Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Trước Vấn Đề lãnh Thổ và Khai Thác Bâu Xít Tại Việt Nam |
Tác Giả: Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo |
Thứ Bảy, 18 Tháng 4 Năm 2009 22:58 |
Chúng tôi kêu gọi tất cả đồng bào Việt Nam, đặc biệt đồng bào Công Giáo trong và ngoài nước, bao gồm các vị Giám Mục, Linh Mục, nam nữ Tu Sĩ và toàn thể giáo dân, bằng mọi cách và bằng mọi phương tiện, phổ biến tin tức đất nước yêu qúy và tài nguyên giá trị của Việt Nam đang bị Đảng Cộng Sản hiến dâng cho Trung Quốc. Việt Nam dưới sự cai trị độc tài của Đảng Cộng Sản đang diễn ra hai sự kiện quan trọng. Thứ nhất: đất đai đang bị mất dần vào tay Trung Quốc. Thứ hai: môi trường sinh thái đang bị huỷ hoại do việc khai thác bâu xít tại Tây Nguyên.
Trước hai sự kiện nghiêm trọng có nguy cơ đưa đến việc mất nước và hủy hoại đời sống nhân dân, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo thấy có bổn phận phải trình bày trước dư luận quốc nội và quốc tế về lập trường của Đảng Cộng Sản Việt Nam trước hai sự kiện nghiêm trọng này I. Đất đai đang mất dần vào tay Trung Quốc: Người dân Việt Nam nào cũng biết Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, nhưng những năm gần đây, khi ký hiệp ước về lãnh thổ với chính quyền Trung Quốc, đảng Cộng Sản Việt Nam đã bí mật dâng phần đất sát biên giới trong đó có Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc cho Trung Quốc. Về vấn đề hải đảo, dù có bao nhiêu chứng cớ lịch sử nói rõ Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc lãnh thổ Việt Nam, nhưng gần đây chính quyền Cộng Sản vẫn để mặc Trung Quốc ngang nhiên sát nhập vùng hải đảo này vào phần đất của họ. Trong khi Đảng Cộng Sản phải im lặng và khiếp nhược trước dã tâm xâm lăng của Trung Quốc thì họ lại tàn bạo dùng vũ lực trấn áp thanh niên, sinh viên và những người yêu nước biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ. Ngoài ra, đang khi dâng đất dâng biển cho Trung Quốc, thì chính quyền Việt Nam lại đi tịch thu đất đai của dân chúng và của các tôn giáo, nói là để phục vụ lợi ích chung, nhưng thực chất để những cán bộ cộng sản chia chác nhau phần lợi nhuận. II. Môi trường sinh thái đang bị huỷ hoại: Không cần phải dẫn chứng dài dòng, người Việt Nam nào cũng cảm nghiệm được là môi trường tại Việt Nam, từ biển cả, sông rạch, rừng rú đến làn không khí hít thở, đang bị ô nhiễm và tàn phá một cách nghiêm trọng. Đặc biệt mới đây có sự kiện chính quyền Cộng Sản Việt Nam chấp thuận cho nhà thầu Trung Quốc vào khai thác mỏ bâu xít tại vùng Tây Nguyên. Điều đặc biệt trong dự án này là nhà thầu Trung Quốc không dùng dụng cụ và vật liệu sẵn có tại Việt Nam, cũng không thuê mướn công nhân Việt Nam, mà đem toàn bộ công cụ và hàng chục ngàn nhân công từ Trung Quốc sang. Việt Nam chỉ được chia phần lợi nhuận nhỏ từ sự khai thác tài nguyên qúy báu này. Trước viễn tượng đó, các nhà khoa học hàng đầu, các bậc thức giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu kỹ lưỡng lẽ hơn thiệt của dự án này và họ đều đồng ý hai điểm. Một là lợi nhuận đem lại từ sự khai thác bâu xít này quá ít so với sự hủy hoại khủng khiếp cho mội trường sinh thái, đưa đến nguy cơ đe doạ sức khoẻ của hàng triệu người dân Việt. Hai là phải lo âu về quốc phòng, đưa đến việc dễ dàng mất thêm đất cho Trung Quốc vì mấy chục ngàn công nhân Trung Quốc sống tại đây, từ thế hệ này sang thế hệ khác để khai thác bâu xít, sẽ là lực lượng nội công cho lực lượng xâm lược Trung Quốc một khi chiến tranh Trung Việt xảy ra. Về mặt chiến lược, mất Tây Nguyên là Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Hai miền đó sẽ không cứu được nhau một khi có biến. Việc khai thác bâu xít tại Tây Nguyên có nhiều điều bất lợi và nguy hiểm như vậy nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam vì muốn lấy lòng Trung Quốc, muốn Trung Quốc bảo vệ sự an toàn chính trị cho Đảng, nên đã bất chấp những lời khuyến cáo của các nhà khoa học, của những người yêu nước chân chính, cứ để Trung Quốc khai thác tài nguyên hiếm qúy, đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Trước tình hình nghiêm trọng này, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo quyết nghị: Thứ nhất: Cùng với tất cả nhân dân và các tổ chức chân chính thực lòng yêu nước Việt Nam, chúng tôi nghiêm khắc lên