v v ... Sức mạnh tinh thần của khối cử tri African-American, là thành tích đấu tranh nhân quyền. Lịch sử nước Mỹ ghi rõ: cử tri da mầu gốc Phi Châu, là cháu chắt hậu duệ của những người da đen Phi Châu, mà hai ba thế kỷ trước, đã bị tàu buồm của dân da trắng lùng bắt, chở sang bán làm nô lệ ở Tân bán cầu. Những người này đã sống nhiều thế hệ lầm than khổ nhục, đã đổ máu ra đấu tranh cho nhân quyền, để có được như ngày hôm nay. Người da đen gốc Phi Châu tranh đấu cho nhân quyền nổi tiếng nhất, là Tiến sĩ Martin Luther King Jr. Sinh nhật của ông đã được Quốc Hội Mỹ chấp nhận là một ngày quốc lễ của Hoa Kỳ. Nếu nhận diện khối cử tri African-American theo giá trị tranh đấu nhân quyền này, thì anh chàng Barrack Hussein Obama không phải là thành viên của họ. Vì chính anh ta là sản phẩm của một cuộc tình du dương nóng bỏng bên sóng nước Hạ Uy Di, giữa một cô gái “hippy” da trắng và một người đàn ông lãng tử đến từ Kenya (Fox News “Obama Chronicle”, Oreilly 9/15/08). Không có bị bắt bớ, không phải làm nô lệ, không cực khổ phấn đấu cho nhân quyền. Nói một cách chính xác, anh ta là một người Kenyan American, đang làm phò mã trong cộng đồng đông đảo cử tri gốc African American ở Chicago, Illinois. Sáu năm trước đây, chị Michelle Obama đã dung dăng dung dẻ nắm tay chồng đi vận động tranh cử, khi Barrack Hussein Obama tham dự cuộc đua vào Nghị Viện tiểu bang Illinois. Và 4 năm trước đây, anh ta lại cũng đã tranh cử vào ghế Thượng Nghị Sĩ của tiểu bang Illinois trên Thượng Viện Hoa Kỳ. Cộng đồng đông đảo cử tri gốc African American ở Chicago, Illinois đã tích cực yểm trợ cô con gái Michelle của họ, bằng cách đẩy phò mã Obama đến thắng cử. Năm 2004, đảng Dân Chủ Hoa Kỳ đã mở Đại Hội để đề cử TNS John Kerry ra tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ. Trong dịp này, Barrack Obama trong phái đoàn Dân Chủ Illinois đã được mời đọc một bài diễn văn. Tài ăn nói suông sẻ của Barrack Hussein Obama đã lôi cuốn được sự chú ý của truyền thông và đảng Dân Chủ. Anh này chỉ có tài nói suông mà thôi, chứ khi phải đối diện để hội thảo hay tranh luận (debate), thì anh ta thiếu kiến thức, không có ý, nên cứ lắp ba lắp bắp. Biết nhược điểm của Obama, ban tham mưu tranh cử của anh ta khuyên anh nên tránh né tối đa các cuộc “debate” được mời. Đầu tháng 8-2008, Hội Thánh Tin Lành Hoa Kỳ mời hai ứng viên Dân Chủ và Cộng Hòa đến Saddleback Church ở Lake Forest nam Cali. Không né tránh được, Obama đành phải xuất hiện. Và trước các câu hỏi của Mục sư Rick Warren, Obama cứ cà lăm, lắp bắp: “i .. i .. i .. i” hay “If .. If .. If .. if ...” như súng tiểu liên bị kẹt đạn, trông rất thảm hại. Hiện nay, Barrack Hussein Obama đang là “freshman”, đang là lính mới trong Thượng Viện Hoa Kỳ, trong nhiệm kỳ thứ nhất của anh ta. Với ngẫu hứng chiến thắng dễ dàng, nhờ sức yểm trợ tối đa của khối cử tri African-American bên vợ, với ngẫu hứng có tài ăn nói suông, Barrack Hussein đã không chăm chú làm việc, để xây dựng sự nghiệp chính trị trong ngành lập pháp, như các vị Dân Cử khác. Ngược lại, Obama đã tự xem mình là một thứ “celebrity”, một nhân vật khơi khơi nổi tiếng nhanh chóng khác phàm. Nên tuy còn chân ướt chân ráo ở Capitol Hill, anh ta chưa chi đã lo ngay chuyện chạy đua vào tòa Bạch Ốc. Tổng cộng cho đến ngày Obama rời Thượng Viện đi tranh cử, anh ta chỉ có mặt thật sự làm việc