Home Tin Tức Thời Sự Tình thế ngày càng cô độc của ông Tổng thống

Tình thế ngày càng cô độc của ông Tổng thống PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC NEWS   
Thứ Năm, 04 Tháng 12 Năm 2008 06:18

Các băng ghi âm thu lại thảo luận giữa hai ông Nixon và Kissinger

 

Các biên bản và băng ghi âm mới công bố từ kho lưu trữ của cựu Tổng thống Richard Nixon cung cấp thêm thông tin về quá trình dẫn tới quyết định leo thang chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.

Biên bản các cuộc họp nội bộ tại Nhà Trắng được ghi lại trong giai đoạn 11/1968 - 1/1969, sau khi ông Nixon trở thành tổng thống; và các băng ghi âm thu trong giai đoạn 11/1972 - 12/1972, sau khi ông tái đắc cử và trước vụ bê bối Watergate.

Tổng cộng các tài liệu mới giải mật bao gồm 200 giờ âm thanh và 90.000 trang biên bản.

Đây là đợt công bố tài liệu lớn nhất kể từ khi thư viện của Nixon được chuyển giao từ một cơ quan nghiên cứu tư nhân hồi năm ngoái cho Viện Lưu trữ Quốc gia.

Trong số các băng ghi âm có các cuộc nói chuyện giữa Nixon và ông Henry Kissinger, lúc ấy là cố vấn an ninh quốc gia, vào khoảng đầu tháng 12/1972. Hai ông đã thảo luận với nhau về lý do và cách thức leo thang cuộc chiến Việt Nam, mà lúc đó đã bị dân Mỹ phản đối mạnh mẽ.

Vài tuần sau đó, TT Nixon bắt đầu chiến dịch ném bom miền Bắc VN vào dịp Giáng sinh.

Kế hoạch hành động

Một đoạn băng thâu lời Nixon nói với Kissinger: "Nào hãy xem xét kế hoạch hành động. Chúng ta không thể có bất cứ nghi ngờ gì về nó".

Trong suốt các cuộc thảo luận, Nixon và Kissinger không bao giờ dùng từ "ném bom" mà sử dụng từ "hành động."

Nixon biết ông đang mạo hiểm khi quyết định leo thang chiến tranh. Ông cũng lo ngại rằng Hạ viện sẽ cắt giảm ngân sách dành cho cuộc chiến.

  Nào hãy xem xét kế hoạch hành động. Chúng ta không thể có bất cứ nghi ngờ gì về nó.

Gợi ý của Kissinger là: "Hãy đổ lỗi cho phe Dân chủ".

Theo sử gia Luke A. Nichter, các tài liệu mới giải mật cho thấy Nixon trực tiếp đưa ra các chi tiết kế hoạch hóa việc leo thang cuộc chiến Việt Nam.

"Tổng thống Nixon đã tham gia điều hành cuộc chiến một cách trực tiếp hơn là chúng ta từng nghĩ, nhất là trong thời gian ném bom miền Bắc dịp Giáng sinh."

Các biên bản và băng thu âm cũng cho thấy góc nhìn mới về nỗ lực của Nixon trong việc điều tra về các kẻ thù mà ông cựu tổng thống cho là đang vây quanh ông.

Nixon nói với Kissinger tại phòng Bầu dục hôm 14/12/1972: "Đừng quên báo chí là kẻ thù. Lãnh đạo nội các là kẻ thù. Giới giáo sư cũng là kẻ thù".

Ông tổng thống lúc đó không ngại ngần chê bai những người chỉ trích ông, cạnh khóe cả các vấn đề hôn nhân và tâm lý của những người này.

Ông nhắc lại: "Các giáo sư là kẻ thù. Ông hãy viết câu này lên bảng 100 lần và đường quên nó nhé".

Nhìn đâu cũng thấy kẻ thù

Một tài liệu cho thấy sự khởi đầu của cái gọi là "danh sách kẻ thù" của Nixon.

Trong một ghi chú bằng tay vào ngày 23/6/1971, trợ lý trưởng của Nixon, H.R. Haldeman, đã nhận lệnh của tổng thống phải gây áp lực bắt cựu Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford phải giải trình với cơ quan thuế vụ IRS. Ông Clifford là người từng lớn tiếng chỉ trích chính sách Việt Nam của Nixon.

  Đừng quên báo chí là kẻ thù. Lãnh đạo nội các là kẻ thù. Giới giáo sư cũng là kẻ thù.

 

Haldeman cũng nhắc tới việc phải 'trả đũa' một kẻ thù khác của Nixon, được gọi tắt là "TK", mà nhiều người cho rằng ám chỉ Thượng nghị sỹ Ted Kennedy.

"Tóm ông ta -- tình thế phải khoan nhượng... Tìm bằng chứng -- sử dụng một đảng viên Dân chủ khác làm bình phong."

Theo nội dung các biên bản, Nixon đã theo dõi chặt các cá nhân và tổ chức mà ông coi là đe dọa tới ông. Trong đó có Thống đốc bang Alabama George Wallace, Chủ tịch Liên minh Đô thị John Gardner và cùng một số nhân vật đấu tranh dân sự và phản chiến.

Nixon thường xuyên nhận các báo cáo từ quan chức FBI cao cấp Mark Felt về ''thông tin liên quan tới các cuộc bạo động và biểu tình". Một số biên bản còn đề cập tới đảng Black Panther và các cuộc biểu tình ngồi ở Rhode Island.

Toàn bộ các văn bản vừa được giải mật hiện đang lưu trữ tại nixonlibrary.gov