án và tố cáo trước dư luận quốc nội cũng như quốc tế về âm mưu bán nước, hủy hoại môi trường sinh thái do Đảng Cộng Sản Việt Nam đang chủ trương. Thứ hai: Chúng tôi kêu gọi tất cả đồng bào Việt Nam, đặc biệt đồng bào Công Giáo trong và ngoài nước, bao gồm các vị Giám Mục, Linh Mục, nam nữ Tu Sĩ và toàn thể giáo dân, bằng mọi cách và bằng mọi phương tiện, phổ biến tin tức đất nước yêu qúy và tài nguyên giá trị của Việt Nam đang bị Đảng Cộng Sản hiến dâng cho Trung Quốc. Cụ thể nhất là hãy ủng hộ tất cả những lời kêu gọi của bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào kêu gọi Đảng Công Sản Việt Nam phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và môi trường sinh thái để 80 triệu người dân Việt được sống trong an bình, đất nước không bị đế quốc Tầu xâm chiếm. Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam: Ký tên: Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Radio Veritas Asia Director of Radio Veritas Asia, Email: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it LM. John Trần Công Nghị, Giám đốc VietCatholic News Director of VietCatholic News Agency, Email: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it LM. Joachim Nguyễn Đức Việt-Châu, Chủ nhiệm Dân Chúa Mỹ Châu Director of People Of God Magazine in America, Email: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it LM. Stephen Bùi Thượng Lưu, Chủ nhiệm Dân Chúa Âu Châu Director of People Of God Magazine in Europe, Email: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it LM. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Chủ nhiệm Dân Chúa Úc Châu Director of People Of God Magazine in Australia, Email: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it LM. Paul Van-Chi, Giám đốc Phát thanh Tin Mừng Bình An Director of Gospel and Peace Radio, Sydney Australia, Email: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it Chú thích: Sau đây là một trong những Bản Kiến Nghị mà qúi Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân Công giáo Việt nam có thể vào để ký tên: Bản kiến nghị sau đây đã được qúi vị: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, Ông Phạm Toàn, Nhà thơ Dương Tường soạn thảo và đưa lên mạng trannhuong.com, tính đến ngày 17.4.2009 đã có 135 vị ký tên Xin xem trang Web THÔNG-BÁO-VỀ-THU-THẬP-CHỮ-KÝ-VÀ-GỬI-KIẾN-NGHỊ-VỤ-BAUXITE và những người đã kí tên KIẾN NGHỊ VỀ VỤ KHAI THÁC BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN Kính gửi: – Ông Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; – Ông Nguyễn Phú Trọng cùng toàn thể Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; – Ông Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, lo lắng trước vận mệnh nước nhà về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, xin kính gửi quý cơ quan bản kiến nghị này. Thưa quý cơ quan, Dân tộc Việt Nam chúng ta trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh giành độc lập và thống nhất, ngày nay đang huy động tổng lực sức người sức của và sức trí tuệ vào công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng đổi mới toàn diện. Trong công cuộc xây dựng mới đất nước ta, trên nguyên tắc, không có sự đối lập về quyền lợi giữa Nhà nước và nhân dân - nhân dân ta ở trong nước cũng như ở ngoài nước, người giữ cương vị lãnh đạo cũng như người dân bình thường, ai ai cũng muốn đất nước ngày càng giàu mạnh, ngày càng văn minh, cả dân tộc sẽ là một gia đình lớn, vui tươi, ấm no, hạnh phúc. Tiếc rằng, trong vụ bauxite đang diễn ra, những con người trung thực của đất nước bắt đầu thấy hẫng hụt, lý tưởng chung tay xây dựng đất nước gần như đang ít nhiều suy giảm vì cách làm việc của cơ quan điều hành đất nước, một tình trạng cần được phân tích ngắn gọn như dưới đây. Thưa quý cơ quan, Việc khai thác tài nguyên của đất nước, trong đó có tài nguyên bauxite, là việc làm cần thiết, nhưng đó không thể là việc làm bằng mọi giá! Công việc chuẩn bị cho dự án bauxite đã được nhiều nhà khoa học chỉ ra những thiếu sót toàn diện, mà chỉ riêng hai lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đủ cho thấy những bất cập về chính trị, quốc phòng, môi trường, kinh tế, kỹ thuật, và kiến nghị của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, của Giáo sư Phạm Duy Hiển, và của các nhà nghiên cứu độc lập khác ở trong nước