Home Tin Tức Thời Sự Không thay đổi sẽ còn tụt hậu

Không thay đổi sẽ còn tụt hậu PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC News   
Thứ Tư, 17 Tháng 12 Năm 2008 00:57

Làm việc văn phòng

 

World Bank khuyến cáo Việt Nam phải cải tổ hành chính

Ngân hàng Thế giới tức World Bank nói người Việt Nam còn thua về thu nhập cá nhân tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.

Tuy nhiên nếu tính thu nhập bình quân bằng đôla Mỹ thì Việt Nam chỉ cần 15 năm là đuổi kịp Indonesia, 22 để bắt kịp Thái Lan và 63 năm với Singapore.

Báo cáo 'Vietnam Development Report 2009' ra 4-5/12 tại Hà Nội đánh giá các lĩnh vực kinh tế, cơ cấu vốn, mô hình phát triển của Việt Nam trong hơn 10 năm qua và nói nước này vẫn "cạnh tranh kém", dù có tăng trưởng cao.

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2009 cho biết hầu hết các tiêu chí cạnh tranh trong kinh doanh của Việt Nam đều dưới trung bình, không vượt quá năm điểm.

Nhưng dù có chịu tác động bên ngoài, tương lai Việt Nam những năm tới tùy thuộc hoàn toàn vào "các quyết định về chính sách kinh tế".

Không cải thiện gì

Báo cáo trích ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói ba năm qua gần như không có cải thiện trong việc thực hiện năm tiêu chí: vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng.

Ngân hàng Thế giới tin rằng Cải cách hành chính công nếu thành công sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được từ 800 triệu đến 1.3 tỉ USD.

 Tương lai Việt Nam những năm tới tuỳ thuộc vào các quyết định về chính sách kinh tế

World Bank

Giới cấp viện cũng thừa nhận rằng việc đánh giá tác dụng của viện trợ nước ngoài cho Việt Nam là "khó khăn", nhất là trong các dự án cụ thể.

Điều không thuận lợi cho Việt Nam, tính từ cuối 2008, là thế giới bên ngoài đang ngày càng trở nên "khó đoán trước" (uncertain).

Không chỉ Ngân hàng Thế giới mà giới chuyên gia gần đây cũng cho rằng lạm phát cao, xuất khẩu giảm và các vụ tham nhũng, thất thoát đầu tư khiến bức tranh kinh tế Việt Nam tới đây không sáng sủa.

Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới cho rằng tâm lý muốn co cụm, hoặc đảo ngược quá trình hội nhập quốc tế là "một sai lầm" và khuyến khích Việt Nam tiếp tục hội nhập.

Với thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt đôla Việt Nam còn thua xa Indonesia (1918 USD) Thái Lan (3850 USD), và Singapore (35163 USD).

Lấy chỉ số tăng thu nhập trung bình căn cứ vào giá mua hàng từ 2001-2007 so với con số tương tương ứng của ba nước này, thời gian để Việt Nam đuổi kịp các họ đó là hơn nửa thế kỷ đến một thế kỷ rưỡi.

Nhưng nếu lấy chỉ số thu nhập bình quân tính bằng đồng đôla Mỹ thì Việt Nam chỉ cần 15 năm là đuổi kịp Indonesia, 22 để bắt kịp Thái Lan và 63 năm với Singapore.

Ngân hàng Thế giới đặt câu hỏi liệu Việt Nam sẽ đi theo số phận của Liên Xô cũ hoặc thành công như Mauritius, một quốc gia nhỏ bé đã cải tổ thắng lợi.

Dân Việt
Các nước khác GDP cao thật, ấy là tại vì cách tính của World Bank không cộng thêm "có đảng lãnh đạo: tức là một người nghĩ cho mọi người, có đi tắt đón đầu của nghị quyết, có kinh nghiệm mở cửa của Trung Quốc, có hình ảnh VN trên trường Quốc Tế."

