Bưã ăn chỉ có nửa gói mì? Đó là chuyện có thật đang xảy ra tại Hà Nội đối với nhiều công nhân đang chờ Tết. Báo Lao Động hôm 11-1-2009 đăng baì viết nhan đề “Nạn thất nghiệp và đồng tiền kích cầu” của nhà phân tích Lê Chân Nhân cho biết tình hình công nhân cả nứớc đang bi thảm. Bài viết mở đầu bằng nhiều hình ảnh bi thảm: “Hàng ngàn lao động mất việc cuối năm. Hàng vạn người bị nợ lương, không có tiền thưởng. Nhiều người có cũng như không, vì tiền thưởng cho một năm lao động cật lực không đủ ăn bát phở. Một bộ phận rất lớn người lao động trong các khu công nghiệp là người từ các tỉnh nông nghiệp. Họ đi lên thành thị làm công nhân vì ở quê không có việc làm hoặc làm không đủ sống. Nhiều người vay mượn tiền để làm thủ tục đi xuất khẩu lao động, không may gặp những nước bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế trầm trọng. Nhà máy ngừng sản xuất, phải đóng cửa hoặc giảm bớt lao động nên họ phải trở về. Nợ cũ chưa trả hết lại chồng thêm nợ mới. Họ đi kiện công ty đưa mình đi xuất khẩu lao động, nhưng xét cho cùng cũng chẳng phải lỗi của ai. Người thất nghiệp kéo từ thành phố về nhà, cái nghèo ở quê đã quá đủ, nay gánh nặng thêm vì số lao động thất nghiệp tăng lên. Mọi năm mức thưởng tết rất chênh lệch, nhưng dù sao thì người hưởng thấp cũng được tiền triệu. Còn năm nay, trên địa bàn TP.SG, có người được thưởng đến 80 triệu đồng, nhưng có người chỉ hơn 24.000 đồng. Đồng Nai và Bình Dương là các tỉnh có nhiều khu công nghiệp tập trung, năm nay nhiều đơn vị không thể kiếm đâu ra tiền thưởng nên chưa dám công bố có thưởng hay không và thưởng được bao nhiêu. Công nhân ở các nhà máy này cũng hiểu được khó khăn chung, chấp nhận có thể chỉ được đồng lương còm cuối năm. Nếu có bức xúc tổ chức đình công thì cũng thiệt cả đôi đường, không thêm được đồng nào mà có khi còn bị giảm bớt. Hiện nay lương phổ biến nhất là 1,5-1,8 triệu đồng/người/tháng (tính cả làm tăng ca). Đối với công nhân từ miền Bắc và miền Trung, số tiền gần hai triệu đồng của một tháng tiền lương thì chắc chắn không đủ để về tới nhà. Cho nên nhiều người không về quê, trụ lại thành phố tìm việc khác. Họ đi xin việc làm theo thời vụ, dịch vụ, ai mướn gì làm đó. Nhưng tìm được một chân rửa bát quán ăn hay trông xe cho nhà hàng cũng không dễ. Không ít người gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, về quê là làm khổ thêm cho gia đình, nên kiếm được đôi đồng cũng cố bám thành phố.” Đặc biệt, phân tích gia Lê Chân Nhân của báo qúôc nội nêu lên một hiện tượng đang xảy ra tại Hà Nội là “nửa góí mì cho một bữa ăn” là hiện thực của nhiều công nhân. Bài viết kể: “Niềm hy vọng lớn nhất của đa số công nhân là sau Tết sẽ có việc làm. Họ trụ lại nhận lương chờ việc, sống thiếu thốn, thậm chí là đói khổ để chờ công ty gọi trở lại. Ở Hà Nội đã có tình trạng công nhân sống bằng nửa gói mì/một bữa. Nhiều nhà máy không có đơn hàng nên thu hẹp sản xuất, thu nhập công nhân chưa đến một triệu đồng/tháng thì sống sao được...” |