Cá tra xuất khẩu |
Tác Giả: Thanh Quang, phóng viên RFA | ||
Thứ Tư, 04 Tháng 2 Năm 2009 21:40 | ||
Một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu ở thế mạnh của Việt Nam là cá tra, nhưng theo nhiều chuyên gia trong nước thì các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được lợi thế gần như độc quyền của sản phẩm này. Đưa cá tra lên thương trường quốc tế
Cá tra và basa tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Tại sao lại xảy ra tình trạng như vậy ? Qua sự tím hiểu của Thanh Quang, ông Nguyễn Đình Huấn, Phó Giám Đốc Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang, gọi tắt là AGIFISH, giải thích như sau: << Sản xuất khi nào nó phát triển lên mức độ gọi là sản xuất lớn, giống như một số nước tiên tiến, thì sẽ có một đại gia đủ lực để tập họp tất cả lực lượng, thì lúc đó con cá của ta nó mới xuất hiện trên thương trường quốc tế với vị thế độc quyền của nó. Ông Nguyễn Đình Huấn >> Ông Nguyễn Đình Huấn : Có hai lẽ, lẽ thứ nhứt là cái nền sản xuất của Việt Nam mình còn thấp kém, có nghĩa là nó chưa đủ sức - chưa có một đại ca nào đủ sức đứng ra liên kết toàn bộ, thành ra mạnh ai nấy làm. Hai là cái quản lý nhà nước của Việt Nam chưa đủ lực để mà đều tiết. Ba là dù có luật đi nữa thì cái điều tiết của nó cũng bị gặp khó khăn bởỉ các cơ sở có nhiều vấn đề cần phải bàn. Cho nên hiện nay trình độ sản xuất khi nào nó phát triển lên mức độ gọi là sản xuất lớn, giống như một số nước tiên tiến, thì sẽ có một đại gia đủ lực để tập họp tất cả lực lượng, thì lúc đó con cá của ta nó mới xuất hiện trên thương trường quốc tế với vị thế độc quyền của nó. Thì điều đó là điều của tương lai mà tôi nghĩ là không lâu đâu. Thanh Quang : Hiện có nhiều than phiền, thậm chí là cảnh báo là tình trạng cạnh tranh nhau giữa các doanh nghiệp Việt Nam như là giảm giá bán cá tra, v.v. khiến ảnh hưởng tới uy tín của mặt hàng cá tra trên thị trường thế giới, thì vấn đề này ra sao anh? Ông Nguyễn Đình Huấn : Vấn đề đó thực tế nó có, nhưng mà càng ngày nó càng bớt đi, bởi vì những anh vừa qua đối với mặt hàng cá tra phi-lê này là siêu lợi nhuận thành ra hàng trăm hàng ngàn anh mà hiện nay có 118 đơn vị, mà tôi tạm gọ là 118 anh hùng Lương Sơn Bạc, là xuất khẩu cá tra, cá ba sa, nhưng mà trong đó chỉ khoảng 40 tới 50% là có nhà máy thực sự, còn bao nhiêu là mua đi bán lại, thì cái anh mua đi bán lại này là vô chừng lắm. << 118 anh hùng Lương Sơn Bạc, là xuất khẩu cá tra, cá ba sa, nhưng mà trong đó chỉ khoảng 40 tới 50% là có nhà máy thực sự, còn bao nhiêu là mua đi bán lại, thì cái anh mua đi bán lại này là vô chừng lắm. Ông Nguyễn Đình Huấn >> Ảnh mua cá thứ phầm rổi ảnh "touche" lại rồi ảnh bán. Tất cả các thứ đó, tất cả tạo nên bức tranh không tốt. Đó là một vấn nạn của Việt Nam mình. Nhưng mà qua cuộc khủng hoảng này thì có thể nói là 50% trong số các anh lộn xộn là phá sản, cho nên từ từ nó sẽ xếp theo quy luật. Nhưng mà mình đừng có mong rằng mọi việc nó diễn biên nhanh chóng đâu. Tôi nghĩ phải đến năm 2010-2012 thì thị trường cá tra của mình mới ổn định. Nó ổn định ở chỗ là sẽ có doanh nghiệp đủ mạnh để thôn tính tất cả những anh nhỏ lại, thu tóm mấy anh nhỏ lại lúc đó mới ổn định. Cũng giống