Chúng ta sẽ có tất cả nếu chúng ta có tự do thực sự. Tự do sẽ cất cánh cho sáng tạo để tạo ra năng suất cao hơn. Tự do mới là cuộc đời thực sự. Còn chuyện tham nhũng thì: trên biết, dưới biết, trong biết, ngoài biết, thế giới biết, nói chống tham nhũng rất hay, họp rất nhiều, tổ chức rất nhiều ban từ trên xuống dưới nhưng kết quả đầu voi đôi chuột. Chúng ta đang ở một tình thế bệnh rất nặng chờ chết có thuốc chữa khỏi nhưng không dám dùng. Ta ở khối Asean nhưng lại học TQ: học Cải cách Ruộng đất, học Chống xét lại, học Mở cửa...nhiều thứ học, thật là "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" cho nên cứ nói rằng: đi tắt đón đầu. Rồi sẽ lên nữa!

Anidea USA
Chúng ta đừng nên chê bai Thái Lan một cánh vội vàng, nếu không có cuộc đảo chính quân sự vừa qua thì làm sao có thể đưa ông Thaksin ra tòa vì tội tham nhũng được. Những vụ biểu tình mới đây cũng có nguyên do đấy! Nếu như dảo chính hoặc biểu tình đem lại lợi ích cho Thailan thì tôi nghĩ Việt Nam còn thua xa Thái Llan. Ít ra người dân Thái còn được nói lên tiếng nói để đóng góp cho đất nước họ. Ở Việt Nam muốn dẹp bỏ đi tham nhũng đã là điều dường như không thể thực hiện được, huống hồ chi là thay đổi chính phủ.

Tuong, Bình Dương
VN ta xuất phát từ điểm thấp đi lên được như ngày nay là đáng mừng, nhưng bên cạnh đó VN còn để xảy ra rất nhiều các vụ tham nhũng lên tới tiền tỷ mà việc xử lý thì rất chậm chạp và tốn kém.

VN ta không phải là không có nhân tài mà là VN chưa biết sử dụng nhân tài để đem lại thu nhập cho đất nước.

Những người học hành qua loa nhưng có chân trong thì vào ngồi trên chỉ đạo mà trong khi đó thì đường nói thì mù mịt vậy mà được thăng chức đều đều. Còn người tài giỏi thì ngồi đó làm lính và làm những công việc không phỉ chuyên môn của mình.

Hơn thế nữa việc các sinh viên tốt nghiệp xong thì khoảng 1/5 là xin được việc đúng chuyên môn còn lại là là các ngành nghề khác.

Do đó cho thấy trong nhiều năm qua VN cứ hô hào đổi mới giáo dục nhưng đổi mới trẳng thấy đâu chỉ thấy tốn kém, giáo viên lên lớp đọc cho HS, SV chép lại y nguyên trong sách giáo khoa, phòng thực hành thì ít, việc thực hành chỉ chiếm khoảng 25% còn lại 75% là lý thuyết như vậy VN sẽ đi về đâu khi mà mỗi con người sinh ra đều phải có trình độ và thu nhập tăng khi việc học hành hay tri thức của VN chỉ là người biết dạy cho người chưa biết.

Theo tôi VNcòn rất nhiều năm nữa mới bắt kịp các nước trong khu vực.

Binh Thanh, Bình Thuận
Tôi ra làm việc nhà nước từ năm 1996. Là công chức quèn, mức lương khoảng 2 triệu đ/tháng. Tiết kiệm lắm, gia đình mới sống được. Nhìn lại mọi người xung quanh, thấy hầu hết gia đình ai nấy cũng đều khó khăn, một số ít làm ăn phát đạt nhờ gặp may mắn (Dĩ nhiên là ai nấy cũng lao động cần cù). Còn ở vùng sâu - vùng xa, mức sống còn thấp hơn nhiều. Thậm chí phải cứu đói triền miên. Vậy mà, vừa qua nghe truyền thông đại chúng nói ở Hà Nội thu nhập gần 1000USD, ở tỉnh lẻ thì thấp hơn. Không biết ở HN giàu thật hay không, sắp tới đây người dân sẽ bớt khó khăn hay không?

