Phản ứng của thế giới về vụ mạng lưới gián điệp điện tử của Trung Cộng |
Tác Giả: Saigon Echo |
Thứ Tư, 01 Tháng 4 Năm 2009 06:29 |
Như tin đã loan, các nhà nghiên cứu Canada đã lên tiếng tố cáo về một mạng lưới gián điệp điện tử do Trung Cộng chủ trương, đã xâm nhập các máy tính của các văn phòng chính phủ trên khắp thế giới. Họ nói mạng lưới này đã xâm nhập 1295 máy tính tại 103 quốc gia. Các máy tính bị xâm nhập bao gồm các máy của các bộ Ngoại giao và các tòa đại sứ, và các máy có liên hệ tới lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Các nghiên cứu gia từ tổ chức Giám sát Chiến tranh Thông tin IWM, đã thực hiện nghiên cứu theo đề nghị từ văn phòng của chính quyền Tây Tạng lưu vong. Báo cáo được đưa ra sau 10 tháng IWM tiến hành điều tra, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ tổ chức SecDec có trụ sở tại Ottawa và trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế Munk từ đại học Toronto. Các nhà nghiên cứu nói tin tặc rõ ràng có thể kiểm soát các máy tính thuộc một số bộ Ngoại giao và các tòa đại sứ trên toàn thế giới. Họ tin rằng hệ thống mà họ gọi là GhostNet tập trung vào các chính phủ tại châu Á bằng việc cài các phần mềm đánh cắp dữ liệu vào các máy tính sơ hở, tin tặc có thể kiểm soát các máy này để đặt lệnh cho máy gửi và nhận các dữ liệu mật. Các bộ Ngoại giao Iran, Bangladesh, Latvia, Brunei, Phi Luật Tân, Nam Dương, Barbados và Bhutan có vẻ đã bị tấn công. Người ta cũng phát hiện ra các hệ thống máy tính bị xâm nhập thuộc các tòa đại sứ Ấn Độ, Nam Hàn, Nam Dương, Romania, Cyprus, Malta, Thái Lan, Đài Loan, Bồ Đào Nha, Đức và Pakistan. Theo tờ New York Times, hoạt động gián điệp này là lớn nhất từng được phát hiện, nếu xét về số lượng các nước bị ảnh hưởng. Bắc Kinh đã mau chóng bác bỏ lời tố cáo này. Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày hôm qua cũng từ chối bình luận về nguồn tin trong lúc ngài đến tham dự một cuộc triển lãm về đời sống của chính mình, để đánh dấu 50 năm ngài phải sống lưu vong tại Ấn Độ. Một chuyên gia của Canada là ông Nart Villeneuve tuyên bố việc Trung cộng gửi người theo dõi và đánh cắp tài liệu điện tử là không thể chấp nhận được, và cộng đồng thế giới cần phải lên án việc này. Một số quan sát viên thì cho biết việc này không ngạc nhiên một tí nào đối với họ, vì Trung cộng đã làm việc này từ lâu. Ông Joseph Cheng, là một giáo sư về khoa Chính Trị Học tại đại học Hong Kong cho biết chắc chắn là Bắc Kinh sẽ chối phăng việc này, cũng giống như bất cứ một quốc gia nào khác kể cả Tây phương hay Hoa Kỳ cũng sẽ phải chối nếu bị tố cáo, nhưng ai cũng biết là trận chiến gián điệp trên mạng lưới Internet là có thật. Ông nói vài năm trước đây một số tướng lãnh Trung cộng đã lên tiếng kêu gọi quân đội nước này phải sửa soạn cho một trận chiến mà họ gọi là không biên giới, trong đó kêu gọi chính phủ Trung cộng phải sửa soạn cho những kỹ thuật về vấn đề điện toán để có thể làm tê liệt toàn bộ hệ thống điện toán của một nước thù địch. Tuy nhiên ông cũng thú nhận là rất khó để có thể chứng minh được những lời tố cáo đối với Bắc Kinh, và cho dù có chứng minh được chăng nữa thì ngoài những lời chỉ trích hoặc xin lỗi, cũng sẽ tùy vào mỗi nước để đưa ra những biện pháp ngăn chặn mà chỉ có những nước giàu mới làm được, còn những nước nghèo thì ráng chịu mà thôi. Phát hiện mạng lưới gián điệp điện tử của Trung Cộng trên toàn cầu Các nhà nghiên cứu người Canada cho biết một mạng lưới gián điệp điện tử do Trung Cộng chủ trương, đã xâm nhập các máy tính của các văn phòng chính phủ trên khắp thế giới. Họ nói mạng lưới này đã xâm nhập 1295 máy tính tại 103 quốc gia. Các máy tính bị xâm nhập bao gồm các máy của các bộ Ngoại giao và các tòa đại sứ, và các máy có liên hệ tới lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Các nghiên cứu gia từ tổ chức Giám sát Chiến tranh Thông tin IWM, đã thực hiện nghiên cứu theo đề nghị từ văn phòng của chính quyền Tây Tạng lưu vong. Báo cáo được đưa ra sau 10 tháng IWM tiến hành điều tra, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ tổ chức SecDec có trụ sở tại Ottawa và trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế Munk từ đại học Toronto. Các nhà nghiên cứu nói tin tặc rõ ràng có thể kiểm soát các máy tính thuộc một số bộ Ngoại giao và các tòa đại sứ trên toàn thế giới. Họ tin rằng hệ thống mà họ gọi là GhostNet tập trung vào các chính phủ tại châu Á bằng việc cài các phần mềm đánh cắp dữ liệu vào các máy tính sơ hở, tin tặc có thể kiểm soát các máy này để đặt lệnh cho máy gửi và nhận các dữ liệu mật. Các bộ Ngoại giao Iran, Bangladesh, Latvia, Brunei, Phi Luật Tân, Nam Dương, Barbados và Bhutan có vẻ đã bị tấn công. Người ta cũng phát hiện ra các hệ thống máy tính bị xâm nhập thuộc các tòa đại sứ Ấn Độ, Nam Hàn, Nam Dương, Romania, Cyprus, Malta, Thái Lan, Đài Loan, Bồ Đào Nha, Đức và Pakistan. Theo tờ New York Times, hoạt động gián điệp này là lớn nhất từng được phát hiện, nếu xét về số lượng các nước bị ảnh hưởng. Bắc Kinh đã mau chóng bác bỏ lời tố cáo này. |