Home Tin Tức Thời Sự “Hiến Chương 08” - phong trào Đông Âu ở Trung Quốc?

“Hiến Chương 08” - phong trào Đông Âu ở Trung Quốc? PDF Print E-mail
Tác Giả: Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA   
Thứ Hai, 15 Tháng 12 Năm 2008 09:35

 2008-12-14

Hàng trăm nhân vật đấu tranh tại Hoa Lục đã ký tên trong bản thỉnh nguyện mang tên “Hiến Chương 08”, yêu cầu nhà nước Trung Quốc thực hiện những quyền tự do căn bản, nhân dịp 60 năm kỷ niệm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, được ban hành tại điện Chaillot ở Pháp, ngày 10 tháng 12 năm 1948.

Nhà đấu tranh dân chủ Bảo Tùng, một cựu quan chức cao cấp của Trung Quốc.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng hành động đó là can đảm , nhưng Bắc Kinh phản ứng tức khắc bằng vịêc bắt giam, sách nhiễu và hạch hỏi một số người ký tên trong hiến chương đó.

Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết gởi đến quý vị.

Lời kêu gọi của bản “Hiến Chương 08”

Lời kêu gọi được phổ biến trên mạng có tên là “Hiến Chương 08” do một nhóm gồm trên 300 người chủ trương, đa số thuộc thành phần trí thức, luật gia, học giả, nhà văn, nghệ sĩ, đồng thanh yêu cầu Bắc Kinh thay đổi chính trị, chấm dứt chế độ độc quyền, độc đảng, cải tiến dân chủ, nhân quyền, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

Đây là một tin rất vui, hiện nay giới trí thức bên Trung Quốc cũng như ở Việt Nam không còn sợ hải trước bạo lực nửa, mà đã đứng lên đòi hỏi nhân quyền, vì Hà Nội luôn làm theo bài học của Bắc Kinh.

Ông Trần Ngọc Thành

Lời kêu gọi đưa ra 19 biện pháp nhằm giúp cải thiện thành tích nhân quyền tại Hoa Lục. Một trong các đại diện của nhóm này là luật gia Mạc Thiểu Bình nhấn mạnh rằng, những điều vừa kể hoàn toàn phù hợp với tinh thần tuyên ngôn quốc tế nhần quyền, cũng như hiến pháp Trung Quốc.

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do chúng tôi, ông Bảo Tùng, nhân vật bất đồng chính kiến, nguyên phụ tá của cố tổng bí thư đảng cộng sản Trung Hoa là ông Triệu Tử Dương, từng bị cầm tù nhiều năm, hiện sống tại Bắc Kinh, mạnh mẽ ủng hộ bản Hiến Chương 08, vì lâu nay Trung Quốc vẫn bóp nghẹt tiếng nói dân chủ, đối lập. Ông hy vọng rồi đây nhân quyền sẽ sớm đựơc cải thiện, những ai công khai lên tiếng như 300 nhân vật vừa rồi, sẽ không bị xử lý, đàn áp, bắt bớ.

Phản ứng của Bắc Kinh

Trái với hy vọng của ông Bảo Tùng, một cựu quan chức cao cấp của Trung Quốc, từng bị ngồi tù lâu năm, vì đã tham gia đấu tranh cho dân chủ, hai nhân vật đấu tranh tại Hoa Lục ký tên trong Hiến Chương 08, là các ông Trương Tổ Hoa và Lưu Hiểu Ba đã bị công an mời đến cơ quan thẩm vấn.

Ông Trương Tổ Hoa được ra về sau khi bị công an câu lưu và hỏi cung suốt 12 giờ đồng hồ, về phần ông Lưu Hiểu Ba thì chưa rõ số phận ra sao.

Ông là một giáo viên đại học Bắc Kinh và là một trong những nhà trí thức từng tham gia phong trào dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn, năm 1989 và cũng có loạt bài viết, kêu gọi Bắc Kinh cải tổ chính trị, nên đã bị ngồi tù 20 tháng.

Điện thoại di động và điện thoại tại tư gia của ông đều không liên lạc được.

Theo hãng thông tấn AFP đánh đi từ Trung Quốc thì ông Lưu Hiểu Ba, lâu nay vẫn thường xuyên bị công an mời đến cơ quan làm việc vì những bài ông viết liên quan đến bạo động xảy ra tại Tây Tạng hay những hiện tượng tiêu cực, thiếu trách nhiệm từ phía cơ quan hữu trách khi đối phó với hàng loạt cơn động đất xảy ra hồi tháng 5 vừa qua tại khu vực Tứ Xuyên.

Tin vui cho Việt Nam

Một nhà hoạt động dân chủ khác, phải sống xa xứ là ông Trần Ngọc Thành, nay đấu tranh cho người lao động Việt Nam, hiện định cư tại Ba Lan tin rằng, nhân quyền tại Hoa Lục cũng như ở Việt Nam sẽ sớm được cải tiến, qua bản Hiến Chương 08:

“Đây là một tin rất vui, hiện nay giới trí thức bên Trung Quốc cũng như ở Việt Nam không còn sợ hải trước bạo lực nửa, mà đã đứng lên đòi hỏi nhân quyền, vì Hà Nội luôn làm theo bài học của Bắc Kinh.

Hiến Chương 08 cũng hình thành tương tự như hiến chương 77 của hàng trăm trí thức Tiệp Khắc trước đây, dù hoàn cảnh, thời gian có khác, nhưng cùng quyết tâm nói lên tinh thần yêu chuộng nhân quyền”.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, nhà nước Trung Quốc cũng cho đăng tải cuộc phỏng vấn của Tân Hoa Xã với ông Vương Thành, giám đốc thông tin, quốc vụ viện, trong đó có đoạn khẳng định rằng, trong 30 năm qua, tình trạng nhân quyền tại Hoa Lục đã đuợc cải thiện tốt đẹp, tuy nhiên ông cũng nhìn nhận là còn nhiều trở ngại trong việc phát triển quyền làm người.

Ông kể ra một số vấn đề tồn tại, chưa được khắc phục, như bất công xã hội, cơ cấu chính trị, công quyền còn nhiều mặt yếu kém, thiếu sự cảnh giác, đề cao trách nhiệm, ở mọi cấp chánh quyền.

Ông cũng phản đối những chỉ trích về thành tích nhân quyền do bộ ngoại giao Hoa Kỳ đúc kết, phổ biến và cho đó là những điều vô căn cứ, không trung thực.