Vụ Tam Tòa Đồng Hới, Một Điển Hình Khác Về Mâu Thuẫn Trong Vấn Đề Đất Đai Giữa Nhà Nước Và Nhân Dân. |
Tác Giả: Đỗ Hữu Nghiêm |
Thứ Bảy, 08 Tháng 8 Năm 2009 09:09 |
Xem quả biết cây, xem dân tình thì biết cầm quyền có làm việc cho dân, vì dân hay không? 1. Liên tục trong những năm gần đây, cầm quyền Việt Nam dường như tin vào bói toán về những đồn đoán là chế độ Việt Nam sẽ sụp đổ vào năm 2011 hay 2012. Có lẽ vì thế mà cầm quyền tăng cường những hành động ngang ngược đàn áp sinh hoạt dân chù trong và ngoài nước, bất chấpmọi thứ dư luận, kể cả quốc tế: Bắt bớ hàng loạt trí thức đấu tranh cho dân chủ, đàn áp những người và phong trào dân chủ trong nước. Việc làm đó đi ngược lại chính sách đào tạo nhân tài qua con đường du học ở hải ngoại. Những người đã được đào tạo và nhận thức đùng đắn và chính xác hơn những vấn đề đất nước và dùng kiến văn của mình để đề nghị những cải cách thì lại bị bắt bớ. Đâu là những Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền… Liệu nhà nước hành động như thế có khuyến khích sinh viên hồ hởi du học rèn luyện thành tài để trở về phục vụ đất nước hay cuối cùng để bị guống máy thực sự phản động của nhà nước đàn áp! Trong lúc đó, cầm quyền làm ngơ trước những nguyện vọng chính đáng của nhiều tầng lớp quần chúng: bô xít Tây Nguyên, Biển Đông và Hải Đảo, phản đối biết bao tệ nạn xã hội như tham nhũng…, phản đối Trung quốc vì nhập lậu người vào Việt Nam, và có những dấu hiệu khống chế Việt Nam trong nhiều lãnh vực khác như Tân Cương. 2. Mới nhất là những xung khắc bộc lộ trong vụ Tam Tòa. Chính quyền xác nhận bắt khoảng người trong vụ đụng độ sáng thứ Hai 20/07. Giáo Dân Công Giáo Tam Tòa, tham gia làm lều tạm trên nền Nhà thờ Tam Tòa (Đồng Hới, Quảng Bình) hôm thứ Hai lại bị nhân viên công quyền đánh đập, gây thương tích. Hệ thống truyền thông cùa nhà nước nói sự việc này là "hàng trăm đối tượng quá khích, gây rối". Các quan chức tỉnh Quảng Bình nói cuộc đụng độ phát sinh giữa giáo dân đang "xây dựng trái phép tại khu vực di tích lịch sử" và dân địa phương, vốn bất bình trước hành động vi phạm trên. Thực ra Giáo Dân chỉ sinh hoạt bình thường trên nền đất trước kia của họ, mà nhà nước ngăn cản vì lấy cớ là bảo vệ di tích. Nhà nước giành quyền đó là do kiên trì chính sách nằm toàn quyền quản lý và tài phân phối lại đất đai, bất chấp quyền lợi kế thừa chính đàng ổn định liên tục của nhân dân trong lịch sử qua các trào khác nhau. Kinh nghiệm cho thấy một số thành phần muốn dành quyền bình và tự lợi đã tìm mọi các đàn áp người Công Giáo giống như nhà Nguyễn ở Thế Kỷ 18-19 trong triều đại phong kiến. Biện pháp hay vận dụng nhất là luật hóa những sinh hoạt tôn giáo bình thường đế lấy cớ qui tôi người Công Giáo là vi phạm luật nước. Nhưng trước những vấn đề xã hội… kiểu như thế nảy sinh trong nhân dân theo qui luật biện chứng, mà nhà nước chí ngoan cố chủ ý đến phát triền kinh tế, không đủ khả năng để tiên liệu và ứng phó quân bình, hợp tính hợp lý kịp thời, thì chế độ ấy chắc chắn phải sụp đổ. Một chế độ chủ trương ổn định xã hội, xây dựng hòa bình bằng võ lực đàn áp những tiếng nói khác biệt sẽ tự đào lỗ chôn mình. Đỗ Hữu Nghiêm - Oakland 22/7/20 |