Home Tin Tức Thời Sự Saigon có thể ngập nặng trong tuần tới

Saigon có thể ngập nặng trong tuần tới PDF Print E-mail
Tác Giả: Calitoday   
Thứ Hai, 10 Tháng 11 Năm 2008 15:20

Nov 09, 2008

Mực nước tại các sông đang lên nhanh và có khả năng đạt mức gần bằng kỷ lục năm ngoái, cộng thêm khả năng hồ Dầu Tiếng xả tràn, thành phố Saigon đang bị đe dọa ngập nặng vì thủy triều dâng từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 11. Dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước cao nhất tại trạm Phú An sông Saigon trong những ngày tới có khả năng dao động từ 1.45 đến 1 thước rưỡi.

Đây là mức rất nguy hiểm và theo các chuyên gia, khả năng vỡ đê bao ở những điểm xung yếu trong đợt triều dâng này là rất lớn. Ngoài ra, nước triều dâng xảy ra vào thời điểm buổi sáng từ 3 giờ đến 7 giờ, chiều từ 4 đến 8 giờ cũng là điều cần lưu tâm. Đặc biệt lần này bên cạnh việc bị đe dọa bởi thủy triều, người dân thành phố có thể phải đối mặt với nguy cơ hồ Dầu Tiếng là hồ thủy lợi lớn cách thị xã Tây Ninh 25 cây số về hướng đông rất gần Saigon buộc phải xả nước.

Báo cáo của Công ty Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng cho biết hiện nay mực nước hồ Dầu Tiếng đạt 24 đến 25 thước, gần bằng cao trình mực nước thiết kế và cũng là mực nước báo động cấp 3. Từ nay đến giữa tháng 11, tổng lượng nước về hồ vào khoảng 189 đến 270 triệu thước khối, khi đó lượng nước thừa cần phải xả xuống hạ du là 120-200 triệu thước khối. Vì vậy công ty dự trù sẽ phải xả nước với lưu lượng vào khoảng 200 thước khối mỗi giây; đồng thời sử dụng dung tích phòng lũ của hồ để tạm thời chứa lượng nước còn thừa và sau đó tiếp tục xả cho đến hết đợt.

Cơn bão Maysak mạnh dần và đang hướng xuống phía nam

Những tin tức về cơn bão Maysak mà ở Việt Nam gọi là cơn bão số 9, nay đã mạnh lên cấp 10 và hướng ra ngoài biển Đông và xa đất liền Việt Nam. Tuy nhiên những dự báo cho rằng sáng mai bão sẽ quặt xuống phía nam, tạo thành một nút thắt kỳ dị uy hiếp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hôm nay cả đài khí tượng ViệtNam và các đài quốc tế đều nhận định bão số 9 đã không tiến gần bờ biển Việt Nam mà quay ra biển Đông. Trưa nay tâm bão ở bắc biển Đông mạnh cấp 10 với sức gió tối đa 102 cây số một giờ). Hôm nay bão đi chậm khoảng 5 cây số mỗi giờ, hướng ra ngoài biển và đến sáng mai thì quay xuống phía nam. Sau khi đổi hướng, đường đi của bão đã mạnh lạc hơn, tốc độ nhanh hơn lên tới 10 đến 15 cây số mỗi giờ và suy yếu một chút. Dự báo sáng ngày thứ tư, tâm bão cách đảo Song Tử Tây phía bắc quần đảo Trường Sa khoảng 180 cây số, cường độ cấp 8 đến cấp 9. Bão sẽ gây gió mạnh cấp 9 tối đa 88 cây số giờ ở khu vực bắc biển Đông, gồm cả phía đông quần đảo Hoàng Sa, biển động rất mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh, ở vịnh Bắc Bộ, ngoài khơi miền Trung Việt Nam có gió đông bắc cấp 7, biển động mạnh. Hiện các tỉnh từ Thanh Hóa đến Cà Mau vẫn tích cực thông báo cho tàu thuyền hoạt động trên biển biết hướng di chuyển của bão để phòng tránh. Riêng khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vùng biển nguy hiểm, hiện có 106 tàu với cả ngàn ngư dân vẫn còn đang trong vùng hoạt động của bão.

