Home Tin Tức Thời Sự Thế giới kỷ niệm Ngày nhân quyền LHQ

Thế giới kỷ niệm Ngày nhân quyền LHQ PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC NEWS   
Thứ Tư, 10 Tháng 12 Năm 2008 13:08

hàng triu người nghèo b tước quyn có đ lương thc và nước sch hàng ngày

Sáu mươi năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ), các nhà văn và học giả Trung Quốc kêu gọi tự do hơn nữa. Các quốc gia trên thế giới đang kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn nhân quyền LHQ.

Tuyên bố gồm 30 điểm, được LHQ thông qua sau Thế Chiến II, nhấn mạnh quyền và tự do của mọi người trên khắp thế giới.

Tuyên bố này cũng chính là nền tảng cơ bản của luật pháp quốc tế cũng như là cơ sở để LHQ có hành động đối với các vi phạm nhân quyền.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho rằng việc tuân thủ tuyên bố nhân quyền ngày nay cũng cần như hồi năm 1948.
Ông Ban nói rằng “vẫn còn đàn áp chính trị tại quá nhiều nước trên thế giới”. ‘Còn nhiều việc phải làm’

Trước lễ kỷ niệm ngày 10/12, hàng trăm luật sư, nhà văn, nghệ sĩ và học giả Trung Quốc đã ra tuyên bố trên mạng, kêu gọi tự do hơn ở Trung Quốc cùng với các cải cách dân chủ, trong đó chấm dứt việc nắm quyền độc đảng Cộng sản.

Theo hãng Reuters, hai trong số các nhà hoạt động ký vào lời kêu gọi trên đã bị cảnh sát bắt giữ và thẩm vấn sau khi tài liệu có tên Hiến chương 08 được đưa lên mạng.

Trong khi đó, Cao ủy Nhân quyền LHQ, Navanethem Pillay, đã hoan nghênh cam kết đóng cửa trại giam Guantanamo của Mỹ, vốn đang giam hàng trăm nghi phạm khủng bố bị bắt kể từ vụ 11/9.

Cựu Cao ủy Nhân quyền LHQ, Mary Robinson, gọi tuyên bố là “một thông điệp toàn cầu quan trọng nhất về nhân phẩm và quyền bình đẳng của mọi người”.

Bà nói với BBC: “Nó là nguồn cảm hứng cho hàng triệu người đấu tranh vì tự do và công bằng trong sáu thập kỷ qua, cũng như là niềm hy vọng đối với người dân khắp thế giới”.

Nhưng bà cũng nói rằng nhiều việc cần phải làm nhằm thực hiện những khát vọng nêu ra trong Tuyên ngôn.

Bà nói rằng đối với phụ nữ trên toàn thế giới, bạo hành trong gia đình vẫn là một thực tế hàng ngày, và khoảng một tỷ người “đang bị từ chối quyền cơ bản hàng ngày là có đủ lương thực và nước sạch”.