Nhưng lần này, cũng như bao lần khác, tôi lại cảm thấy phân vân. Truyền thông trong nước, vì theo “lề bên phải” nên nói vậy cho người dân an tâm, nhằm mục khác là mị dân. Chứ mặt bằng chung, thu nhập người dân còn thấp lắm. Ở mức độ tương đối, nếu khảo sát ở một nơi nào đó hội được yếu tố điển hình nhất và bình quân nhất, tôi nghĩ thu nhập của người dân còn thấp hơn nhiều so với những gì mà giới truyền thông đưa tin. Thiết nghĩ, Nhà nước VN nên trung thực hơn trong việc đưa tin. Lấy đó làm cơ sở phấn đấu. Như thế còn hơn là vì tiếng tốt, mà trong nước người dân vẫn còn nghèo đói, khó khăn.

Van Minh
Chỉ cần đất nước tiếp tục ổn định trên con đường cải cách, nạn tham nhũng bị đẩy lùi, các rào cản khả năng lao động sáng tạo được dỡ bỏ, thành quả phát triển được phân bổ công bằng hơn, là đủ. Mọi so sánh với nước ngoài là khập khiễng và vô ý nghĩa. Nếu VN nằm trong khu vực các nước giàu và văn minh thì cũng tốt chứ sao? Chẳng lẽ sẽ là tốt hơn nếu Thái Lan, Indonesia, Singapore nghèo hèn và loạn lạc? Mặc người ta đi, hãy lo việc của ta cho thật tốt là đủ.

Một ý kiến
Nền kinh tế đặc thù của chúng ta : "Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN". Tự bản thân nó đã nói lên sự sáng tạo bất ngờ đi ngoài cơ sở của các nguyên lý phát triển kinh tế thế giới. Sự phát huy tính chất đột phá của nguyên lý sáng tạo này đang ở chỗ thử nghiệm mô hình. Hãy ráng đợi thời gian để đất nước ta dựa theo mô hình này mà phát triển, đừng hấp tấp căn cứ vào ba cái đánh giá "phản động" mà suy xét lung tung. Cứ tin đi, mười năm , hai mươi năm thậm chí cả trăm năm nữa dân ta ai cũng sẽ được "cơm no áo ấm, ai cũng được học hành".

DDS, Sài Gòn
Việt nam thua Thái Lan xa lắc là đúng thôi...Dân Thái chỉ cần vài tháng là dẹp được một chính phủ gian lận phiếu bầu, họ có dân chủ mà. Còn ở VN thi CP không do dân bầu mà đảng CS cử. Hơn nữa ở VN nửa năm với áp lực của CP Nhật không bắt nổi một con Sỹ... Tướng thì không bao giờ bắt được. Dân tộc VN còn chế độ độc tài CS cai trị thì không ngóc đầu lên được mà ngày càng lụn bại thêm... chăng mong đuổi kịp ai đâu.

Dung HN
Hai vợ chồng tôi đều là bác sĩ, ra trường năm 87, sống và làm việc ngay tại thủ đô. Hiện tại đều là BS chính, mức lương với hệ số 4.4, gần 3 triệu đồng/tháng, vị chi cả hai người 6T. Nhà tôi có bốn người. Bình quân 1.5 triệu đồng/tháng/người. Tính ra bình quân đầu người của nhà tôi 1000USD/năm/người. Nhờ cha mẹ cho nên cũng có một căn nhà hai tầng nhỏ nhỏ ngay tại thủ đô. Gia đình tôi như vậy thì thử hỏi bình quân đầu người ở VN (với nông dân chiếm 80% dân số) là 800USD thì hoặc là WB tính sai, hoặc sự phân hóa giàu nghèo ở VN quá lớn.

Pinochio
Lạc quan là tốt nhưng lạc quan như Football thì tôi chịu thua! Nếu tính kiểu Football tính thì có lẽ ngày xưa nước Thái Lan hay Singapore hay Mỹ đã tính rằng mình luôn là số 1 của Thế giới. Tính tóan là có phương pháp và khoa học, không phải chỉ bài tóan tính nhẩm đơn giản như Football thì tôi nghĩ dân VN mình có thể nằm chơi cũng làm giàu nhanh chóng!

Đơn cử hiện giờ VN đã có nhiều "đại gia" sắm xe cao cấp có thể nói đã qua mặt nhiều nước trong khu vực, nếu tính như Football thì chỉ vài thập niên thôi VN sẽ đứng đầu thế giới về tỉ lệ xe cao cấp trên tổng số xe ô tô trong nước. Có người chê Thái Lan dân chủ chỉ làm hại đất nước thế mà họ vẫn còn hơn xa VN chúng ta, thật chua xót khi chúng ta hy sinh dân chủ (để giữ ổn định chính trị - theo ý của một s! bạn) mà kết quả cũng không hơn nước mất ổn định chính trị như Thái Lan.