như nhà văn Nguyên Ngọc, học giả Nguyễn Trung, nhà báo Lê Phú Khải, nhà văn Phạm Đình Trọng, và ở ngoài nước như Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp chuyên gia về ô nhiễm môi sinh ở Úc, Kỹ sư tư vấn Đặng Đình Cung chuyên gia về mỏ ở Pháp... là những bổ sung toàn diện mang tính chất kỹ thuật cho hai lá thư tâm huyết của Đại tướng. Tất cả các kiến nghị đó đã chỉ ra những kẽ hở hoặc những sai phạm khó chấp nhận trong chủ trương làm dự án bauxite này, mà chỉ ba điều sau cũng đủ để tất cả những ai có lương tri phải suy nghĩ: - Chủ trương lập dự án được công khai hóa vào cuối năm 2008 sang đầu năm 2009, song thực ra nó đã được ký tắt với người Trung Quốc từ nhiều năm về trước mà không hề xin ý kiến nhân dân thông qua Quốc Hội do dân bầu ra; toàn bộ báo cáo tiền khả thi chưa bao giờ được trình ra trước nhân dân và đại diện của nhân dân tức Quốc Hội; - Người Trung Quốc đóng cửa các mỏ khai thác bauxite của họ để chuyển sang khai thác ở Việt Nam, định trút gánh nặng ô nhiễm môi trường cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và nhiều đời mai sau - những hành động y hệt như họ đã và đang làm ở châu Phi với sự giúp sức của những chế độ cai trị tham nhũng tại châu lục này, và đang bị dư luận thế giới theo dõi chặt chẽ và hết sức công kích; - Kỹ thuật, công nghệ và nhân công khai thác dự định du nhập chủ yếu từ Trung Quốc, một cường quốc mới nổi dậy với nền kinh tế đang giàu lên nhưng bên trong vẫn chứa đựng không ít thực trạng bất khả tín, trong đó liên quan đến vấn đề khai thác bauxite là sự nổi tiếng của Trung Quốc trên toàn thế giới hiện đại như là một quốc gia gây ô nhiễm môi trường vào bậc nhất, chưa kể những “vấn nạn” khác (chỉ mới trong tháng Ba vừa rồi Chính phủ nước Úc đã phải hủy bỏ một dự án khai thác khoáng sản ở Nam Úc ký với Trung Quốc vì lý do quốc phòng). Thưa quý cơ quan, Đất nước là của chung của cả dân tộc, chứ không là của riêng của một nhóm người nào, của một nhóm quyền lợi nào, hoặc một tổ chức nào dù tinh hoa đến đâu cũng vậy. Tất cả những người có ý thức với dân tộc, với đất nước, xót xa trước những việc làm không được kiểm soát chặt chẽ xoay quanh vụ bauxite, đều thấy cần thiết phải lên tiếng. Chúng tôi kiến nghị: 1) Phải đưa vấn đề dự án bauxite Tây Nguyên ra trước Quốc Hội và mọi chủ trương liên quan phải được Quốc Hội quyết định; 2) Dự án bauxite Tây Nguyên phải chính thức dừng ngay lại, có giám sát chặt chẽ cho tới khi Quốc Hội xem xét toàn bộ báo cáo tiền khả thi và đưa ra những phê chuẩn thích hợp. Kính mong Quốc Hội thấu suốt được tinh thần của đại đa số dân chúng không muốn dự án này tiếp tục vì tất cả những hệ lụy nặng nề của nó; 3) Những nghiên cứu tiền khả thi với vấn đề bauxite Tây Nguyên cần được dư luận rộng rãi tham gia và theo dõi. Thưa quý cơ quan, Những người ký tên dưới bản kiến nghị này bày tỏ sự lo lắng khôn cùng trước phương cách làm việc chưa thấu triệt và hoàn bị về nhiều mặt cho một dự án có tầm chiến lược sống còn của đất nước như dự án bauxite. Xin quý cơ quan nhận ở đây lòng kính trọng của chúng tôi và rất mong được thông hiểu cho nỗi trăn trở của chúng tôi cả ở trong nước lẫn ở ngoài nước. Nhân dịp này, chúng tôi cũng kêu gọi người Trung Hoa nhất là giới trí thức hãy ủng hộ dân tộc Việt Nam, giúp cho môi trường sống của nước láng giềng phía Nam được trong lành, giúp cho nhiều vấn đề còn dở dang giữa hai quốc gia được giải quyết trong hòa bình và hữu nghị. Việt Nam, ngày 12 tháng 4 năm 2009 Ký tên: (đã kí tên 135 vị)... Qúi vị có thể vào trang sau đây để kí tên: THÔNG-BÁO-VỀ-THU-THẬP-CHỮ-KÝ-VÀ-GỬI-KIẾN-NGHỊ-VỤ-BAUXITE và những người đã kí tên ** Riêng chúng tôi cũng đã nhận được những vị Công giáo tại Tp HCM, muốn kí tên trong bản kiến nghị: - Lm Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, dịch sách, 58/1 Pham Ngoc Thach, P.6, Q.3, Tp HCM, Việt Nam, e-mail: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it - Giuse Nguyễn Đăng Phấn, Ngành y, Tp HCM - Têrêsa Uông thị Nhu Hương, Ngành quản lý. Tp HCM - Augustinô Đan Phú Thịnh, Luật sư. Tp HCM - Gioan Lê Quang Vinh, Luật gia & Giảng viên Đại học. Tp HCM - Gioan Baotixita Đoàn Quốc Anh, Phóng viên. Tp HCM - Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thao, Giáo viên. Tp HCM - Catarina Nguyễn thị Tuyết Xuân, Giáo viên. Tp HCM |