Home Tin Tức Thời Sự Vài nhận xét về cuộc Họp vòng I Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican

Vài nhận xét về cuộc Họp vòng I Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican PDF Print E-mail
Tác Giả: VietCatholic   
Thứ Hai, 16 Tháng 2 Năm 2009 13:39

Một quan ngại của nhiều người, đặc biệt là người Việt hải ngoại về việc cộng sản Việt Nam sẽ tìm cách tác động tới Vatican để thuyên chuyển Đức Tổng Giám Mục Hà Nội như xưa họ từng làm với Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.

(16 Feb 2009 14:27)
Sáng thứ hai 16/02/2009 phái đoàn ngoại giao Toà Thánh Vatican do Đức ông Pietro Parolin thứ trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề quan hệ với các quốc gia làm trưởng Phái đoàn; Cùng Đức ông Phanxico Cao Minh Dung đặc trách vùng Đông Nam Á Châu của phủ Quốc Vụ Khanh; Và Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương vụ trưởng Bộ Truyền Giáo đã bắt đầu vòng đàm phán với chính phủ Việt Nam ở cấp thứ trưởng.


Trước khi chính thức hội đàm vào buổi chiều ngày 16/2, thì sáng ngày 16/2 bộ ngoại giao cùng ban tôn giáo chính phủ Việt Nam xếp lịch mời phái đoàn đi thăm bảo tàng lịch sử Việt Nam. Một động thái với người cộng sản là để nhắc nhở về lịch sử 4000 năm của một dân tộc Việt Nam anh hùng với phái đoàn Toà Thánh… Nhưng với giới phân tích chính trị độc lập thì là một việc làm nực cười, vì Vatican không thiếu hiểu biết, cũng không thiếu tài liệu về lịch sử dân tộc Việt. Hơn nữa chỉ có người cộng sản mới đồng hoá họ với lịch sử dân tộc Việt - Phần còn lại của thế giới chưa bao giờ đánh đồng lịch sử đảng cộng sản Việt Nam với lịch sử dân tộc Việt. Lại càng không có chuyện ai đó nhầm lẫn giữa tính chất anh hùng bất khuất trước ngoại xâm của dân tộc Việt, với những gì người cộng sản gọi là chủ nghĩa anh hùng cánh mạng… Đương nhiên vì tính chất ngoại giao, phái đoàn toà thánh vẫn đi thăm bảo tàng lịch sử - Trước đây là bảo tàng viễn đông Bác Cổ.

Lúc này đang là buổi chiều 16/2 theo giờ Hà Nội, phái đoàn ngoại giao Toà Thánh đang có cuộc hội đàm đầu tiên trong chuyến viếng thăm được giới chức Việt Nam loan tin là để tiến hành các bước thiết lập ngoại giao với Vatican. Người Công Giáo tại Hà Nội cũng như trên cả nước rất quan tâm đến cuộc hội đàm này, nhưng không mong đợi gì nhiều bởi họ hiểu biết thực tế tình hình cũng như bản chất của nhà nước cộng sản Việt Nam. Đồng thời họ cũng biết chính sách mong muốn đối thoại hoà bình để giải quyết các vấn đề của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo.

Thông tin bên lề của giới chức ngoại giao cộng sản Việt Nam về chuyến viếng thăm này được tiết lộ: Bộ chính trị cộng sản đã chỉ đạo cho nhà nước phải chủ động các cuộc tiếp xúc ngoại giao với Vatican ghi nhận các ý kiến, đưa ra các quan điểm, giải pháp thăm dò thái độ của Vatican… Nhưng không đi đến một cam kết cụ thể nào, kể cả cam kết về lịch gặp gỡ và chương trình làm việc lần sau. Chính sách ngoại giao này này nằm trong chiến lược ngoại giao đa phương hoá, đa dạng hoá của cộng sản Việt Nam kể từ sau khi hệ thống cộng sản Đông Âu sụp đổ. Theo một nguồn tin từ từ văn phòng bộ ngoại giao, giới chức ngoại giao Trung Quốc cũng quan tâm và theo dõi các cuộc tiếp xúc này, nhưng họ không gửi tín hiệu gì cho nhà nước Việt Nam bởi họ biết các chính sách của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn mang tính cháp vá, dựa dẫm… Theo kiểu Thử - Sai - Điều chỉnh; Đồng thời phụ thuộc nhiều vào các chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Một quan ngại của nhiều người, đặc biệt là người Việt hải ngoại về việc cộng sản Việt Nam sẽ tìm cách tác động tới Vatican để thuyên chuyển Đức Tổng Giám Mục Hà Nội như xưa họ từng làm với Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Tuy nhiên nếu có hiểu biết về Luân lý Ki Tô Giáo, người ta sẽ thấy rằng: Vatican tuy là một nhà nước, nhưng không phải là một nhà nước thế tục, các việc làm của Vatican dù là ngoại giao hay phụng vụ, đều trên cơ sở Luân Lý Kitô Giáo. Đến tận ngày nay, khi Vatican loan báo mở án điều tra thu thập tài liệu để phong Chân Phước cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, người ta mới dần hiểu được ý nghĩa nhân bản, sâu sa của việc Vatican chấp nhận để Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận phục vụ tại Toà Thánh, sau khi cộng sản việt nam cho Ngài xuất ngoại rồi loan báo việc không cho Ngài quay về quê hương.

Chúa Giêsu xưa dạy các Tông Đồ: Các con hay đi thì sẽ đến, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì cửa sẽ mở cho – Không có cha mẹ nào con cái xin bánh m à lại cho con rắn cả. Vatican là hình bóng của Chúa Giêsu dưới trần gian. Cho nên không bao giờ có chuyện Toà Thánh chiều theo một chính sách đánh đổi nào đó với nhà nước thế tục. Người Công Giáo, và bất cứ người Việt có lương tri nào, hãy hành động trong hy vọng vì nếu không đi thì sẽ không bao giờ đến cả.