Khang SG
Cảm ơn về những thông tin này. Có thể nhiều người sốc, nhiều người thấy khó chịu nhưng cần phải chấp nhận để biết mình đang ở đâu, để còn biết phải làm gì.

Tran Hai SG
Bạn football nói rất hay mà quên mất một điều cơ bản là tốc độ tăng trưởng kinh tế bao giờ cũng thay đổi chứ không bao giờ giữa nguyên trong thời gian dài. Không thể so sánh tốc độ tăng trưởng của 2 nước ở 2 mức phát triển khác nhau rồi bấm máy tính ra coi bao nhiêu năm thì vượt. VN thời gian qua có tốc độ tăng trưởng cao hơn các nước khác đơn giản vì chúng ta đi sau, xuất phát điểm quá thấp.

Trên thực tế, nước càng phát triển thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ thấp lại. VD như với Mỹ, tăng trưởng mỗi năm 3-4% đã là cao rồi, trong khi với các nước đang phát triển, 7-8% có khi còn thấp. Nhưng không thể dựa vào đó rồi dùng một phép toán đơn giản rồi bảo rằng trong bao nhiêu năm đó sẽ vượt qua Mỹ.

Tương tự với VN, khi mà phát triển đến mức nào ! đó thì tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại, nhất là với cái cách làm kinh tế của VN, nghĩa là rất kém hiệu quả, cần nhiều đầu vào để tạo ra lượng đầu ra tương đương. Và cuối cùng cũng xin báo cho bạn football biết rằng các nước khác, như Thai lan, Đài loan, Philippines, khi ở cùng trình độ với VN thì đều có tốc độ tăng trưởng 2 con số chứ không phải lẹt đẹt như VN bây giờ.

Football
Bài phân tích hay đấy, nhưng chúng ta cần phải quay lại năm 86 hoặc 90. Khi đó GDP bình quân VN dưới 200 USD/đầu người/năm. Sau 15 năm con số đó tăng gấp hơn 5 lần. Nếu tiếp tục theo công thức đó VN sẽ tiến lên thứ 2 ĐNA chỉ sau 15 năm nữa.

Hơn nữa cứ nhìn vào Thái Lan, nếu dân Thái tiếp tục biểu tình thêm vài tháng nữa chắc VN sẽ vượt qua Thái Lan chỉ sau 1-2 năm.

Các con số dù sao chỉ là tương đối, với Trung Quốc là ví dụ điển hình, nếu năm 80 ai đó nói Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật, Mỹ về GDP trong vòng 30-40 năm thì nhiều người sẽ cười khẩy (vì cứ theo công thức thì phải vài trăm năm) tuy nhiên đến nay đã thấy rõ TQ sẽ vượt qua Nhật trong ngắn hạn và vượt Mỹ chỉ trong vòng 1-2 thập niên.

Quan điểm của tôi là VN sẽ là số 1 ĐNA về GDP bình quân nếu! không tính tới Singapore. Với Singapore, họ sẽ bị Hà nội hoặc TP. Hồ Chí Minh vượt qua trong 1-2 thập niên tới (không thể đem Singapore để so với toàn VN được vì tổng số dân của họ còn ít hơn Hà nội và 1 vài tỉnh, TP lớn khác của VN).

Toronto
Tôi thấy vấn đề sai lầm,yếu kém trong đào tạo và sử dụng năng lực lao động cũng rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển.

Tôi quen một người thuộc lớp đàn anh sang Canada tốt nghiệp MA Năng lượng Điện. Về nước làm cho một Tổng công ty của một Bộ, nhưng theo anh kể anh chỉ là cuốn sách hướng dẫn chuyên môn mỗi khi người ta cần, hoặc chỉ là thư ký mua những mặt hàng kỹ thuật cao của nước ngoài.

Vì ngoài Đảng nên không được họp hội, hay quyết định chuyện gì dù là lãnh vực chuyên môn.


Việt Nam sẽ đuổi kịp Thái lan ngay tức khắc nếu số tiền tham nhũng hàng năm đem chia cho số dân cộng với thu nhập bình quân cá nhân thật.

