Đề án 4 trường đại học đẳng cấp quốc tế |
Tác Giả: Thanh Trúc, phóng viên RFA | ||||
Thứ Sáu, 19 Tháng 12 Năm 2008 07:22 | ||||
Dự án này có thực tế và có khả thi không là điều đang được các nhà giáo dục trong và ngoài nước phân tích. Mục tiêu top 200 Vốn vay để xây dựng 4 trường đại học có trình độ quốc tế được ước tính khoảng bốn trăm triệu đô la, vay từ Ngân Hàng Thế Giới World Bank và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ADB. Bà Trần Thị Hà, vụ trưởng Vụ Giáo Dục Đại Học, cho biết chủ trương vừa nói được chính phủ đồng ý trên nguyên tắc. Báo chí trong nước như tờ Lao Động thì đưa tin rằng mục tiêu của Việt Nam là làm sao vào được danh sách 200 đại học hàng đầu thế giới. Tôi không tán thành cái điều đó, bởi mục tiêu là làm sao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của Việt Nam là trở thành một nước công nghiệp phát triển theo xu hướng hiện đại, vậy phải lấy mục tiêu đó là chính. GS Nguyễn Lân Dũng Từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chủ tịch Hội Sinh Học Việt Nam, chuyên gia cao cấp Viện Vi Sinh Vật Và Công nghệ Sinh Học thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội, đồng thời là đại biểu quốc hội, nói là ông từng nói chuyện với các viên chức ở Bộ Giáo Dục rằng nên tập trung vào 2 trường đại học quốc gia bởi vì 2 đại học ấy đã có tiềm lực lâu dài vả đã xây dựng được sự đầu tư tương đối lớn: “Thế nhưng các anh ấy trả lời rằng 2 đại học ấy quá lớn, nhiều ngành quá cho nên các anh tập trung vào 4 trường mà số ngành ít hơn để tập trung vào một số mũi nhọn. Tôi thì tôi không tán thành cái điều đó, bởi mục tiêu là làm sao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp phát triển theo xu hướng hiện đại, vậy phải lấy mục tiêu đó là chính. Tôi đã sang Mỹ mấy lần, tôi đã đi nhiều nước phát triển, tôi thấy cái trình độ đại học của mình còn cách xa rất nhiều so với các nước khác. Cho nên theo tôi thì không thể lọt vào top 200 đâu mà cũng chả nên lọt vào để làm gì?” Đối với giáo sư Phạm Văn Đức, viện trưởng Viện Triết Học Hà Nội, đề án bốn đại học có trình độ quốc tế không những là ý kiến tốt mà còn rất cần thiết cho Việt Nam. Tuy nhiên, ông nói tiếp: “Một trăm triệu thì tôi nghĩ là chưa thể đủ. Bởi vì ở nước ngoài thì số tiến đó chưa thể đủ để xây dựng, nhưng đối với Việt Nam thì đó là khoản tiền lớn, mà cũng là một tiền để để thúc đẩy thôi chứ chưa phải yếu tố quyết định.” Vẫn theo lời giáo sư Phạm Văn Đức, ngoài vấn đề tiền thì còn yếu tố quan trọng khác: “Ngoài tiền, ngoài việc vay vốn thì còn phải có nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ những người thầy phải đạt cái trình độ đẳng cấp thế giới thì mới xây dựng được, chứ còn điều kiện cơ sở vật chất thì nó là tiền đề cần thôi chứ chưa phải điều kiện đủ. Điều kiện đủ chính là con người, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng để mà xây dựng đại học. Đội ngũ đó đóng vao trò quyết định cho một đại học trở thành đẳng cấp thế giới hay không.” Đừng nghĩ dùng tiền để cạnh tranh. Đó là những điểm tối kỵ trong vấn đề nghiên cứu của đại học cũng như vấn đề tiếp thu những tri thức mới. TS Trần Văn Đoàn Liệu có khả thi?
“Cái đề án đưa ra quá đơn sơ vì nhiều lý do. Thứ nhất họ chưa nắm vững được hai trăm đại học “top” trên thế giới như thế nào. Cái thứ hai họ nghĩ một trăm triệu đô la có thể lập được một đại học mới hoàn toàn. Cái thứ ba họ nghĩ dùng tiền để cạnh tranh. Đó là những điểm tối kỵ trong vấn đề nghiên cứu của đại học cũng như vấn đề tiếp thu những tri thức mới. Những đại học nổi tiếng bên Mỹ như Havard, Princeton có cả trăm năm lịch sử, tiền quĩ của họ lên cả mấy chục tỷ mỹ kim, còn mình một trăm triệu đô la chỉ xây được hai ba toà nhà mà chưa có thể đầu tư được cái gì cả. Điểm thứ hai, tiền ngân hàng là tiền vay, vay thì phải trả. Vấn đề đất đai Việt Nam bây giờ quá mắc, trăm triệu đâu làm được bao nhiêu. Cái thứ ba là vấn đề nhân tài, chúng mình có đủ nhân tài hay không? Tôi thấy những đại học như MIT hay đại học Cal. State , mặc dù nó rất nhỏ nhưng cái điều quan trọng chính là nhân tài nằm trong đó. Mình đã có nhân tài, mình đã có đào tạo người được đâu mà có thể lọt vào top 200 được. Theo tôi để tới 2050 mà lọt vào top 200 thì cũng là điểm đáng mừng chứ đừng nói tới 2020, và có lẽ phải bỏ ra cả mấy chục tỷ mỹ kim chứ không phải chỉ có một trăm triệu mỹ kim.” Tiến sĩ ngành điện tử và viễn thông Lê Hiệp Tuyển, tốt nghiệp đại học Berlin, giảng sư công nghệ đại học Troy ở Alabama, Hoa Kỳ, hiện là phó hiệu trưởng Saigon Technology University, tức Đại Học Công Nghệ Saigon, cũng nói rằng đề án bốn trường đại học đẳng cấp quốc tế rất hay, song quan trọng nhất là tổ chức như thế nào, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo sẽ hợp tác xây dựng với những nhóm nào, kế hoạch ra sao để đạt tới đích: Bạn nghĩ gì đề án này? Hãy gửi đến Ban Việt ngữ ý kiến của Bạn. email: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it , hoặc có thể tham gia thảo luận tại trang blog của RFA www.rfavietnam.com “Cái đó rất là quan trọng để đạt tới đích, nhưng bản thân tôi nghĩ cái hy vọng thành công là không có gì chắc chắn lắm. Nếu mà được một trường thì may lắm nhưng mà cái đó rất khó tại vì khoảng cách giáo dục, trong khi đó các trường khác người ta đã có truyền thống người ta là những trường giỏi nhất rồi và họ vẫn tiếp tục phát triển vì họ có điều kiện. Còn ở Việt Nam nếu bây giờ mới xây dựng mà đến 2020, là 12 năm nữa, mà có thể lọt vào top 200 thì nếu Việt Nam làm giỏi làm tốt với sự đồng lòng vận động mọi người thì được một trường là rất may mắn, còn 4 trường thì tôi nghĩ nó không thực tế.” Được biết, 4 đại học với tham vọng lọt vào 200 đại học hàng đầu thế giới được xây dựng theo mô hình đại học công lập phi lợi nhuận. Tính đến lúc này kế hoạch triển khai đạt một số kết quả như Đại Học Việt Đức trong khuôn viên Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại Học Khoa Học Công Nghệ ở Hà Nội được thủ tướng chuẩn y trên nguyên tắc. Hai đại học đẳng cấp khác là Đại Học Đà Nẵng và Đại Học Cần Thơ. |