Home Tin Tức Thời Sự Học tiếng Anh ở Việt Nam

Học tiếng Anh ở Việt Nam PDF Print E-mail
Tác Giả: Việt Hà phóng viên RFA   
Thứ Tư, 10 Tháng 6 Năm 2009 22:01

Lâu nay, báo chí nói nhiều đến những bất cập trong việc dạy và học tiếng Anh ở Việt nam.

Ở các trường học, tiếng Anh dần được đưa vào sớm hơn, từ cấp tiểu học thay vì cấp hai như trước kia.

Nhà nước còn lập ra kế hoạch đào tạo tiếng Anh trên toàn quốc đến năm 2020 với nhiều tham vọng, cho thấy tầm quan trọng của ngoại ngữ này. Vậy thực trạng của vấn đề này ở Việt Nam như thế nào?

Từ trẻ con 4 tuổi cho đến người lớn đều phải học hoặc ít ra cũng phải biết chút ít. Trẻ nhỏ muốn vào được trường chuyên, lớp chọn phải học tiếng Anh. Sinh viên ra trường muốn có việc phải biết tiếng Anh.

Tiếng Anh trở thành ngoại ngữ thay thế tiếng Nga

Học tiếng Anh ở Việt Nam, chuyện muôn thuở tưởng như đã cũ mà mỗi lần đề cập đến thì vẫn cứ là vấn đề thời sự. Thời sự bởi vì ở Việt Nam, đó là ngoại ngữ được dạy phổ biến nhất.

Từ trẻ con 4 tuổi cho đến người lớn đều phải học hoặc ít ra cũng phải biết chút ít. Trẻ nhỏ muốn vào được trường chuyên, lớp chọn phải học tiếng Anh. Sinh viên ra trường muốn có việc phải biết tiếng Anh. Còn những người đã đi làm, muốn thăng tiến thì cũng không thể không có tiếng Anh.

Kể từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa những năm 90 của thế kỷ trước, tiếng Anh đã nhanh chóng trở thành ngoại ngữ thay thế tiếng Nga vốn trước đó được giảng dạy phổ biến ở khắp các trường học.

Nhu cầu giáo viên tiếng Anh vì thế tăng cao. Các giáo viên tiếng Nga trước đó được đưa đi đào tạo tiếng Anh cấp tốc để sau đó trở lại trường dạy tiếng Anh cho học sinh.

Kể từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa những năm 90 của thế kỷ trước, tiếng Anh đã nhanh chóng trở thành ngoại ngữ thay thế tiếng Nga vốn trước đó được giảng dạy phổ biến ở khắp các trường học.

Từ cấp tiểu học đã dạy tiếng Anh

Ở các trường học, tiếng Anh dần được đưa vào sớm hơn, từ cấp tiểu học thay vì cấp hai như trước kia. Giáo trình được cải tiến hơn trước, tiết học cũng nhiều hơn. Chị Vũ Phương Lan, một phụ huynh có con gái đang học lớp 3 ở Hà Nội cho biết như sau:

“Cháu Ngân bắt đầu học tiếng Anh từ năm lớp 3, ở trường Kim Đồng, học giáo trình Let’s go của Cambridge. Tiếng Anh hơn mình hồi xưa về mặt giáo trình, học kỳ 1 học quyển 1a, học kỳ 2 học quyển 1 b, rồi cứ thế học lên Let’s go 2, 3. Một tuần có hai buổi học tiếng Anh, mỗi buổi có 2 tiết, giáo trình cũng rất tốt.”

Hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh, các phụ huynh học sinh ở Việt Nam ngoài việc cho con học tiếng Anh ở trường, còn cho các cháu học thêm ở bên ngoài.

Chị Vũ Phương Lan:

“Rất là quan trọng, chính vì mình đi làm mình thấy là quan trọng nên mình phải đầu tư cho con cái học tiếng Anh. Ngoài học ở trường, một tuần mình còn cho các cháu học ở bên ngoài, ở một lớp thầy là giáo viên trường đại học ngoại ngữ dạy.

 Một phần là nếu trong 1 năm học chỉ học 1 quyển lets go thế thôi thì cảm giác là vừa học vừa chơi, mình sợ là mình bận không có thời gian kèm cặp thì sợ là cháu không yêu thích hoặc là học không được tốt.