Tham nhũng đang tàn phá Việt Nam. Tất cả quan chức từ nhỏ cấp xã phường đến cao cấp tầm trung ương chính phủ, tay ông nào cũng nhúng chàm nên không ai dám động vào ai cả sợ chính mình cũng bị lôi ra ánh sáng.

Zero
Tham nhũng là một vấn nạn, nước nào cũng có nhưng tùy vào mức độ của nó. Ở VN nghèo là do định hướng và quy hoạch của chính phủ thiếu cơ sở.

Ví dụ như việc thu hồi đất nông nghiệp để xây khu công nghiệp nhưng không giải quyết được việc làm cho những người họ đã lấy đất, cấm bán hàng rong, xe 3 bánh tự chế mà không tạo cho họ một việc làm thích hợp.

Người nông dân còn làm theo phương thước nông hộ, thiếu cơ quan hướng dẫn cụ thể vì thế nên chất lượng sản phẩm cũng như lao động kém các nước khác.

Đó là giải thích vì sao nông phẩm chưa được giải quyết, mà nhà nước vẫn cho nhập khẩu.

Hiếu, Sài Gòn
Theo tôi World Bank nên nói ra 32 năm trước chúng ta cách Thái lan bao nhiêu năm. 19 năm trước chúng ta cách Thái lan bao nhiêu năm?

Chúng ta gần như hoàn toàn kết thúc chiến tranh vào năm 1989 (rút quân từ Camphuchia về nước).

Thời gian hòa bình để chúng ta xây dựng đất nước thật sự chưa nhiều so với các nước trong vùng được hưởng lợi từ chiến tranh Việt nam.

Tuy nhiên có điều chắc chắn là chúng ta đã có những tiến bộ đáng kể. Nếu không có bọn tham nhũng, có lẽ chúng ta sẽ đi xa hơn.

Văn Dương
Mức thu nhập của người dân Việt-Nam hiện nay chưa ai có thể tính được chính xác. Bởi những thống kê tính toán phần lớn chỉ là ước tính mà những thống kê đó chủ yếu là ở các vùng đô thị và vùng dân cư đông đúc. Còn ở những nơi vùng sâu vùng xa thì có ai biết đến để mà thống kê tính toán?

Vô danh
Làm sao phát triển được khi đất nước đang bị nạn tham nhũng hoành hoành.Biết là đất nước sẽ đi về đâu nhưng không thể làm gì được.Tôi yêu đất nước VN nhưng bất lực.

Ngọc Dinh
Theo số liệu cho đến hiện nay chúng ta vẫn đứng dưới mức 1000USD xa lắc! Đọc tin này sao thấy nghèn nghẹn. không biết người ta tính có sai không, nhưng chắc là phải có cơ sở khoa học.

Vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả này? chắc mỗi người sẽ có 1 câu trả lời nào đó. Ở đây tôi chỉ muốn nhìn 1 chút về các nước bạn thôi.

Indonesia, nước có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới, và lịch sử để lại là nước này chưa bao giờ ổn định cả. Nguy cơ bất ổn an ninh chính trị hầu như khi nào cũng rình rập trên đầu, nhưng người ta vẫn giàu!

Độc giả
Lúc còn đi học trung học, tôi được giáo dục: "Đất nước ta giàu và đẹp, dân tộc ta anh hùng đã đánh Pháp, đuổi Nhật, diệt Mỹ..." thật là tự hào.

Tôi là một Bác sĩ chuyên khoa I, hệ đào tạo chính quy của Trường ĐHYD Tp Hcm, sau 19 năm công tác liên tục cho Bệnh viện công, mức lương hiện nay của tôi là ngạch BS, mức 7, hệ số lương 3.99, mỗi tháng, trừ các khoản, tôi lĩnh được 2.003.000 đồng, chưa tới 150 USD.

Liệu với khoản tiền đó tôi và gia đình có thể sống nổi không? Chính vì không sống nổi, chúng tôi phải tìm cách làm thêm bên ngoài, tri thức để đầu tư cho việc công hạn chế rất nhiều, biết vậy nhưng tôi vẫn phải bởi không làm lấy gì mà sống?