Đối sách với Trung Quốc? |
Tác Giả: Thanh Quang (RFA) | ||||||
Thứ Bảy, 13 Tháng 12 Năm 2008 12:25 | ||||||
Người dân Việt Nam ngày càng phẫn nộ trước các hành động xâm lấn của Trung Quốc đối với chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ của Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, những cuộc biểu tình trong nước phản đối Trung Quốc vẫn tiếp diễn, giữa lúc giới cầm quyền bị cáo giác là phản ứng không thích hợp, thậm chí còn nặng tay, với những người có tâm huyết với đất nước. Dân chúng bất bình Những cuộc biểu tình chống hành động lấn lướt này của phương Bắc thỉnh thoảng bùng phát từ sự phẫn nộ, dồn nén âm ỉ trong lòng người dân Việt. Hôm thứ Bảy vừa rồi, lại diễn ra những cuộc biểu tình của thanh niên, sinh viên trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn để phản đối việc Tập đòan Dầu khí nhà nước Trung Quốc công bố dự án trị giá 29 tỷ đôla nhằm khai thác dầu trên vùng biển Đông mà những người biểu tình cáo giác là hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam. Và, cũng như thường lệ, công an, an ninh giải tán tức khắc những người có lòng với quê hương, đất nước này, đồng thời bắt giữ, tra vấn sinh viên Phạm Hồng Vỹ vì cái tội mà nhà văn Trần Mạnh Hảo đã than trong bài thơ của ông rằng “Tôi biểu tình để bảo vệ đất nước tôi mà tôi bị bắt”. Phản ứng trước việc nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp những cuộc biểu tình chống hành động xâm lấn của “nước đàn anh môi hở răng lạnh” phương Bắc, một cư dân tại Hà Nội cho biết: Việc Trung Quốc xây huyện Tam Sa để quản lý Hòang Sa và Trường Sa khiến mọi nhân dân ở đây rất phẫn nộ. Một cư dân Hà Nội: “Như mấy cuộc biểu tình lần trước của sinh viên Hà Nội thì họ có cho biểu tình đâu, vì họ sợ mất lòng Trung Quốc. Thực sự, ngay cả những người không biểu tình thì tôi thấy họ cũng không ưa gì Trung Quốc, vì người ta thấy báo chí đăng tải việc Trung Quốc xây huyện Tam Sa để quản lý Hòang Sa và Trường Sa khiến mọi nhân dân ở đây rất phẫn nộ. Và dân cũng biết lắm nhưng không làm gì được”. Chủ quyền quốc gia? Hồi tháng 10 vừa rồi, tạp chí điện tử Cộng Sản có bài tựa đề “Dân chủ, nhân quyền – Chiêu bài đã lỗi thời của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam”, qua đó tác giả Viện sĩ Nguyễn Duy Quý thuộc Viện Khoa học Xã hội có đề cao chủ quyền đất nước, khẳng định rằng “Chủ quyền là quyền thiêng liêng của mỗi quốc gia dân tộc. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam hiểu rất rõ giá trị đích thực của chủ quyền dân tộc…”
Theo GS Trần Khuê qua cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng 10 vừa rồi của Đài Á Châu Tự Do, thì: “Vấn đề này mâu thuẫn rõ quá rồi. Tôi đã phản đối luận điệu của Hội đồng Lý luận, của các Ban Tuyên huấn Tuyên giáo, và đặc biệt của những tập chí như CS, Triết học.v.v… đó là đặt chủ quyền cao hơn nhân quyền. Cho đến nay, Đảng CSVN không có một phản ứng tích cực nào chống lại âm mưu này của Trung Cộng. Sinh viên trong nước biểu tình về vấn đề Hòang Sa và Trường Sa trong những tháng