Việt Nam và áp lực từ Phương Bắc |
Tác Giả: Thanh Quang, phóng viên đài RFA |
Chúa Nhật, 09 Tháng 8 Năm 2009 13:54 |
2009-07-27 Hiện nay nhiều tàu thuyền Việt Nam không dám ra khơi đánh cá sợ bị đánh chìm hoặc bị TQ bắt Thái độ lấn lướt của bắc Kinh được thể hiện qua những diễn biến như phân định ranh giới trên bộ và trên biển; việc Bắc Kinh đe dọa các công ty nước ngoài hợp tác với VN dò tìm dầu khí; đông đảo công nhân TQ vào vùng Tây Nguyên qua dự án khai thác bauxite; và gần đây nhất, tàu TQ bắt, bắn giết ngư phủ VN hoạt động trong vùng biển của mình... Câu hỏi được nêu lên trước tiên là những nguy cơ như vậy có thể đưa VN về đâu? Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Giáo sư Ngô Vĩnh Long chuyên về các vấn đề Á Châu và đang giảng dạy tại Đại Học Maine (Hoa Kỳ) nhận xét: Lợi thế của Biển Đông Nhưng vấn đề chính là vấn đề Biển Đông. Đây không những là vấn đề an ninh của riêng Việt Nam mà là vấn đề an ninh của cả thế giới, trong đó có cả Trung Quốc. Nếu Trung Quốc lấn chiếm hay là bành trướng mạnh vô khu vực Biển Đông thì sẽ rất là khó khăn cho thông thương trên Biển Đông, nhất là qua vùng eo Malacca, có đến 52 đến 55% hàng hoá thế giới lưu thông qua đường hàng hải này, như là dầu cho Trung Quốc, dầu cho Đài Loan, dầu cho Hàn Quốc, dầu cho Nhật ở trên vùng Bắc Á. Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan là 3 nước đã là đồng minh của Mỹ từ lâu, thì nếu Trung Quốc càng lấn vào Biển Đông thì trước sau gì Mỹ cũng phải có phản ứng. Đó là một. Thứ hai nữa, an ninh Biển Đông là an ninh cho cả khu vực Đông Nam Á, vì thế phần lớn những nước trong khu vực đối với họ an ninh trên Biển Đông là vấn đề rất quan trọng. Nếu Việt Nam biết kéo sự đồng tình của các nước trong khu vực và ngoài khu vực như Mỹ và các nước khác, thì có thể không những bảo đảm vấn đề an ninh Biển Đông mà bảo đảm cả tương lai của đất nước việt Nam. Từ xưa tới giờ Việt Nam cũng giống như Trung Quốc chỉ nghĩ tới vấn đề trên bộ mà thôi chớ không nghĩ rằng vấn đề đi ra biển tức là đi ra thế giới là vấn đề quan trọng. Trung Quốc đã hiểu vấn đề đó từ khi Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền, từ đó Trung Quốc mới hướng tới toàn cầu hoá, vân vân. Còn Việt Nam lại chậm hơn Trung Quốc mấy chục năm rồi. Tôi nghĩ Việt Nam phải khôn ngoan để thấy cái lợi của mình ở đâu. Sai lầm của sự nhượng bộ thái quá GS Ngô Vĩnh Long : Việt Nam trong những năm qua thay vì mua thời gian để mà hợp tác với các nước trong khu vực cũng như với các nước ngoài khu vực như Mỹ, vân vân, thì Việt Nam lại không làm chuyện đó cho tốt mà Việt Nam càng ngày càng đi sâu vào quỹ đạo Trung Quốc, tưởng rằng nhượng bộ Trung Quốc, làm cái gì cho Trung Quốc bằng lòng thì Trung Quốc sẽ tha cho Việt Nam, sẽ không ép Việt Nam nữa. Cách đây hơn 2 năm Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc bằng cách cho Trung Quốc mở vùng cao nguyên khai thác bauxite. GS Ngô Vĩnh Long : Bây giờ nếu Việt Nam không khéo thì như tôi đã nói nhiều lần, Việt Nam cũng giống như một tuýp thuốc đánh răng, Trung Quốc sẽ ép từ biên giới phía Bắc xuống, Biển Đông sang, nó bóp Việt Nam bây giờ anh có phọt ra Phú Quốc thì nó cũng không tha, giống như là nó ép Tưởng Giới Thách ngày xưa chạy ra Đài Loan rồi bây giờ nó cũng không tha, thành ra Đài Loan phải nhờ cậy mấy nước khác mới có thể giữ được. Mà Việt Nam, tôi nghĩ rằng đi lá bài trong 2 năm qua càng ngày càng nghiêng về Trung Quốc, tưởng rằng như vậy thì Trung Quốc sẽ tha, đây là lá bài sai. Mà cùng lúc Việt Nam lại đòi phần lớn các đảo Trường Sa là của Việt Nam thì tôi nghĩ rằng cái này là vấn đề càng sai nữa, vì mình muốn các nước Đông Nam Á ủng hộ mình thì phải nhượng bộ cho họ về những gì mà mình thấy không quan trọng thì mình nên bỏ, những cái gì mình thấy là đúng về phần mình thì mình thương lượng với họ. “Trung Quốc thấy Mỹ đang bị kẹt ở vùng Trung Đông, mà nó muốn làm cho Việt Nam sợ trước, vì Việt Nam là tiền đồn ở Đông Nam Á, thì Việt Nam sợ trước mà nhượng bộ cho nó nhiều thì các nước khác nghĩ rằng vấn đề lớn nhất của Việt Nam mà nó nhượng thì mình dại gì lại chường đâu ra. Nhưng mà vấn đề lớn không phải là mấy cái đảo nhỏ xíu, vấn đề lớn là vấn đề thông thương, vấn đề an ninh của quốc gia. Tôi nghĩ rằng chính sách của Việt Nam bây giờ là sai trong vấn đề này. Mà Trung Quốc thấy vậy lại càng lấn. Trung Quốc thấy Mỹ đang bị kẹt ở vùng Trung Đông, mà nó muốn làm cho Việt Nam sợ trước, vì Việt Nam là tiền đồn ở Đông Nam Á, thì Việt Nam sợ trước mà nhượng bộ cho nó nhiều thì các nước khác nghĩ rằng vấn đề lớn nhất của Việt Nam mà nó nhượng thì mình dại gì lại chường đâu ra. Đây là một cơ hội để Việt Nam phản công, vậy mà Hà Nội lại phản ứng bằng cách đề nghị Trung Quốc đừng bắt ngư dân, đề nghị thế này đề nghị thế kia, mà là những đề nghị không ra gì cả. Việt Nam quá nhu nhược hay ở thế kẹt? GS Ngô Vĩnh Long : Vấn đề này cũng khó nói. Tôi nghĩ khi một số lãnh đạo trong chính phủ khiếp nhược hay hèn hạ thì nó sẽ giúp cho dân chúng thấy rằng có sự khiếm khuyết và dân chúng có thể vì đó mà đoàn kết và đồng tình hơn. Vấn đề bất khuất thì tôi nghĩ có một lúc bất khuất cũng được, nhưng Việt Nam bây giờ là phải khôn ngoan. Vấn đề này không phải là vấn đề dân tộc với Trung Quốc, vấn đề này là mình sống gần bên Trung Quốc, mình muốn Trung Quốc đối đãi với Việt Nam đàng hoàng để cho cả khu vực có thể phát triển. Vấn đề không phải là vấn đề dân tộc, mà Trung Quốc là liền núi liền sông với mình, nếu mình không khôn ngoan thì mình bị khó khăn liền. |