Home Tin Tức Thời Sự Anh Ngữ Sẽ Đựơc Dạy Từ Tiểu Học

Anh Ngữ Sẽ Đựơc Dạy Từ Tiểu Học PDF Print E-mail
Tác Giả: Nhã Trân, phóng viên đài RFA   
Chúa Nhật, 09 Tháng 8 Năm 2009 09:45

2009-08-09
Việc dạy và học tiếng Anh vẫn là một đề tài đựơc bàn đến trong chương trình giáo dục của Việt Nam và ngành giáo dục đang chủ trương đưa Anh ngữ vào chương trình dạy từ bậc tiểu học kể từ niên khóa này. 

 

Ngành giáo dục đang chủ trương đưa Anh ngữ vào chương trình dạy từ bậc tiểu học kể từ niên khóa này  AFP photo
Tiếng Anh là môn học bắt buộc của trường phổ thông
Trong buổi giao lưu Olympic Anh ngữ tiểu học khu vực phía Nam vào cuối tháng sáu vừa qua do Vụ tiểu học phối hợp tổ chức với Nhà xuất bản giáo dục, Vụ trưởng Lê Tiến Thành nói với báo giới rằng tiếng Anh sẽ là một trong các ngọai ngữ được ưu tiên giảng dạy và là môn học bắt buộc của trường phổ thông, và trong năm 2009 - 2010 sẽ có ít nhất 20% học sinh lớp 3 được học thí điểm chương trình tiếng Anh mới.

“Tiếng Anh sẽ là một trong các ngọai ngữ được ưu tiên giảng dạy và là môn học bắt buộc của trường phổ thông, và trong năm 2009 - 2010 sẽ có ít nhất 20% học sinh lớp 3 được học thí điểm chương trình tiếng Anh mới.

Vụ trưởng Lê Tiến Thành
Phát biểu ấy dựa trên sự kiện đề án “Dạy và học ngọai ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đọan 2008 – 2020”, được Bộ GD-ĐT phê duyệt hồi cuối năm ngoái, dự kiến khởi sự từ niên khóa này với tỉ lệ vừa kể của các em mới học được vài năm tiểu học.

Nhắm mục tiêu là thanh niên Việt Nam sẽ thành thạo một ngọai ngữ vào năm 2010, tổng kinh phí hơn 9 tỉ đồng sẽ được chi cho chương trình đào tạo mới về ngọai ngữ để chi cho các dự án như soạn sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy – học tập…. Các cơ sở giáo dục thì được khuyến khích chủ động trong một số vấn đề liên quan như xây dựng, thực hiện những chương trình song ngữ.

Không sử dụng đựơc ngoại ngữ, hay nói riêng là yếu kém Anh văn, lâu nay được nhận định là một trong những nhược điểm của học sinh sinh viên Việt Nam.  Theo số liệu của Bộ GD-ĐT có đến hơn 50% sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về trình độ tiếng anh.  Cơ hội về việc làm cũng như về du học vì vậy đã vuột khỏi tầm tay của rất nhiều thanh thiếu niên đang còn cả một tương lai trước mắt.

Đưa Anh văn vào chương trình tiểu học
Trước ý định tăng cường mức thông thạo Anh ngữ của học sinh bằng cách đưa ngôn ngữ này vào chương trình giảng dạy cấp tiểu học, giới giáo chức Anh văn có ý kiến ra sao?  Một nữ giáo viên trường Lê Quý Đôn ở Sài Gòn:

“Theo số liệu của Bộ GD-ĐT có đến hơn 50% sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về trình độ tiếng anh.  Cơ hội về việc làm cũng như về du học vì vậy đã vuột khỏi tầm tay của rất nhiều thanh thiếu niên đang còn cả một tương lai trước mắt.

- Hiện nay ở Việt Nam, gia đình giàu có cho con học một nửa chương trình tiếng Việt và nửa chương trình tiếng Anh. Thực sự mà nói thì vấn đề giáo trình ở Việt nam đúng là quá tải, trẻ em phải học quá nhiều so với nước ngoài. Nhưng đã gọi là học (tiếng anh) thì phải học đàng hoàng theo giáo trình của cả nước.