Tình trạng thiếu thốn thực phẩm và dịch bệnh lan tràn sau lũ lụt tại Hà Nội

Sau những ngày ngập lụt, nước đã rút dần ở nhiều nơi, dù nhiều khu vẫn còn phải lội nước, không điện không nước sạch. Nhu cầu cấp bách là vấn đề cung cấp thực phẩm và tổng vệ sinh trước nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm bùng phát như dịch tả, thương hàn, đau mắt.

Tuy nhiên theo các tin trên mạng thì điều mà Hà Nội và ngay các vị lãnh đạo Nhà Nước đang lo ngại là khả năng vỡ đê, khi ấy nếu có cứu được một phần Hà Nội thì lại phải hy sinh các tỉnh các khu vực lân cận.

Cho đến ngày hôm nay, khoảng 10 ngàn gia đình người dân Hà Nội trong đó có 97 hộ nội thành đã được di tản khỏi các vùng nguy hiểm. Đây là dân cư thuộc quận Hoàng Mai, huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phú Thọ, Mê Linh, Thanh Oai. Hôm nay Hà Nội đã nắng trở lại, cơn mưa hôm qua ít hơn dự trù chỉ có khoảng 20 milimét, nên đã không gây nguy hiểm cho đê sông Hồng. Người dân Hà Nội bắt đầu dọn dẹp và thẩm định thiệt hại sau cơn lụt. Đi đến đâu cũng thấy rác, nhưng mọi người cho rằng nông dân là giới bị nhiều tổn thất nhất sau cơn thiên tai này. Hà Nội thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng vì mưa lụt hồi tuần qua. Các giới chức Cộng sản Việt Nam ước tính một nửa tổn thất tức 1500 tỷ đồng Việt Nam liên quan tới người làm ruộng và người nuôi thủy sản. Trận mưa và ngập lụt làm cho các ao nuôi cá đã bị ngập bờ và cá thoát ra ngoài, tổng diện tích nuôi bị ngập có thể tính là hàng ngàn hectare. Bên cạnh Hà Nội còn có các vùng Thường Tín, Hà.

Nhiều khu vực ở Hà Nội vẫn chưa có điện

Theo Công ty điện lực Hà Nội, nếu thời tiết ổn định không có mưa lớn thì 2 ngày nữa các sự cố sẽ được khắc phục hoàn toàn. Tính đến ngày hôm nay trên địa bàn Hà Nội vẫn còn 73 trạm hạ thế bị ngập trong nước chưa thể vận hành điện trở lại, khiến cho điện lưới tại các khu vực như Cầu Diễn, Phúc Lý, Tây Tựu, Mễ Trì hạ, Phú Đô, Mễ Trì thượng, Xuân Phương, Tây Mỗ, Nhuệ Giang, Miêu Nha, Đại Mỗ huyện Từ Liêm, Đường 70, Thịnh Liệt, Phan Trọng Tuệ, Đại Áng, Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Hữu Trung huyện Thanh Trì, Dục Tú huyện Đông Anh, Công ty gạch Cầu Xây huyện Sóc Sơn, Thượng Thanh, Ngọc Thụy quận Long Biên chưa thể hoạt động ổn định. Khu vực Hà Tây cũ, vẫn còn nhiều trạm bị ngập nước ở các huyện Chương Mỹ 17 trạm, Hoài Đức 7 trạm, Thường Tín 3 trạm.

Trong ngày hôm nay có thêm quận Thanh Xuân, Hoàng Mai và thành phố Hà Đông đạt 100% số trạm hạ thế được đóng điện, đưa tổng số quận huyện được cấp điện trở lại bình thường lên 13 quận huyện. Theo thống kê của Công ty Điện lực Hà Nội, trong hai ngày 31 tháng 10 và ngày 1 tháng 11, mưa lớn khiến cho hàng trăm trạm trạm điện của Hà Nội ngập trong nước. Để đảm bảo an toàn cho người dân ở những vùng ngập, Điện lực Hà Nội đã cắt 42 đường dây trung thế, với trên 2000 trạm biến áp công cộng.

Nam, Hải Dương, Hà Bắc cũng gặp thiệt hại đáng kể. Việc mất trắng thủy sản nuôi cũng sẽ đưa tới tình trạng thiếu hụt nguồn thực phẩm cho người dân Hà Nội trong những ngày tới.