tại Thượng Viện được 143 ngày, tham dự 133 cuộc bỏ phiếu sau khi nghe hội thảo. Trong số 133 lần bỏ phiếu này, Barrack Hussein Obama đã bỏ 130 phiếu “present”, tức là có hiện diện, nhưng chỉ bỏ phiếu trắng, không có ý kiến “yes” hay “no” gì cả !!!. Đó là thành tích duy nhất về lập pháp của Barrack Hussein Obama tại Thượng Viện Hoa Kỳ. Ngoài ra, Obama chưa hề có một ngày giờ kinh nghiệm nào cả về các mặt khác: như hành pháp, tư pháp, như quân sự, hành chánh, hay kinh doanh gì cả ... ... Khi mở đầu cuộc chạy đua vào tòa Nhà Trắng vào cuối năm 2007, đảng Dân Chủ Hoa Kỳ đã có đến 9 lực sĩ nam nữ dự thí: các TNS Chris Dodd, Joe Biden, John Edwards, Hillary Clinton v.v... và Barrack Hussein Obama. Cuộc tranh cử sơ bộ (primary) của đảng Dân Chủ chỉ mới kéo dài được qua đôi ba tiểu bang miền đông bắc Hoa Kỳ, thì đa số các lực sĩ đã thi nhau rút tên bỏ cuộc. Sang đầu năm 2008, gà Dân Chủ chỉ còn lại có hai người: Hillary R. Clinton và Barrack Hussein Obama. Bên nào cũng nhứt định tranh thắng, cuộc đua bắt đầu bốc khói ... Lịch sử cận đại Mỹ phơi bày: đảng Dân chủ Hoa Kỳ là chính đảng đã hơn một lần cho thấy, họ đã ngang nhiên công khai xem quyền lợi đảng phái họ lớn hơn quyền lợi của Hoa Kỳ. Cuộc rút lui trong danh dự ở Việt Nam những năm 1973-1975, Uncle Sam đã thua trận nhục nhã, cho đảng Dân Chủ thắng phiếu. Và mới cuối năm 2007 vừa qua, đảng Dân Chủ lại một lần nữa muốn tái diễn trò giết người này tại Iraq. Giết người, là vì sau khi quân Mỹ bỏ của chạy lấy người theo ý muốn của đảng Dân Chủ, hậu quả bỏ lại sau lưng là những xáo trộn trầm trọng, khiến hằng triệu gia đình ly tán, hàng triệu sanh linh tơi tả ... Uncle Sam mất mặt mày, mất uy tín trên trường quốc tế. Đối với nội bộ Hoa Kỳ, đảng Dân Chủ là bọn phản quốc. Và đối với thế giới bên ngoài, bọn Jimmy Carter, Clintons, Ted Kennedy, John Kerry, Howard Dean, Chuck Reed, Nancy Pelosi, Joe Biden và Barrack Hussein Obama ... là bọn sát nhân, tay đã vấy máu ... Còn ngay bên trong nội bộ đảng Dân Chủ, thì lại có đại nạn Clintons. Bill và Hillary Clinton là giống chính khách mới ra đời vào cuối thế kỷ thứ 20 tại Mỹ: làm chính trị thuần túy cơm gạo, dùng mọi thủ đoạn cần thiết để tranh thắng cho cá nhân, gia đình trước. Đảng phái là chuyện thứ yếu. Và đất nước Hoa Kỳ thì chỉ là chiêu bài trên đầu môi chót lưỡi, lại còn ở đàng sau xa hơn nữa. Suốt 8 năm làm chủ tòa Bạch Ốc trước đây, Bill và Hillary đã toan tính trước: dùng của chùa, làm ơn cho miễu. Dùng quyền hành của phủ Tổng Thống, để tạo ơn mưa móc cho nhiều nhóm quyền lợi (interest groups), đặc biệt là trong giới cử tri African-American. Và khi cần, thì Clinton điều động đám âm binh này, để biểu dương, eo sách ... Bầu cử là kỹ nghệ, là thương vụ kiếm tiền, kiếm quyền, kiếm tiếng, kiếm sống của gia đình Clintons, sớm đầu tối đánh, bất chấp đạo đức, liêm sỉ ... Bill và Hillary thay phiên nhau ăn nói tráo trở, tranh cử “solo”, không coi đảng Dân Chủ ra gì cả. Cho nên một bên thì Bill hết sức đẩy cho vợ về nhất trong cuộc chạy đua sơ bộ (primary), đi ngược lại chủ trương của đảng. Bên còn lại, gồm tất cả cán bộ chóp bu của đảng Dân Chủ, đâu đâu cũng tẩy chay Hillary, hết mình đẩy Barrack Obama tới, để chặn lối, không cho Clinton trở lại Bạch Ốc. Từ Chủ Tịch đảng Howard Dean, đến Cựu Tổng Thống Jimmy Carter, cho đến Ted Kennedy, John Kerry, Bill Richardson