Home Tin Tức Thời Sự Tin VN: Kỹ Sư Ăn Cắp Sắt và Xi măng - Cầu đang xây bị sập

Tin VN: Kỹ Sư Ăn Cắp Sắt và Xi măng - Cầu đang xây bị sập PDF Print E-mail
Tác Giả: VN Express   
Thứ Ba, 10 Tháng 3 Năm 2009 00:10

Ba cán bộ thi công, giám sát đã bị cảnh sát bắt quả tang khi đang rút ruột vật tư tại công trình trụ cầu chợ Đệm, thuộc dự án đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, có vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.

Tin VN Express  (T.Anh - K.Cường - Đ.Loan - An Nhơn) -15 giờ chiều ngày 10-3-09, sau một tiếng "ầm" cực lớn, nước con sông Đệm bắn tung cao hàng chục mét khiến người thị trấn Tân Phúc, Bình Chánh, TP HCM, bàng hoàng. Dầm cầu số 2 nặng 60 tấn của cầu vượt đường cao tốc Trung Lương bị gãy. Ít nhất 2 người bị thương.

Công trình vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng bị rút ruột

3 cán bộ thi công, giám sát đã bị cảnh sát bắt quả tang khi đang rút ruột vật tư tại công trình trụ cầu chợ Đệm, thuộc dự án đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, có vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.

Ba người bị cảnh sát bắt giữ gồm Dương Văn Khanh (38 tuổi), đội trưởng đội thi công số 7, Nguyễn Ngọc Hà, giám sát kỹ thuật và Nguyễn Văn Sỹ, tư vấn giám sát.

Theo cơ quan điều tra, 3 cán bộ trên đã rút ruột vật tư tại mố cầu A2; rút vữa Sika, 48 ống Sonic tại 2 cọc nhồi tại trụ cầu chợ Đệm (huyện Bình Chánh, TP HCM). Công an đang lấy lời khai và làm rõ những cá nhân liên quan.

 
 

Dự án đường cao tốc TP HCM - Trung Lương đang
trong giai đoạn thi công. Ảnh: Cienco5.

Đường cao tốc TP HCM - Trung Lương do Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư. Vụ việc xảy ra tại gói thầu do Công ty CP xây dựng cầu 12 Thăng Long (thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long) thi công.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Quang Huy, Chánh văn phòng Tổng công ty xây dựng Thăng Long cho biết, Tổng công ty đã chỉ đạo Tổng giám đốc Công ty CP xây dựng cầu 12 giải trình, kiểm điểm các cán bộ liên quan và chấn chỉnh hoạt động.

"Các hạng mục khác của dự án đường cao tốc TP HCM - Trung Lương mà đơn vị này thực hiện cũng được tiến hành rà soát", ông Huy nói.

Ông Huy cũng khẳng định, việc không đổ vữa vào ống Sonic là trái với thiết kế, song không ảnh hưởng chịu lực của cọc nhồi.

Theo ông Đỗ Ngọc Dũng, Phó Tổng giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư), vụ rút ruột không ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án. "Đây là sự cố trên công trường, ăn cắp vật liệu xây dựng. Chúng tôi đang tổ chức rà soát lại toàn bộ để tìm hiểu sự việc", ông Dũng nói.

Ông Nguyễn Văn Công, Chánh Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ đã yêu cầu Ban quản lý dự án Mỹ Thuận và Tổng công ty xây dựng Thăng Long khẩn trương báo cáo vụ việc. Trên cơ sở các báo cáo này, lãnh đạo Bộ sẽ có hướng xử lý.

Theo thông tin từ hiện trường, vụ tai nạn xảy ra khi các công nhân đang thi công dầm cầu vượt bắc qua sông chợ Đệm thuộc dự án đường cao tốc TP HCM - Trung Lương. Dầm cầu số 2 nhịp chính, dài 42 mét nặng chừng 60 tấn bất ngờ gẫy làm đôi, đổ sập xuống lòng sông, gây nên tiếng "rầm" cực lớn. Nước sông dội tung cao chừng chục mét. Dầm cầu số 1 thi công trước đó bị bẻ cong.

Một dầm của nhịp chính bị gẫy đôi, sập xuống sông. Ảnh: An Nhơn.

Khi xảy ra tai nạn, hai công nhân Trần Quang Thảnh (26 tuổi, quê Nam Định) và Trần Đình Trung (22 tuổi, quê Nghệ An) đang làm việc tại đây bị rơi xuống nước chấn thương nặng ở hai đùi và phần đầu. Họ đã được những người đi đường đưa lên bờ, cấp cứu.

Lực lượng cứu hộ TP HCM cùng công an đã được điều đến thực hiện công tác cứu hộ và bảo vệ hiện trường.

Theo ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM, nguyên nhân ban đầu có thể trong lúc thi công, một trong 2 mô tơ đặt dầm cầu tại 2 đầu nhịp bị trục trặc. Từ đó, dẫn đến việc mất cân bằng lực, va vào dầm và đứt cáp.

Nhà thầu thi công công trình này là Công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long.

Đường cao tốc TP HCM - Trung Lương dài gần 62 km, có những đoạn vượt sông và qua những khu vực có nền địa chất yếu. Công trình khởi công cuối năm 2004, nối huyện Bình Chánh (TP HCM) với huyện Châu Thành (Tiền Giang).Vốn đầu tư lên gần 10.000 tỷ đồng.

Đây là tuyến đường được thiết kế đạt tiêu chuẩn quốc tế về đường cao tốc với vận tốc 120 km một giờ gồm 4 làn xe (tính đến năm 2010), mở rộng 8 làn xe vào năm 2020. Khi hoàn thành, đường cao tốc này sẽ rút ngắn 50% thời gian từ TP HCM về Tiền Giang.