Các bậc phụ huynh suy nghĩ gì đối với việc con em sẽ bắt buộc phải học Anh ngữ, có khả năng nói, nghe, đọc và viết Anh văn ngay từ lớp 3 ?  Những người được hỏi đều tán thành chủ trương dạy ngọai ngữ cho trẻ bậc tiểu học, tuy có thể còn băn khoăn về phương pháp sư phạm của nhà trường: 

 - Để cho con trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ sớm là tốt, không riêng gì anh văn nhưng sách giáo khoa cần chuẩn bị cho thật tốt, (chương trình) đừng nặng quá cho học sinh lớp 3 vì các cháu còn rất nhỏ, còn ham chơi ham vui, sách phải vui và dễ hiểu.
“Để cho con trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ sớm là tốt, không riêng gì anh văn nhưng sách giáo khoa cần chuẩn bị cho thật tốt, (chương trình) đừng nặng quá cho học sinh lớp 3 vì các cháu còn rất nhỏ, còn ham chơi ham vui, sách phải vui và dễ hiểu
Giáo viên đứng lớp phải là một người có kinh nghiệm giảng dạy cho trẻ con chứ không phải lấy bất cứ một giáo viên giỏi nào dạy người lớn mà dạy cho trẻ con được. Đó là điều tôi suy nghĩ và hy vọng Bộ giáo dục - đào tạo nhìn thấy vấn đề và sắp xếp cho tốt, đừng để năm nào cũng cải cách. Phải làm sao cho học sinh thật sự hiểu bài mà không quá nặng nề.

Anh văn là chìa khóa cho sự phát triển 
Nói chung công luận cho rằng việc dạy tiếng Anh cho học sinh từ cấp tiểu học, áp dụng kể từ niên khóa 2009 – 2010 là đúng đắn, và điều cần được quan tâm là phẩm chất của giáo trình và giáo viên.  Báo giới trong nước trong mấy tháng gần đây thì nhắc lại rằng Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu trong chuyến công du Việt Nam mới nhất có chia sẻ rằng Anh văn chính là chìa khóa phát triển của Singapore, đã biến nước này thành một trong những trung tâm tài chính quốc tế thời đại hôm nay. 

Hồi cuối tháng chín 2008 Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết ngọai ngữ chỉ được đưa vào giáo trình bậc tiểu học tùy theo điều kiện của từng trường. 
“Anh văn chính là chìa khóa phát triển của Singapore, đã biến nước này thành một trong những trung tâm tài chính quốc tế thời đại hôm nay.

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu
Không lâu sau khi nhiều phản ánh của xã hội cho thấy khả năng hạn hẹp về Anh văn của học sinh sinh viên, đề án Dạy và Học Ngọai ngữ trong Hệ thống Giáo dục Quốc dân giai đọan 2008 – 2020 đã được thông qua, nói là nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học ngọai ngữ, biến ngọai ngữ thành thế mạnh của ngừơi dân Việt trong vòng 10 năm nữa.  

Chương trình mới về tiếng Anh cho cấp lớp 3 sẽ được khởi sự dạy thí điểm tại các tỉnh, thành kể từ niên khóa này. Hiện thời giáo trình và sách giáo khoa Anh văn còn đang trong giai đọan xúc tiến xây dựng. 

Theo kế họach của cơ quan đầu ngành giáo dục Việt Nam, đề án dạy Anh ngữ cho học sinh lớp 3 sau khi thực hiện vào  niên khóa này sẽ đựơc tiếp tục khai triển để đạt tỉ lệ 70% vào năm học 2015 – 2016, và 100% vào năm 2018 – 2019.   Học sinh tốt nghiệp tiểu học sẽ đạt trình độ bậc đầu tiên của 6 bậc tương ứng với  trình độ ngọai ngữ thông dụng, được quốc tế áp dụng lâu nay.