vv ... vv ... tất cả đều bảo nhau dồn hết yểm trợ cho anh lính mới của đảng, là Barrack Hussein Obama. Tại sao lại phải Obama, trong khi đảng Dân Chủ còn lắm Thống Đốc, còn nhiều Thượng Nghị Sĩ (TNS) tài ba? Tại vì muốn chắc chắn loại được Clinton, thì phải chọn người có nhiều hậu thuẫn nhất của khối cử tri AfriCan-American trong đảng Dân Chủ. Chỉ có phò mã Kenyan-American là hội đủ điều kiện này ... Quả nhiên, Barrack Hussein Obama đã được 95% yểm trợ của cử tri African-American, đã loại được Clinton sát nút, được đại diện đảng Dân Chủ ra tranh ghế Tổng Thống. Đảng Dân Chủ đã thành công trong mục tiêu loại Clinton của họ ... Bill và Hillary lúc nào cũng đói khát quyền hành. Là dân chính trị cơm gạo, tranh ghế chánh không được, thì Clinton lại đổi giọng, muốn làm phó, miễn là còn có lối trở lại Bạch Ốc. Hillary mại hơi: “Sẽ sát cánh ủng hộ TNS Obama vào tòa Bạch Ốc”. Bill cũng dụ khị: “sẵn sàng phụ trách phần tranh cử dùm cho Obama, nếu được yêu cầu”. Nhưng Obama không có quyền quyết định. Những Thượng Nghị Sĩ hay Thống Đốc Dân Chủ tài ba và tương lai còn dài, không ai chịu đứng phó cho anh lính mới tò te Obama cả. Nên đảng Dân Chủ đã dàn xếp, lấy Joe Biden đứng phó cho Obama. Joe Biden cũng có ra ứng cử, nhưng mới qua 2 trạm sơ bộ, đếm được có 8,000 phiếu, thì đã bỏ cuộc, trong khi Hillary theo tới cùng, được tất cả 18 triệu phiếu, nhưng vẫn thua Obama về số đại biểu (delegates). Thế là hy vọng của vợ chồng Bill và Hillary Clinton trở lại tòa Bạch Ốc, đã hoàn toàn tắt lịm ... trừ phi có phép lạ xảy ra! Joeseph Biden là ai? Năm 1972, phong trào chống chiến tranh Việt Nam của Jane Fonda và John Kerry đã đẩy Joe Biden vào Thượng Viện Hoa Kỳ. Năm 1973, Joe Biden to mồm nhất trong việc vận động cúp quân viện cho VNCH, đang chiến đấu một mất một còn với cộng sản. Năm 1975, Biden cương quyết nhất trong việc chống đối tiếp nhận người Việt tị nạn CS vào Hoa Kỳ. Năm 1988, ra tranh cử Tổng Thống Mỹ lần đầu tiên, đọc một diễn văn gằn gằn bốc khói kiểu “attack dog”. Liền ngày hôm sau, tại London, báo chí Anh tố cáo là Joe Biden đã thuổng bài diễn văn của đảng Lao Động Anh. Joe Biden âm thầm tức tưởi bỏ cuộc, không thanh minh thanh nga nửa lời. Năm 2008, ra tranh cử Tổng Thống lần thứ 2. Trong cuộc “debate” đầu tiên giữa các ứng viên Dân Chủ, Biden đã xài xể Barrack Obama là non nớt, không biết chi. Ký giả George Stephanopoulos hỏi đi hỏi lại đôi lần, Biden vẫn xác quyết như vậy: Barrack Obama non nớt, không biết chi “I stand by my statement”! ... Mới qua 2 trạm tranh cử sơ bộ ở Ohio và New Hampshire, Joe Biden đã lặng lẽ bỏ cuộc ... Thế bây giờ sao Joe Biden lại ra đội Obama lên làm xếp lớn, lãnh đạo nước Mỹ? Thằng bờm có cái quạt mo, phú ông xin đổi ba bò chín trâu. Phú ông dụ khị đủ điều. Không chịu đâu, là không chịu đâu. Nhưng khi phú ông chìa cục xôi ra, thằng bờm cười. Cục xôi đúng mùi vị, đầy đủ kích thước, là thằng bờm Joe Biden nhào ra, uốn ngược cái lưỡi Dân Chủ lại, đội chú con nít lên đầu!. Và lập tức lại làm “attack dog”, lôi “my good friend of 26 years John McCain” ra chửi bới om sòm. Võ công sớm đầu tối đánh lợm giọng sở trường của các chính khứa Dân Chủ Mỹ !!! Qua nếp sống đặc biệt của bà mẹ cao số, anh chàng Barrack Hussein Obama đã có một thân thế, một tiểu sử quá chằng chịt. Obama có anh chị em cùng cha khác mẹ ở Kenya, gốc tích Ả Rập. Obama