như năm nay, thì tôi dự đoán như thế này đừng mong thị trường thế giới đối với con cá tra của mình nó tăng cao. Nó nhích lên một chút cho hợp lý hơn mà thôi, bởi vì khủng hoảng kinh tế thế giới, người ta đâu có chấp nhận mua hàng giá cao hơn. Nhưng giá thành muôi thì hạ do thức ăn hạ, thuốc hạ, dịch vụ hạ, như vậy thì giá thành nuôi con cá tra, giá thành chế biến con cá tra phi-lê sẽ rẻ hơn, và lúc đó ngư dân có lãi. Nhưng sẽ không thể có cuộc khủng hoảng nóng như vừa qua nữa bởi vì căn nguyên của cuộc khủng hoảng nóng vừa qua là do ngân hàng giải ngân quá dễ dãi. Ngân hàng cho vay quá đễ dài, giống như ở Mỹ cho vay tiêu dúng vậy đó. Qua cái trận này nó sẽ đi vào ổn dịnh. Thanh Quang : Thưa anh, hiện giờ các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra có sẵn sàng hợp tác với nhau và nhất là hợp tác với bà con nuôi cá để ổn định thị trường cá tra không? Ông Nguyễn Đình Huấn : Đang có. Đang có. Báo với anh là 5 doanh nghiệp lớn chiếm 70% thị phần cá tra xuất khẩu đang có phương án sau Tết ngồi lại với nhau để thống nhứt tư tưởng, thống nhứt hành động. Thì đó là một dự án mà tôi không trông mong dự án đó thành đạt 100%, mà nó chỉ thành đạt 50% thôi thì sẽ rất là ổn dịnh. Thật tế mà nói vì quyền lợi của nhau, anh lấy chữ lợi mà anh luận thôi. Thanh Quang : Về triển vọng cá tra Việt Nam trên thị trường, nhứt là thị trường thế giới, theo anh thì sao? << Chỉ có Việt Nam mình là nuôi được con cá tra. Bên Thái Lan nuôi không được. Qua Lào nuôi không được. Ra Miền Trung của Việt Nam nuôi cũng không được luôn. Chỉ có đồng bằng sông Cửu Long nuôi được. Ông Nguyễn Đình Huấn >> Ông Nguyễn Đình Huấn : Vẫn rất là tươi sáng. Tôi phân tích với anh mấy điểm như thế này. Thứ nhứt, đâu có con cá nào ngon, rẻ, cung cấp kịp thời, số lượng lớn như con cá tra của mình. Thấy có con cá gì không? Không có. Nga khả dĩ có con cá pô-lắc, nhưng con cá pô-lắc của Nga đang cạn kiệt, cấm đánh bắt, và con cá pô-lắc không ngon bằng. Tôi ăn rồi, anh ăn thử thì biết liền. Cá tra ngon hơn, ngon, rẻ, cung cấp số lượng lớn, kịp thời, thì đó là 4 ưu điểm lớn. Thứ hai, thời tiết, khí hậu của ông trời cho, chỉ có Việt Nam mình là nuôi được con cá tra. Bên Thái Lan nuôi không được. Qua Lào nuôi không được. Ra Miền Trung của Việt Nam nuôi cũng không được luôn. Chỉ có đồng bằng sông Cửu Long nuôi được. Đó là trời cho. Giống như là rượu Hennessy nó nổi tiếng là do cái vùng Cognac nó có giống nho đó và có loại đất đó trồng nho đó, thành ra cái này là trời cho, không ai cạnh tranh được. Người cho thì cạnh tranh được, bởi nếu anh có bí quyết gì thì người ta học cũng được, còn cái này trời cho, không ai cạnh tranh được. Đó là yếu tố thứ hai. Yếu tố thứ ba là, tôi đi nhiều nước và thấy cái kỹ thuật chế biến thuỷ sản của Viêt Nam mình đạt tới trình độ khu vực rồi. Còn Trung Quốc là cái anh mình sợ nhứt, cái anh này tới đâu là chết ở đó, nhưng mà khổ nổi là ảnh nuôi không có được. Ảnh nuôi rồi nhưng nuôi không có được. Trời không cho ảnh chớ không phải mình giỏi. Còn mình thì chẳng qua trời cho chớ không phải mình giỏi gì, nhưng mà kỹ thuật chế biến mình giỏi. Cho nên thăng trầm mạnh yếu có lúc khác nhau mà cá tra thì thời nào hào kiệt cũng có. |