Home Tin Tức Thời Sự Cuộc triển lãm gây tranh cãi.

Cuộc triển lãm gây tranh cãi. PDF Print E-mail
Tác Giả: Vũ Quý Hạo Nhiên   
Thứ Năm, 15 Tháng 1 Năm 2009 21:51

Một cuộc triển lãm quy mô tại Quận Cam, do Hội Văn học Nghệ thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức, đang gây được nhiều tranh cãi và có thể sẽ kéo theo biểu tình.

 
Cuộc triển lãm F.O.B. II với chủ đề “Art Speaks” hay “Nghệ thuật lên tiếng” quy tụ 53 tác giả với những tác phẩm hội họa, điêu khắc, sắp đặt, trình diễn, thơ, v.v.

Trong một không gian triển lãm rộng rãi 2 tầng lầu, người xem có thể thưởng thức các tác phẩm từ những nghệ sĩ thành danh đã lâu, cũng như nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ mới xuất hiện trong cộng đồng.

Ngay bên trong cửa vào là một tấm tranh tường cao bằng một tầng lầu, dài 24 feet của Đan Duy Nguyễn và Mailan Thi Pham.

Bức tranh dùng mixed media mang tên Demon Slayer Family toát lên những nét vừa song song vừa đối chọi giữ nền văn hóa truyền thống và sức sáng tạo mới.

Mối quan hệ đôi khi hài hòa nhưng cũng có lúc xung đột giữa nếp sống cũ và tư duy tự lập, sáng tạo, phản biện, dường như là chủ đề chính của cuộc triển lãm.

Cô Trâm Lê, chủ tịch hội đồng quản trị hội VAALA và là một trong hai người giám tuyển của buổi triển lãm, cho biết:

“F.O.B. II là một diễn đàn để đối thoại và mở rộng định nghĩa nghệ thuật, chính trị và cộng đồng, cũng như tìm tới những điểm giao thoa giữa các khái niệm đó. F.O.B. II Art Speaks cũng là nơi trình bày các dạng nghệ thuật đa dạng, đa chiều, và nhất là trình bày tính đa tài trong giới nghệ sĩ Việt Nam.”

Mối quan hệ phức tạp giữa truyền thống và hiện đại là câu hỏi quan trọng về bản sắc của cộng đồng Việt Nam. Cuộc triển lãm được chia làm 5 phòng, với những chủ đề bản sắc chính trị, dựng lại ký ức, chính trị đương thời, tình dục và thân thể, và sự cất giữ thời gian và không gian.

Nghệ thuật và chính trị

Đến từ San Jose, Danh Bình có hai loạt tác phẩm trưng bày tại F.O.B. II, phản ánh tầm nhìn sâu đậm về quá khứ tị nạn.

Bản sắc Việt Nam cũng là chủ đề hai bức tranh của họa sĩ Long Nguyễn, hiện dạy tại Art Institute of California, cũng là người được biết đến nhiều hơn qua vai diễn người sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa cũng tên Long trong phim “Vượt Sóng.”

Bên trong phòng triển lãm với chủ đề “Giữa Việt Nam và hải ngoại: Chính trị đương thời qua thị giác” là những tác phẩm đặt dấu hỏi về những đề tài trăn trở trong đời sống hiện tại.

Họa sĩ Vũ Hoàng Lân tham gia với tác phẩm sắp đặt mang tên “Yours” – “của bạn.” Người xem khi bước vào phía sau tác phẩm sẽ thấy sẵn một sấp giấy để tự thiết kế một lá cờ cho nước Việt Nam, nếu thấy cần thay thế hai lá cờ đỏ cờ vàng đang gây nhiều tranh cãi.

Từ trong nước ra, họa sĩ Nguyễn Huy Lộc triễn lãm loạt tranh dùng chất liệu hỗn hợp “Chuyện của Rừng.” Họa sĩ viết rằng anh “vẽ với những ý tưởng muốn đánh thức tình nhân bản của con người trong cuộc sống đương đại.”

Cũng trong phòng này, họa sĩ Nguyên Khai trưng bày tác phẩm nổi tiếng của ông, bức “Circuit” dùng những con chip điện tử để làm thành tranh.

Ngoài các tác phẩm triển lãm, F.O.B. II: Art Speaks còn có các buổi trình diễn, các buổi hội thảo, và sinh hoạt “Circle Painting” nổi tiếng thế giới của họa sĩ Nguyễn Cao Hiệp.

 
 Steven Toly mang đến tác phẩm với ba hàng kẽm gai màu đỏ

Phòng Đen gây tranh cãi

Gây nhiều chú ý nhất là căn phòng mang tên “Phòng Đen: Thất lạc và tìm thấy.” Được ghi chú là phòng “có những tác phẩm mang tính nhạy cảm cao về chính trị,” căn phòng có những tác phẩm bị cấm vì nhà cầm quyền hoặc có thể bị tự mình cấm mình vì sợ nhạy cảm.

Âm thanh được phát liên tục trong Phòng Đen này là những bài thơ, những bài văn bị chính quyền trong nước kiểm duyệt cấm. Hầu hết các tác giả được trình bày trong Phòng Đen này là do ban tổ chức tự chọn vì không muốn gây khó khăn cho tác giả.