có chị em cùng mẹ khác cha, theo đạo Muslim ở Nam Dương ... Obama có sư phụ 20 năm “God Damn” đất nước đã sinh ra và dung dưỡng họ. Chằng chịt, quá chằng chịt ... Nếu một mai mà Obama có trở thành nguyên thủ quốc gia, thì không biết Sở Bảo Vệ Yếu Nhân Hoa Kỳ sẽ phải vất vả đến thế nào, để bảo vệ được yếu nhân tại Mỹ, và thân nhân yếu nhân tại Nam Dương và Kenya! Hãy duyệt lại một lần cuối, xem tài ba, đức, hạnh của Obama như thế nào? Về tài, như đã trình bày trên đây, Obama chỉ có 143 ngày bỏ phiếu trắng ở Thượng Viện, ngoài ra chưa hề có một ngày kinh nghiệm nào cả về các mặt khác: như hành pháp, tư pháp, như quân sự, hành chánh, hay kinh doanh gì cả ... ... Còn về đức hạnh thì sao? Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Barrack Hussein Obama là cán bộ được đảng Dân Chủ chấm điểm, dĩ nhiên phải làu thông võ công bí kíp trấn môn của đảng này: “P & A”, nghĩa là “Promise & Attack”! Con ma nhà họ hứa. Hứa lèo, hứa đại. Hứa không hấp dẫn, không hứa. Hứa không độc, không hứa ... Và “Attack”: vạch lá tìm sâu, chửi bới, mạ lỵ ... cả đàn bà con nít, trong khi John McCain điện thoại chúc mừng Joe Biden, điện thoại khen ngợi Barrack Hussein Obama! Nói tóm lại: Đảng Dân Chủ Mỹ, qua các màn “rút lui trong danh dự” ở Việt Nam những năm 1973-1975, và qua màn bỏ phiếu bầu cúp quân lương tiếp tế cho chính quân Mỹ ở Iraq mới đây, đã công khai tỏ coi quyền lợi của đảng lớn hơn sự thành bại của Hoa Kỳ. Qua cuộc tranh cử sơ bộ năm nay, vợ chồng Bill và Hillary Clinton đã tỏ rõ coi quyền lợi của chính gia đình mình lớn hơn quyền lợi của đảng Dân Chủ. Cho nên, đảng Dân Chủ đã nhất quyết thanh lý môn đăng, loại Clinton cho bằng được. Đảng Dân Chủ Mỹ biết Clinton có nhiều hậu thuẫn trong giới cử tri gốc African American. Nếu chọn một ứng viên nào khác, thì khó mà thắng phiếu Clinton được, trừ phi chọn anh chàng Barrack Hussein Obama. Anh Kenyan American này, tuy không có tài cán, đức hạnh, thâm niên chi hết, nhưng là phò mã của khối cử tri African American. Chỉ có đẩy anh này ra, mới chắc loại được Clinton. Quả nhiên, phò mã Obama đã thắng sát nút ... Việc chọn lựa Barrack Hussein Obama, để loại Clinton, là việc làm của đảng Dân Chủ Mỹ. Họ đã đạt được mục tiêu thứ nhất của họ: chặn lối Clinton trở lại Bạch Ốc. Nhưng được đằng chân, lân đàng đầu, họ muốn đẩy luôn anh cán ngố này vào Bạch Ốc, ngồi lên đầu đất nước và nhân dân Hoa Kỳ ... thì lại là chuyện hoang đường. Chuyện hoang đường chỉ có thể xảy ra ở cái xứ đàn bà cưới phụ nữ, đàn ông ưng đực rựa này! Hiểu biết ứng cử viên của đảng Dân Chủ, thì không ai bằng chính các cán bộ chóp bu của đảng này. Chúng ta hãy nghe vài ý kiến và nhận xét của những nhân vật cao cấp của đảng Dân Chủ: 1)- Bà Geraldine Ferraro, Ứng Cử Viên Phó Tổng Thống của đảng Dân Chủ năm 1984: “Anh chàng Barrack Obama này, nếu không phải là da đen, thì chẳng có cái gì để nói cả”! 2)- TNS Joe Lieberman, Ứng Cử Viên Phó Tổng Thống của đảng Dân Chủ năm 2004: “Anh trẻ tuổi Barrack Obama này sẽ có thể làm được chuyện tốt cho đất nước trong nhiều năm về sau, chứ trong giai đoạn khó khăn này, thì chưa phải là lúc của anh ta ...”. 3)- Cựu Tổng Thống thuộc đảng Dân Chủ Bill Clinton 1992-2000: “Barrack Obama for President? That’ s a fairy tale! Give me a break ...”. Tạm dịch là “Obama làm Tổng thống? Nói chuyện hoang đường! Bỏ đi tám ...” !. |