Home Tin Tức Thời Sự Cuộc đời kẻ khủng bố khét tiếng nhất thế giới Osama bin Laden

Cuộc đời kẻ khủng bố khét tiếng nhất thế giới Osama bin Laden PDF Print E-mail
Tác Giả: Phan Anh (Theo Time)   
Thứ Tư, 27 Tháng 5 Năm 2009 09:48

(Dân trí) - Theo các nhà phân tích, dù là một “con ghẻ” hay anh hùng (trong mắt những kẻ khủng bố khác), dù còn sống hay đã chết, Osam Bin Laden vẫn được coi là hiện thân cho "điểm va chạm" giữa Hồi giáo và phương Tây trong nhiều thế kỷ nữa.

  

 Osama bin Laden (ảnh năm 1988) là lãnh đạo của nhóm khủng bố khét tiếng thế giới Al-Qaeda. Nhóm này tìm kiếm một hệ thống luật Hồi giáo mới dưới sự điều hành của một lãnh tụ tinh thần khắp thế giới Hồi giáo. “Chủ nghĩa khủng bố mà chúng ta áp dụng là một trong những cách thức tuyệt vời bởi nó nhắm thẳng đến những kẻ bạo chúa, những kẻ hiếu chiến và kẻ thù của Thánh Allah…”, đó là lời của Osama bin Laden.
 

Osama bin Laden sinh năm 1957, được cho là người con thứ 17 trong tổng số 57 người con của Mohammed bin Laden, ông chủ công ty xây dựng lớn nhất Ả rập Xê-út. Được nuôi dạy theo giáo lý bảo thủ Wahhabi và khi học tại Đại học Nhà vua Abdel Aziz ở Jidda, Bin Laden được giáo dục niềm tin vào chủ nghĩa liên hồi, có triết lý nhấn mạnh đến một thế giới Hồi giáo hợp nhất.

 

Cuối những năm 1970, sau khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, Bin Laden đã tới đây để quyên góp tiền cho phong trào Mujaheddin. Qua các mối quan hệ của gia đình, Bin Laden đã có thể chuyển những thiết bị lớn, được dùng để xây dựng đường sá, cầu cống và các trại huấn luyện cho Mujahaddin. Do chỉ trích Nhà vua Ả rập vì đã cho quân Mỹ đồn trú tại vương quốc này, nên Bin Laden bị trục xuất khỏi Ả rập Xê-út. Bin Ladaen ở lại Afghanistan và xây dựng trại huấn luyện của riêng mình. Và với sự giúp đỡ của cựu giảng viên đại học Abdullah Azzam, Bin Laden thành lập Al-Qaeda, có nghĩa là “căn cứ vững chắc”, một trại huấn luyện tôn giáo cho Mujaheddin.

  

 Năm 1998, Al-Qaeda đã tổ chức hai cuộc tấn công đồng thời vào sứ quán Mỹ ở Nairobi, Kenya (ảnh) và ở Dar-es-Salaam, Tanzania.

 

Ước tính trước năm 2001các trại huấn luyện của Bin Laden đã huấn luyện khoảng 3.000-5.000 chiến binh.

 

Sau các vụ đánh bom sứ quán, Bin Laden cho biết: “Nếu việc phát động một cuộc thánh chiến chống lại người Do thái và người Mỹ để giải phóng người Hồi giáo được coi là một phạm tội thì hãy để lịch sử chứng kiến tôi là một tội phạm”.

 

Tháng 10/2000, một chiếc thuyền chất đầy thuốc nổ đã đâm vào tàu chiến USS Cole của Mỹ tại Aden, Yemen. 17 thủy thủ thiệt mạng trong vụ tấn công được cho là do al-Qaeda thực hiện.

 

Vụ tấn công kinh hoàng và táo tợn nhất của al-Qaeda là vụ khủng bố 11/92001, khiến gần 3.000 người thiệt mạng.

 

Sau các vụ tấn công 11/9, Bin Laden trở thành kẻ phạm tội bị truy nã gắt gao nhất thế giới. Trong vòng 1 tháng, quân đội Mỹ đã có mặt trên đất Afghanistan, cam kết sẽ bắt Bin Laden cùng các đồng minh Taliban của trùm khủng bố.

 

Kể từ sau vụ tấn công 11/9, người ta cho rằng Bin Laden và người phó của mình Ayman Al-Zawahiri đã lẩn trốn ở vùng núi dọc biên giới Afghanistan-Pakistan.

 

Trong suốt 7 năm tìm kiếm, quân đội Mỹ cùng với nhiều đồng minh khác đã không thể tìm ra nơi ở của Bin Laden hay tên phó của tay trùm này.

 

Tuy nhiên Bin Laden vẫn đều đặn tung ra các cuốn băng ghi âm. Trong một cuốn băng gần đây nhất, được tung ra vào tháng 3/2009, Bin Laden kêu gọi lật đổ chính phủ Somalia. “Ông ta (Tổng thống Somalia Sharif Sheikh Ahmed) phải bị truất ngôi và đánh bại”, bin Laden cho hay. “Những loại tổng thống này đại diện cho kẻ thù của chúng ta và quyền lực của họ là vô nghĩa”. 

 

Theo giới phân tích, dù là một “con ghẻ” hay anh hùng (trong mắt những kẻ khủng bố khác), dù sống hay đã chết, Osam Bin Laden vẫn là hiện thân cho “điểm va chạm” giữa Hồi giáo và phương Tây trong nhiều thế kỷ nữa.