Nền Dân chủ ở Việt Nam chấp nhận những bước thụt lùi |
Tác Giả: Matt Steinglass |
Thứ Tư, 19 Tháng 11 Năm 2008 06:41 |
Một bữa tiệc được Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức để theo dõi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã thu hút nhiều người Việt Nam hiếu kỳ.Đỗ Hoàng Anh, người đang làm việc cho một dự án được tài trợ bằng quỹ của Mỹ, đã nói rằng đây là lần đầu tiên cô được chứng kiến cách thức vận hành của các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. "Đối với những người ngoài cuộc, thực ra không phải chỉ là những người không có kiến thức về lĩnh vực này mà cả những người ngoại quốc như tôi, thật là hấp dẫn khi theo dõi cách thức hoạt động của hệ thống chính trị ở Hoa Kỳ để có được ứng cử viên xứng đáng nhất cho nó," cô nhận xét. Việt Nam có những cuộc bầu cử của riêng mình năm năm một lần, song Đảng Cộng sản là đảng phái chính trị duy nhất được pháp luật cho phép tham gia. Các cử tri bầu lên một Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân địa phương từ một danh sách các ứng viên được đảng-phê-chuẩn. Thế nhưng các Hội đồng Nhân dân đều yếu kém và hoạt động không có hiệu quả. Quyền lực thực sự nằm trong cơ quan được gọi là Uỷ ban Nhân dân. Vào tháng này, lần đầu tiên, chính phủ đã đệ trình thử nghiệm một kế hoạch mới để thực hiện tại nhiều quận huyện. Đề xuất này bắt đầu giải tán các Hội đồng Nhân dân và tổ chức các cuộc bầu cử trực tiếp cho cán bộ có quyền hành nhất trong từng quận huyện, chức chủ tịch Uỷ ban Nhân dân. Tim McGrath là một chuyên gia về quản trị nhà nước đang tham gia Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc [UNDP] tại Hà Nội. Ông cho biết các chi tiết của kế hoạch này là không rõ ràng. "Lúc này, Ủy ban Nhân dân được chuẩn thuận bởi Hội đồng Nhân dân," ông nói. "Và anh giải tán các Hội đồng Nhân dân ở cấp quận huyện và như vậy là không rõ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo." Đề xuất của chính phủ không định rõ ai sẽ được phép ứng cử vào vai trò chủ tịch Uỷ ban Nhân dân. Luật sư Việt Nam Cù Huy Hà Vũ cho rằng những cải cách sẽ thất bại trừ phi chúng mở ra những cuộc bầu cử rộng rãi hơn. Ông Vũ nói bản đề xuất này là một động thái mạnh mẽ hướng tới nền dân chủ, song bất cứ ai muốn thực hiện cũng phải được phép. Chuyên gia về Đông nam Á Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đánh giá những cải cách này là bộ phận của những gì mà chính phủ gọi là những giải pháp "dân chủ từ cơ sở". Những giải pháp này đã bắt đầu từ hơn một thập kỷ trước, sau khi có một làn sóng các cuộc biểu tình tại tỉnh Thái Bình. "Đảng cầm quyền và hệ thống cai trị nghĩ rằng việc hành xử của các quan chức địa phương, nơi thực hiện tái phân phối các quỹ phát triển, đã tăng thêm tất cả các loại thuế một cách bất hợp pháp nhằm kiếm lợi cho bản thân mình, nên đã gây ra những nỗi bất bình trong dân chúng," theo ông Thayer. "Anh sẽ phải làm thế nào để tránh được những điểm nóng như vậy khỏi tái diễn và tạo nên tình trạnh bất ổn?" Câu trả lời là cho phép việc đưa người vào trong chính quyền phải hợp lòng dân hơn. Ông Thayer cho là Việt Nam có lẽ cũng đang bắt chước theo những cải cách của Trung Quốc. "Trung Quốc đi trước Việt Nam trong việc bầu cử trực tiếp các cấp chính quyền ở địa phương, và Việt Nam, mặc dù sẽ luôn tuyên bố rằng họ không lệ thuộc và sẽ đi theo hướng đi riêng của mình, song lại học theo rất tỉ mỉ những chính sách của các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc," ông nhận xét. Nhưng phó giám đốc Học viện Ngoại giao của Việt Nam, ông Ngô Quý Ngọ, nói rằng những kinh nghiệm của các quốc gia khác dạy cho người Việt Nam là phải thực hiện việc dân chủ hóa từ từ. "Đầu tư nước ngoài [đang] vào Việt Nam rất nhiều. Vì sao vậy? Bởi vì xã hội rất ổn định. Đó là lý do vì sao chúng tôi để ý tới bên ngoài, chúng tôi để ý tới các khu vực khác. Và chúng tôi thấy rằng khi mà xã hội không được ổn định, thì không ai muốn tới làm ăn cả," ông Ngọ đánh giá. "Ví dụ như ở châu Phi, và một số quốc gia Trung Đông, thậm chí tại một vài nước Đông nam Á." Ông Ngọ nói là Việt Nam đang đi từng bước mở đầu dân chủ. Đối với người Việt Nam, các cải cách sẽ không tiến xa bao nhiêu. Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Trịnh Duy Lâm, nói rằng cần có sự thay đổi cơ bản hơn. Ông Luân cho là việc chuyển hướng từ một nền dân chủ đại diện tới một nền dân chủ trực tiếp đòi hỏi một sự thay đổi căn bản trong các nguyên tắc, và ông không nhận thấy có nguyên tắc nào đằng sau cải cách được đề nghị này. Được Đảng Cộng sản chấp thuận và do Bộ Nội vụ đầy quyền lực đề xuất, song bản kế hoạch cải cách đã bị Quốc hội phủ quyết vào hôm thứ Bảy. Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đánh giá việc phủ quyết này là hầu như chưa từng thấy. Ông Quốc nói là các đại biểu quốc hội đã bỏ phiếu để hướng tới loại bỏ các Hội đồng Nhân dân được bầu tại các quận huyện thí điểm. Thế nhưng bản đề xuất bầu cử chức chủ tịch Ủy ban Nhân dân đã bị đình hoãn. Ông cho biết tiếp là một số đại biểu đã tỏ ý lo ngại rằng nếu như chức chủ tịch được bầu trực tiếp, thì có thể sẽ không có cách nào để đảm bảo sự kiểm soát của Đảng Cộng sản. Tất nhiên, đó là vấn đề cần bàn về cách cai trị dân chủ: để tăng cường việc tham gia vào chính quyền của người dân, những kẻ cai trị phải từ bỏ một số quyền kiểm soát. Và điều đó sẽ xuất hiện một tưởng tượng bất an cho nhiều người trong Đảng Cộng sản Việt Nam. |