Tổng Kết thành quả công tác của TT Pháp SarkoZy trong chức vị Chủ Tịch Liên Hiệp Âu Châu |
Tác Giả: Nhữ đình Hùng | |
Thứ Sáu, 02 Tháng 1 Năm 2009 21:58 | |
Vào ngày cuối cùng của năm 2008,nhiệm kỳ chủ tịch LH Âu Châu của nước Pháp chấm dứt,nhường chỗ cho nước Tiệp kể từ ngày 01/01/2009. Trong sáu tháng vừa qua,nước Pháp đã làm được những gì hay đúng hơn,ông Nicolas Sarkozy đã làm được những gì.?
Tuy thế,người ta có thể coi là ông Sarkozy đã đưa ra ba mục tiêu chính: chứng tỏ vai trò của nước Pháp (là quan trọng) ở Âu Châu,làm đẩy mạnh các hồ sơ truyền thống trong nền chánh trị của Âu Châu, chứng tỏ nếu có một ý chí chung, Liên Hiệp Âu Châu có thể đạt đến những kết quả cụ thể trên những hồ sơ liên hệ đến cuộc sống thường nhật của các công dân Âu Châu. Người ta ghi nhận được một số đại công trình như Chánh Sách Chung về Nông Nghiệp (P.A.C =Politique Agricole Commune),vấn đề Năng Lượng/Khí Hậu,Chánh Sách Âu Châu về An Ninh và Quốc Phòng(PRSD=Politique Européenne de Sécurité et de Défense và Hiến Chương Âu Châu về Di Trú và Tị Nạn (Pacte Européen sur l'Immigration et l'Asile). Một công trình khác có từ trước khi ông Sarkozy nhận chức CT/LH Âu Châu là dự án Liên hiệp Địa Trung Hải (Union pour la Méditerranée) đã thành hình sau khi ông Sarkozy đảm nhiệm chức CT Liên Hiệp Âu Châu,ông Sarkozy đả chịu một số chỉ trích vì đã đón tiếp ông Khadaffi... Cũng trong thời gian ông Sarkozy nhận chức CT/LH Âu Châu,nhiều khủng hoảng đã xảy ra. Về chánh trị,Irlande đã từ chối phê chuẩn Hiệp Ước Lisbonne ngay từ tháng sáú 2008 khiến LHÂC đi vào một cuộc khủng hoảng về định chế. Ông Sarkozy đã cho thấy sự "phiêu lưu" của ông khi thuyết phục Irlande làm lại một cuộc trưng cầu dân ý vì điều này rõ ràng là đã "coi thường" ý chí của dân chúng một quốc gia khác về quyết định chính trị của họ. Cuộc tranh chấp giữa Nga và Géorgie cũng là một thử thách lớn với ông Sarkozy trong nhiệm kỳ chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu.Các hoạt động của ông Sarkozy đã có hiệu quà ngăn ngừa được một tình trạng "ba-nhĩ-cán hoá" mới ở Âu Châu,cho thấy một hình thức "quốc phòng Âu Châu" hiện hữu nhưng đồng thời cũng đặt ra vấn đề tương quan giữa Âu Châu và Nga.,đặt Âu Châu trở lại bàn cờ "địa lý chính trị" của thế giới. Việc tăng cường quân sự Pháp ở Afghanistan cũng trong chiều hướng đó. Cũng trong nhiệm kỳ CT/LHÂC,ông Sarkozy phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới. Sự năng động của ông đã giúp Âu Châu không bị ảnh hưởng nặng nề về sự suy thoái của Hoa Kỳ nhưng đồng thời cũng cho thấy có sự tranh đua giữa Pháp và Đức về vai trò lãnh đạo ở Âu Châu.Trong lúc ông Sarkozy làm chủ tịch liên hiệp Âu Châu,Pháp có ưu thế nhưng sau đó? Việc năng động của ông Sarkozy cũng làm mờ nhạt vai trò của Ủy Ban Âu Châu trong thời gian qua,nhưng trong sáu tháng tới thì sao? Cũng cần thêm một thời gian nữa để có thể có một lượng định chính xác hơn về "bi-lăng" của Pháp trong nhiệm kỳ chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu. Với nhiệm kỳ sáu tháng tới đây của Tiệp,có lẽ vấn đề quyền lợi của những quốc gia Đông Âu sẽ được lưu tâm nhiều hơn và việc tăng cường liên hệ xuyên Đại Tây Dương sẽ gắn bó hơn. |