Tiến sĩ Lan Dương, cũng là người giám kiểm cuộc triển lãm, nói “Phòng Đen là nơi đặt vấn đề về kiểm duyệt và tự kiểm duyệt. Đây là nơi các nghệ sĩ có thể đưa ra những đề tài mà bình thường họ không thể hoặc không dám đưa ra.”

“Tôi nhìn lại lịch sử đàn áp nhà văn trong nước và do đó tôi bắt đầu với các tác giả trong thời Nhân văn giai phẩm và tiếp tục cho tới nay.” - Nữ giáo sư từ đại học UC Riverside giải thích cách chọn tác giả.

Trong số này có các nhà thơ “chui” trong nước như Bùi Chát, Lý Đợi, Nguyễn Quốc Chánh, Trần Khải Thanh Thủy, Trần Trọng Vũ, Lê Đạt, Hoàng Cầm.

"Vì sống ở một nơi mà mười người dân có một công an (cả chìm và bọn cộng tác), cho nên đừng hỏi tại sao các ý tưởng bị thui chột từ trong trứng nước, đời sống cá nhân bị xem là cỏ rác. Cả tập thể lớn như một khối tâm thần chuyển động…", một đoạn trong thơ Lý Đợi.

Tương phản

Một ngoại lệ là nhà thơ Trần Tiến Dũng đã chủ động gửi thơ của mình cho ban tổ chức, và đồng thời tự đọc hai bài thơ được chọn để phát trong phòng này.

Một tác phẩm trong Phòng Đen đang gây xôn xao là tác phẩm gồm hai bức ảnh song song, mang tên “Thu Duc, Viet Nam 2008 / Avon, MA 2006.”

Một bức ảnh là một thiếu nữ trong nước, chung quanh chỉ có chủ nghĩa cộng sản và chạy theo vật chất; bên kia là một thanh niên hải ngoại, với tâm trạng bơ vơ lạc lõng.

 
Chính bộ ảnh này đang khiến cho một số tổ chức người Việt tại Quận Cam hăm dọa biểu tình vì, để biểu tượng cho chủ nghĩa cộng sản, tác giả đã dùng đến cờ đỏ và một bức tượng bán thân của Hồ Chí Minh.

Một tổ chức mang tên “Thanh niên cờ vàng” lên tiếng phản đối điều họ gọi là “cờ máu và hình Hồ tặc lại xuất hiện tại Tranh_vethủ đô tị nạn người VN.”

Bà Bùi Kim Thành đến nơi triển lãm và kêu gọi dẹp bỏ bức hình vì là biểu tượng của “chế độ mafia cộng sản” và không nên có trong “buổi triển lãm cao quý này.” 

Một tác phẩm khác cũng gây tranh cãi là một bức không tựa đề của tác giả Steven Toly. Trên nền màu vàng, tác giả chạy ba hàng kẽm gai màu đỏ. Tác giả giải thích ý tưởng của mình như sau: “Lá cờ biểu tượng cho người dân Việt Nam, và hàng kẽm gai tượng trưng cho tình trạng tù túng và áp bức hiện nay.”

Tuy nhiên, một nhà hoạt động biểu tình tại Quận Cam là Rambo Phạm không thấy vậy mà cho rằng ý của bức tranh này “muốn nói lá cờ VNCH tượng trưng cho chế độ cai trị bằng hàng rào kẽm gai độc ác.”

Họa sĩ Toly cũng có một bức mang tên “By Land, Air or Sea” (Đường bộ, Máy bay hay Vượt biển) với bóng thuyền, máy bay, người gồng gánh tạo thành 3 hàng màu đỏ trên nền vàng. Anh giải thích đó là tượng trưng cho 3 đường người Việt Nam đã dùng để đi tỵ nạn.

Phản ứng về cuộc triển lãm, một khán giả là ông Thanh Nguyễn phát biểu: “Tôi rất

 
Sắp đặt của của Vũ Hoàng Lân
thích của triển lãm này. Tôi thấy người Việt trong nước cần nên mở miệng, còn người Việt hải ngoại cần suy nghĩ thoáng lên.” Ông nói thêm bằng tiếng Anh, “Người trong nước cần open mouth mà ở hải ngoại cần open mind.”


Khán giả Thanh Nguyễn

Khi tin về những phản ứng này lan ra, một khán giả khác với nick mạng NgocLan đã viết trên blog của mình: “Chúng tôi tiếp thu cả hai nền văn hóa và chính trị đó trong một cái nhìn cởi mở và bao dung. Trong lòng chúng tôi không có ranh giới của những hận thù cách biệt, không có chỗ cho những định kiến hẹp hòi.”

Tuy nhiên, nhóm Thanh niên Cờ vàng cho rằng “đây là xứ Tự Do, BTC có quyền triển lãm những gì họ muốn, nhưng không phải họ muốn làm gì thì làm.”

Nhóm này dự trù biểu tình vào ngày 17 tháng 1, một ngày trước khi cuộc triển lãm kết thúc ngày 18 tháng 1.

Quý vị đã đến xem hay nghe nói về cuộc triển lãm F.O.B. II? Mời chia sẻ ý kiến với các độc giả BBC qua email vietnamese@bbc. co.uk hoặc dùng hộp tiện ích bên phải.

http://www.bbc. co.uk/vietnamese /vietnam/ story/2009/ 01/090113_ fob.shtml