Học thầy Việt nam  thì  150,000 đồng  một tháng, nhưng có một số bạn đồng nghiệp cho con đi học ở một số trung tâm tiếng Anh, hoặc các trung tâm tiếng Anh quốc tế thì mỗi một buổi học cũng phải hơn 100,000,  giáo viên là giáo viên người nước ngoài.”

Việc học tiếng Anh bị đẩy đi hơi xa

Nhiều phụ huynh học sinh có tiền còn cho con đi học ở các trung tâm tiếng Anh từ khi các cháu 4 tuổi để làm quen dần với việc nghe nói tiếng Anh.

Các em không có thời gian để chơi, lúc nào cũng có sức ép phải đạt điểm cao ở mọi môn học từ tiếng Anh cho đến toán học. Các em dạy từ 5 giờ sáng đến trường học, chiều về lại đến trung tâm tiếng Anh, lúc đó các em đã quá mệt không còn muốn học gì nữa

Ông John Flanagan

Việc học tiếng Anh nhiều khi bị đẩy đi hơi xa. Theo báo chí trong nước, để thi được vào các trường chuyên, trường điểm từ lớp 1, thậm chí các em 6 tuổi phải học các chương trình hè bán trú ở trường từ 6giờ 30 sáng đến 4 giờ 30 chiều. Tối thì đến trung tâm tiếng Anh. Việc học căng thẳng như vậy, khiến cho các em học sinh Việt nam bị sức ép lớn từ cha mẹ.

Điều này ảnh hưởng đến chất lượng học. Ông John Flanagan, một giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh ở Việt nam nhận xét:

“Vấn đề tôi nhận thấy là phần lớn các em, học sinh đại học, trung học đến các trung tâm tiếng Anh là do sức ép từ gia đình. Các em bị ép chỉ có học và học, đến trường để  lấy điểm cao.

Các em không có thời gian để chơi, lúc nào cũng có sức ép phải đạt điểm cao ở mọi môn học từ tiếng Anh cho đến toán học. Các em dạy từ 5 giờ sáng đến trường học, chiều về lại đến trung tâm tiếng Anh, lúc đó các em đã quá mệt không còn muốn học gì nữa.”

Vẫn còn nhiều bất cập khác như trình độ giáo viên, hay chất lượng sách giáo khoa. Rồi ngay cả chất lượng các trung tâm tiếng Anh đang mọc lên như nấm ở khắp nơi cũng còn nhiều vấn đề còn tồn tại.

Cũng một phần vì phải chịu sức ép lớn như vậy, nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam không thích môn ngoại ngữ này. Các em chỉ học để đối phó, lấy đủ điểm cho qua, để tốt nghiệp.

Điều này lý giải tại sao, nhiều sinh viên Việt Nam, dù đã học tiếng Anh nhiều năm trong trường, từ cấp 1 cho đến hết đại học, mà sau khi ra trường vẫn không nói được tiếng Anh.

Anh Đỗ Ngọc Vũ, Giám đốc Trung tâm tiếng Anh Việt nam Ấn độ, thành phố Đà Nẵng nói:

“Việt Nam  theo kinh tế thị trường theo định hướng của nhà nước, doanh nghiệp cần nhân viên làm việc phải nói tiếng Anh, theo tôi phỏng vấn nhiều sinh viên ra trường là họ không dùng tiếng Anh được, tức là không đáp ứng yêu cầu.”

Nói đến chất lượng học tiếng Anh ở Việt Nam, thì không thể chỉ đổ lỗi cho việc các phụ huynh gây sức ép khiến học sinh chán học, hay các em lười, không xác định được mục tiêu học tiếng Anh.

Vẫn còn nhiều bất cập khác như trình độ giáo viên, hay chất lượng sách giáo khoa. Rồi ngay cả chất lượng các trung tâm tiếng Anh đang mọc lên như nấm ở khắp nơi cũng còn nhiều vấn đề còn tồn tại.

Việt Hà xin mời quý thính giả đón nghe bài tìm hiểu về những vấn đề này trong chương trình phát thanh tới.