Dân cư hạ lưu Mêkông khốn đốn vì đập thượng nguồn của Trung Cộng |
Tác Giả: Calitoday |
Thứ Hai, 01 Tháng 12 Năm 2008 05:54 |
Nov 30, 2008 Trong những năm gần đây, cư dân vùng lưu vực sông Mêkông liên tiếp phải gánh chịu những trận lũ lụt dữ dội khác thường, trong lúc nguồn cá nuôi sống họ lại có dấu hiệu càng lúc càng ít đi. Nhiều tiếng nói từ Thái Lan, Lào, Cam Bốt hay Việt Nam đã vang lên tố cáo các con đập thuỷ điện đang mọc lên ngày càng nhiều ở thượng nguồn Trung Hoa hay hạ nguồn bên Lào, là nguyên nhân khiến cho dân chúng trong khu vực vào tình cảnh khó khăn. Thực tế đầu tiên tại vùng lưu vực sông Mekong là trong khoảng hai thập niên gần đây, các đập thủy điện đã được xây dựng càng lúc càng nhiều trên dòng chính cũng như trên các phụ lưu của con sông. Nguyên nhân là vì các chính phủ trong vùng muốn tận dụng điều kiện thiên nhiên thuận lợi để đẩy mạnh việc sản xuất điện năng phục vụ cho đà phát triển kinh tế nhanh chóng của các nước. Nếu chỉ tính đến các đập thủy điện quan trọng, trên dòng chính của sông Mekong chạy từ miền Vân Nam Trung Hoa xuống tới Campuchia hiện đã có khoảng 20 con đập đã hoạt động hay đang xây cất. Trên đoạn sông Mekong mang tên là tiếng Hoa là Lan Thương, nhà nước Trung cộng đã hoàn thành và đưa vào hoạt động ba đập thủy điện lơn là Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng, ngoài ra hai đập nước khác là Tiểu loan và Nọa Trát Độ đang được hoàn tháng. Trong kế họach của người Hoa còn có thêm ba con đập khác nữa, đó là chưa kể đến một loạt đập thủy điện nằm trên các phụ lưu sông Mekong ở vùng Vân Nam. Ở vùng hạ lưu, Lào là nước rất chuộng các công trình thuỷ điện với 9 đập nước trên dòng chính sông Mekong đang được xây dựng không kể đến một số đập trên các con sông khác đã hoạt động hiện nay. Đối với các chính phủ cũng như các định chế tài chánh như Ngân Hàng Thế Giới hay Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, đã giúp đỡ các chính quyền sở tại thực hiện các công trình xây đập thủy điện, đó là những công trình hữu ích. Thế nhưng biết bao tổ chức bảo vệ môi trường, thậm chí nhiều chính phủ thuộc những nơi nằm phiá dưới các đập nước trong thời gian qua đã bắt đầu lên tiếng báo động về tác hại của việc ngăn sông đối với đời sống cư dân vùng lưu vực con sông. Một trong những chỉ trích đầu tiên là các đập thủy điện đã làm cho nguồn cá bị cạn kiệt, đây là mối lo ngại chính của Việt Nam là nước ở cuối dòng sông. Nhà cầm quyền Việt Nam gần đây đã công khai lên tiếng chỉ trích tác hại của việc xây dựng ngày càng nhiều đập thủy điện trên sông Mekong, khi cho rằng việc phát triển đập thủy điện trên sông Mêkong và các phụ lưu sẽ có ảnh hưởng không tốt đối với những nước như Việt Nam. Tại buổi họp ở Vientiane do Ủy ban Sông Mekong tổ chức để tham khảo ý kiến về thủy điện trong vùng, Phó giám đốc viện Nghiên cứu Nông Nghiệp Việt Nam đã nêu lên con số 20 triệu nguời ở đồng bằng sông Cưủ Long sinh sống nhờ nghề cá và nguồn nước để trồng trọt có thể chiụ hậu quả tai hại do việc xây dựng đập ở vùng thượng nguồn của dòng sông. Điển hình ngư dân Cần Thơ cho biết lượng cá họ bắt được đã giảm đáng kể trong vài năm qua, nguyên nhân là các đập nước xây dựng tại khu vực bên trên đã ngăn không cho cá xuống đến vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo một chuyên gia thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cần Thơ, hồ chứa trong các đập thủy điện không chỉ giữ lại nước mà còn lưu trữ một phần không ít lượng phù sa mang nhiều chất chinh dưỡng, mà trước đây đưọc dòng sông chuyển xuống các vùng hạ nguồn. Không chỉ có cá hiếm đi, phù sa ít đi mà lũ lụt trong những năm gần đây xẩy ra nghiêm trọng hơn ở các nước như Việt Nam, Cam Bốt, Thái Lan hoặc Lào. Rất nhiều tiếng nói đã vang lên tố cáo các đập nước khổng lồ của Trung cộng trên Thượng nguồn sông Mêkong. |