Cuộc chiến thầm lặng của CIA ở Pakistan |
Tác Giả: Trần Thanh Phong | ||
Thứ Hai, 15 Tháng 6 Năm 2009 19:19 | ||
(Theo báo Time)
Một chiếc Drone của CIA Trong những tháng cuối cùng thuộc nhiệm kỳ Tổng thống của George W. Bush, CIA đã tiến hành nhiều chiến dịch tấn công quân khủng bố ở đất nước Pakistan với những chiếc Drone lạnh lùng. Hiện nay âm thanh của những chiếc Drone đã trở nên quá quen thuộc ở Waziristan (vành đai bộ tộc dọc biên giới Pakistan với Afghanistan) - nơi được gọi là "machay" hay "ong đỏ". Những chiếc Drone được điều khiển từ căn cứ không quân Creech gần Las Vegas để tìm và diệt những mục tiêu di động. Phía Mỹ cho biết, ít nhất 9 người trong số 20 mục tiêu quan trọng của Al-Qaeda được xác định vào mùa thu năm ngoái đã bị Drone triệt hạ, cùng với hàng chục mục tiêu khác. Trong khi đó, phía Pakistan cho biết tuyệt đại đa số những cuộc bắn phá của Drone bị chệch mục tiêu và giết chết rất nhiều dân thường. Tờ nhật báo The News của Pakistan mới đây tuyên bố 60 cuộc bắn phá của Drone từ đầu năm 2006 đến nay đã giết chết 687 dân thường và chỉ hạ được 14 lãnh đạo Al-Qaeda, một sự chênh lệnh không thể chấp nhận được. Do những chiếc Drone không có phi công nên Pakistan dễ dàng chấp nhận những chiến dịch của CIA trên lãnh thổ của họ. Theo James Currie, nhà sử học quân sự ở Đại học Quốc phòng quốc gia Mỹ, việc gửi máy bay F-16 đến Pakistan - tức là có mặt phi công Mỹ trên không phận nước này - sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng không có gì hiệu quả hơn tình báo con người và CIA đã có một mạng lưới gián điệp ở Waziristan. Họ thả các vi mạch gần các mục tiêu và nhờ đó những chiếc Drone sẽ bắn tên lửa đến đích. Tuy nhiên, những chiếc Drone không thể quan sát hết được mọi ngóc ngách trên suốt chiều dài biên giới của Pakistan. Những camera nhiệt cũng có tiếng là không hoàn hảo. Ngay đến điều kiện thời tiết lý tưởng, hình ảnh cũng có thể không rõ nét. George Friedman, lãnh đạo Công ty An ninh Stratfor, nói: "Vấn đề căn bản đối với tình báo trên không là sự sai lầm. Nhưng nếu tại một nơi như Pakistan thì những sai lầm ấy sẽ gây những hậu quả khủng khiếp về chính trị". Và những hậu quả đã thật sự xảy ra: những chiến dịch Drone của CIA càng gây thêm căm phẫn cho người dân Pakistan, khiến họ chống Mỹ cũng như chính quyền thân Mỹ ngày càng dữ dội hơn. Trong quá khứ, Tổng thống Pervez Musharraf cho phép những chiếc Drone của Mỹ tiến hành chiến dịch tiêu diệt khủng bố trên đất Pakistan, nhưng ông ta đặt ra những giới hạn khắt khe về địa điểm và thời điểm có thể tấn công. Sau khi Tổng tống Musharraf từ chức, những ràng buộc này đã không còn nữa. Trong chuyến thăm Washington vào tháng 4 vừa qua, nhà lãnh đạo mới của Pakistan đã đề nghị tân Tổng thống Mỹ Obama để cho Islamabad có quyền kiểm soát trực tiếp những chiếc Drone của CIA. Còn người dân Pakistan thì không tin những chiến dịch của Mỹ phục vụ lợi ích cho nước họ. Theo nhận dịnh của người dân Pakistan, những chiến dịch Drone đã bộc lộ sự nhát gan (vì không dám chiến đấu mặt đối mặt) hay sự bất lực của Mỹ. Lời buộc tội nhát gan đặc biệt nặng nề trong các vùng bộ tộc ở Pakistan, những nơi mà tính can đảm được đánh giá là đức tính chủ yếu trong một liên minh. Mặc dù vậy, âm thanh của những chiếc Drone trên bầu trời Pakistan vẫn ngày càng nhiều hơn trong mùa hè năm nay. Sự xuất hiện nhiều hơn của binh sĩ Mỹ ở Afghanistan càng biến Pakistan trở thành thiên đường an toàn cho Al-Qaeda và Taliban |