Chiến lược Biển đông |
Tác Giả: Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA, 2009-08-05 |
Thứ Bảy, 08 Tháng 8 Năm 2009 09:02 |
Tuy chưa đủ sức làm bá chủ biển đông, nhưng qua một số sự kiện gần đây, người ta thấy Bắc Kinh sẵn sàng đương đầu với Washington trên vùng biển cái nôi của nước Việt từ ngàn xưa, với vụ khiêu khích chiến hạm Mỹ Impeccable, sau vụ dụng máy bay dọ thám của Mỹ mấy năm trước. Mưu đố bá chủ biển đông Mặt khác, những cuộc điều trần của bộ ngoại giao Mỹ trước uỷ ban đối ngoại thượng viện khiến dư luận cho rằng uy thế của hải quân Hoa Kỳ ở biển đông đang thu hẹp, vì còn phải tập trung lực lượng tại các mặt trận ở Trung đông. Trung Quốc có ý gây đe doạ cho mối thông thương, sự phồn thịnh của vùng biển bao la này, với thí dụ rõ nét là thường uy hiếp, gây thương tích, bắt bớ, sát hại ngư phủ Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc có ý gây đe doạ cho mối thông thương, sự phồn thịnh của vùng biển bao la này, với thí dụ rõ nét là thường uy hiếp, gây thương tích, bắt bớ, sát hại ngư phủ Việt Nam. Mời quý vị theo dõi thêm chi tiết qua phần tổng hợp của Đỗ Hiếu. Báo điện tử Vietnamnet có bài viết mới đây nói rằng, biển đông là vùng biển có tầm quan trọng chiến lược, sống còn, tại Châu Á vì thế sự tranh giành nguồn lực và việc mở rộng sức mạnh quân sự giữa các đại cường có thể dẫn tới xung đột. Mặt khác, các vụ đụng chạm ngoài biển khơi gần đây cho thấy thái độ kiên quyết của Bắc Kinh, đang dồn nỗ lực ráo riết canh tân khả năng quốc phòng của họ. Vẫn theo báo này thì phản ứng của Hoa Kỳ có vẻ ôn hòa, chỉ gởi công hàm phản đối, tuyên bố sự việc ấy là vô tình. Điều đó bắt nguồn từ đối sách của Washington không muốn những va chạm đó gây trở ngại cho cho những bước hợp tác quan trọng hơn giữa hai phía. Biển đông là vùng biển có tầm quan trọng chiến lược, sống còn, tại Châu Á vì thế sự tranh giành nguồn lực và việc mở rộng sức mạnh quân sự giữa các đại cường có thể dẫn tới xung đột. Mặt khác, các vụ đụng chạm ngoài biển khơi gần đây cho thấy thái độ kiên quyết của Bắc Kinh Theo cơ quan ngôn luận của Hà Nội thì “ Mỹ đang tiến thoái lưỡng nan về biển đông”. Phòng ngự chiến lược Khi được hỏi ý kiến về nhận định vừa kể, nhà bình luận thời sự trên nhiều diễn đàn người Việt, ông Đại Dương, nguyên hải quân trung tá VNCH giải thích:“ Thực sự thì Hoa kỳ đã đi một thế gọng kìm, thứ nhất là kiềm chế được phía Việt Nam và Đông Nam Á đừng có những hành động khiêu khích quá đáng, thứ hai là cho Trung Quốc biết rõ Hoa Kỳ không bao giờ từ bỏ vị thế siêu cường tại vùng Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung ” Theo ông thì hải quân Trung Quốc chưa đủ sức đối đầu với hải quân Hoa Kỳ, là nước vẫn có tiềm năng vượt trội hẳn về mọi mặt: Thực sự thì Hoa kỳ đã đi một thế gọng kìm, thứ nhất là kiềm chế được phía Việt Nam và Đông Nam Á đừng có những hành động khiêu khích quá đáng, thứ hai là cho Trung Quốc biết rõ Hoa Kỳ không bao giờ từ bỏ vị thế siêu cường tại vùng Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung Ô. Đại Dương Hà Nội cho rằng, Washington chủ trương phương cách gọi là “phòng ngự chiến lược” có nghĩa là thuyết phục Bắc Kinh hợp tác trong những lãnh vực mang lại lợi ích chung, song song với thế sẵn sàng ứng phó nếu Trung Quốc chọn giải pháp đối đầu với Mỹ. Giới quan sát thời cuộc thì nói, Hoa Kỳ cần phải làm rõ các cam kết về Biển Đông, trước bất kỳ hành động xâm lược nào, mặt khác Mỹ cũng cần phải có những bước đi thận trọng, hầu giảm thiểu tối đa nguy cơ, một khi Bắc Kinh phản ứng mạnh, sau khi đã có những hành động khiêu khích, đe