gần đây bị đàn áp dã man là một thí dụ. GS Nguyễn Văn Canh: "Tại sao lại đặt vấn đề như thế được? Không có cái nào cao hơn cái nào cả, và cái nào cũng cần thiết cả. Còn trong thực tế, anh bảo đặt chủ quyền cao hơn nhân quyền, thế tại sao anh lại nhường Ải Nam Quan, nhường hải giới, địa giới, rồi Trường Sa, Hòang Sa cho ngọai bang? Cái đó là anh tự mâu thuẫn với anh. Thế rồi người ta phản đối, anh lại đi bắt. Cho nên vấn đề ở đây là người ta ngụy biện. Và chính Lê-Nin nói chứ ai, rằng “thực tiễn là thước đo chân lý”. Cái thực hiện hiện nay chứng tỏ các anh làm sai, các anh không bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, các anh không bảo vệ những gì tốt đẹp của Việt Nam.” Qua báo Văn Hóa Việt Nam trụ sở tại California, Hoa Kỳ, số tháng 9 và tháng 10 vừa rồi, Giáo sư Nguyễn Văn Canh từ Âu Châu nhận xét rằng cái khác lạ là cuối cùng Trung cộng đòi cái gì thì về sau Hà Nội thỏa mãn những đòi hỏi đó. Vẫn theo GS Nguyễn Văn Canh, thì: “Cho đến nay, Đảng CSVN không có một phản ứng tích cực nào chống lại âm mưu này của Trung Cộng. Sinh viên trong nước biểu tình về vấn đề Hòang Sa và Trường Sa trong những tháng gần đây bị đàn áp dã man là một thí dụ khác. Những đường ranh mới của biển Đông mà Trung Cộng nhận có chủ quyền đi sát vào bờ biển Việt Nam, và như thế chận mất cái khu Không Gian Sinh Tồn của dân Việt”. Qua một lá thư gởi giới văn nghệ sĩ và trí thức tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam, nhà báo Bùi Tín từ Paris có một số câu hỏi dành cho Đại sứ VN tại Hòa Kỳ, ông Lê Công Phụng, từng là trưởng ban đàm phán về biên giới của Việt Nam trong những năm từ 1996 đến 2000. Phần kết trong lá thư của nhà báo Búi Tín trích dẫn truyện kể “rất sinh động” của nhà báo Điếu Cày và cô phóng viên Nụ về chuyến đi thăm Bản Giốc do Sứ quán Tàu ở Hà Nội tổ chức, mời phóng viên các báo, quan chứ Vụ Báo chí Bộ Thông tin-Truyền thông và Bộ Ngọai Giao Hà Nội –nguyên văn – như sau: “Đòan xe sang trọng từ Hà Nội qua Bằng Tường đi sâu sang đất Quảng Tây rồi quay lại phía Nam, ghé thăm đệ nhất Hùng Quang ở Phương Nam, một thắng cảnh giá trị và ăn khách du lịch bậc nhất ở phía Nam, với khách sạn 3 tầng, nhà nghỉ hiện đại mái đỏ như son, bãi xe rộng lớn. Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Hãy gửi đến Ban Việt ngữ ý kiến của Bạn. email: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it , hoặc có thể tham gia thảo luận tại trang blog của RFA www.rfavietnam.com Các phóng viên Việt Nam sững sờ, ngỡ ngàng, khám phá ra chuyện lạ: đây chính là khu Bản Giốc của Việt Nam ta đã bị lấn chiếm và chính thức hóa bằng Hiệp định 25 tháng 12 năm 2000. Các bạn cay đắng nói với nhau: ‘Ôi! Thì ra mình được họ rước về thăm ngôi nhà của… chính mình!’. Không biết nên cười hay nên khóc!” Rồi nhà báo Bùi Tín đặt câu hỏi – nguyên văn – rằng: “Xin hỏi ông Phụng: Ông nghĩ gì về sự kiện chủ nhà được mời về thăm ngôi nhà cuả chính mình ? Và ông biết chăng, nhà báo Điếu Cày đang nằm trong tù một phần do dám khóc trước sự kiện kỳ quặc này…”. |