doạ lâu nay. Washington chủ trương phương cách gọi là “phòng ngự chiến lược” có nghĩa là thuyết phục Bắc Kinh hợp tác trong những lãnh vực mang lại lợi ích chung, song song với thế sẵn sàng ứng phó nếu Trung Quốc chọn giải pháp đối đầu với Mỹ. Ô. Đại Dương Trên Biển Đông của Việt Nam, mà quốc tế thường gọi là biển Nam Trung Hoa, chính sách của Washington hòa hoãn, cứng rắn hay quyết liệt, mời quý vị nghe phân tích của giáo sư tiến sĩ Tạ Văn Tài, trước đây là giảng sư tại đại học luật Harvard, giáo sư học viện quốc gia hành chánh Saigon: Năm ngoái Tổng thống Bush đã xác nhận ủng hộ đối với Việt Nam về chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ và muốn thành lập các cuộc họp hoạch định chính sách về chính trị quốc phòng, đối thoại thường xuyên và sâu hơn về các vấn đề chiến lược và an ninh, gần đây cũng có các cuộc viếng thăm của hải quân Mỹ và có cuộc bàn luận về việc cộng tác với không lực Việt nam. Chỉ có chính sách “ mềm nắn rắn buông ”, khi nào Mỹ rắn thì Trung Quốc phải buông các nước Đông Nam Á. Tôi nghĩ Mỹ cần phải duy trì chính sách vừa cứng rắn vừa hòa bình. TS. Tạ Văn Tài Thương lượng riêng tư thì bắt nạt nhưng nếu có Mỹ can thiệp, hiện diện thì sẽ tôn trọng những nguyên tắc đa phương nhiều hơn và nếu Mỹ tỏ ra quan tâm mạnh mẽ thì Trung Quốc sẽ dè dặt bởi Trung quốc cũng muốn hợp tác với Mỹ. Chỉ có chính sách “ mềm nắn rắn buông ”, khi nào Mỹ rắn thì Trung Quốc phải buông các nước Đông Nam Á. Tôi nghĩ Mỹ cần phải duy trì chính sách vừa cứng rắn vừa hòa bình. Cứng rắn bằng cách dùng hạm đội 7 để duy trì tự do hàng hải và bảo vệ các quyền lợi dầu lửa, hơn nữa viện trợ cho không lực Việt Nam để không lực nhanh chóng hơn và có cánh tay dài hơn hải quân yếu ớt của Việt Nam chống lại hải quân Trung Quốc. Việt nam không nên sợ diễn tiến hòa bình của Mỹ vì chơi thân với Mỹ, láng giềng xa có lợi hơn là láng giềng gần là Trung Quốc, kẻ thù ngàn năm của dân tộc. Cách nay không lâu, Trung Quốc đe doạ các tập đoàn dầu khí Âu Mỹ, để họ ngưng kinh doanh, đầu tư, hợp tác với Việt Nam. Bắc Kinh cũng hay truy đuổi, chận bắt, uy hiếp các ngư phủ Việt Nam, giam nhốt, đòi tiền chuộc. Việt nam không nên sợ diễn tiến hòa bình của Mỹ vì chơi thân với Mỹ, láng giềng xa có lợi hơn là láng giềng gần là Trung Quốc, kẻ thù ngàn năm của dân tộc. TS. Tạ Văn Tài Hoa kỳ sẽ đứng ngoài mọi xích mích ở biển đông Giáo sư Ngô Vĩnh Long chuyên gia về Trung quốc và châu Á tại đại học Maine, Hoa kỳ, nói lên quan điểm của ông về vai trò cần phải có Mỹ tại biển đông: Theo bộ ngoại giao Hoa kỳ thì Mỹ sẽ không đứng về phe nào một khi xảy ra đụng chạm ngoài biển đông, có nghĩa là các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Bắc kinh, không nên đặt hy vọng vào Washington. Giáo sư Ngô Vĩnh Long Trung Quốc bây giờ muốn ép ngay chính Việt nam vì Việt nam là nước tiền đồn. Nếu Việt nam hoảng sợ và chịu luồn cúi Trung Quốc hay nhượng bộ Trung Quốc thì (điều đó) sẽ gởi một thông điệp không hay đến nước khác ở Đông Nam Á cũng như trong khu vực. Nếu họ không đoàn kết với Việt Nam hay các nước khác để giúp Mỹ vận động thì chính sách Mỹ không thành công. Vấn đề không phải chỉ giữa chính phủ với chính phủ mà làm sao vận động quần chúng Mỹ để chính phủ Mỹ có cơ hội và dịch kiện đẩy chính sách của họ.” Mỹ quyết bảo vệ quyền lợi của mình tại khu vực Thái bình dương và châu Á bằng đường lối ngoại giao và khả năng quân sự, nhưng vì không muốn đối đầu trực diện với Trung Quốc, nên Hoa kỳ sẽ đứng ngoài mọi xích mích ngoài biển đông, nếu có. Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved. |