Home Tin Tức Thời Sự Những kì vọng lớn

Những kì vọng lớn PDF Print E-mail
Tác Giả: The Economist   
Thứ Sáu, 07 Tháng 11 Năm 2008 13:53

"…ông Obama chắc sẽ gánh thất bại nhiều hơn là thành công. Nhưng ông là người có tư cách, tài năng và cao vọng. Chọn ông, người Mĩ đã chứng tỏ thêm một lần nữa khả năng tự làm mới họ, và làm ngạc nhiên thế giới chung quanh…"

Rarack Obama đã thắng dòn dã. Bây giờ là lúc ông phải dùng nó một cách khôn khéo
Không ai có thể hồ nghi về sức hút của những gì Barack Obama đạt được tuần này. Khi vị tổng thống đắc cử ra đời năm 1961, nhiều tiểu bang, không hẳng chỉ là tại miền Nam có luật gi rõ trên giấy trắng mực đen bắt buộc cách li, cấm kết hôn dị chủng như trường hợp cha mẹ ông phải li cách, và hạn chế quyền bầu cử. Tuần này, nước Mĩ có thể nó to cùng thế giới rằng có một nước phương tây đã tránh được sự phân biệt màu da. Họ đã đạt những bước tiến dài trên con đường vận động quyền dân sự nhiều cay đắng và đổ máu. Lần này được đánh dấu bằng niềm vui, bất kể người trắng hay đen.
Ông Obama không thu được nhiều phiếu của người da trắng, điều đó đúng, chỉ khoảng 43-55%; nhưng ông thắng số phiếu ngang với ba vị ứng viên Dân Chủ (da trắng) trước kia: Bill Clinton, Al Gore và John Kerry. Nhưng ông thắng phiếu của cử tri da trắng trẻ tuổi. Hôm nay, nước Mĩ có một vị tổng thống có những người em cùng huyết thống tại Kenya, có bạn học cũ tại Indonesia, và nhìn thế giới trên cơ sở tôn trọng nhau chứ không phải đối đầu nhau.
Điều này có ý nghĩa lắm. Dưới thời George Bush, vị trí của nước Mĩ trên trường quốc tế xuống thấp tệ hại. Tuần này, nước Mĩ đi bầu với tỉ lệ kỉ lục vì nhiều lí do, nhưng có một lí do là họ ghê tởm vì sự kiện là uy tín của những thành phố tráng lệ bị hoen ố. Quốc gia họ hôm nay sẽ đối xử với bè bạn thoải mái hơn và khó có ai có thể căm ghét họ.

 

Bằng cách riêng của nó, cuộc tuyển cử lần này có tác dụng chữa chạy. Suốt tám năm qua, nhiều người vẫn nhắc lại (không phải lúc nào cũng đúng) sự kiện Florida năm 2000 là minh hoạ cho thứ chính trị nhỏ nhặt ở Mĩ. Thắng lợi rõ nét lần này có công của hằng triệu tình nguyện viên, cách dùng phương tiện công nghệ thông tin là điều hiếm thấy tại các nước dân chủ. Ông Obama đã chứng tỏ rằng, có một sứ điệp đúng rồi, cho dù thiếu tiền bạc và bộ máy vận hành sau lưng, ông vẫn có thể tự xây dựng nó cho mình.
Thời buổi khó khăn và toà Nhà Trắng ọp ẹp
Cùng với thắng lợi vang dội này sẽ là những kì vọng lớn. Nhiều người ủng hộ ông Obama chắc sẽ sớm thất vọng, và họ có lí. Đối với những cử tri bỏ phiếu dù biết rõ những hạn chế của ông, bây giờ mọi chuyện sẽ tuỳ vào lề lối điều hành của ông. Tại hải ngoại, vị tổng thống của thế kỉ 21 sẽ chứng kiến cảnh cạnh tranh của những thế lực lớn như từng xảy ra vào thế kỉ 19. Tại quốc nội, ông phải hàn gắn lại đất nước, xử lí nền kinh tế ốm yếu và tránh tình cảnh độc đảng cai trị. Nói khéo và hành động xoa dịu có thể vẫn tác dụng, nhưng bây giờ cần cụ thể và quyết tâm mới xong.
Ông Obama bắt đầu nhiệm kì với nhiều thuận lợi. Ở tuổi 47, ông còn khá trẻ nên không bị vướng mắc trong cuộc chiến văn hoá chua cay về Việt
Nam
. Nay thắng cử với một đa số trong đó có những người độc lập và số nhỏ những cử tri đảng Cộng Hoà, ông có thể tạo điều kiện cho cuộc nhìn lại trong một thời mới, trong đó đối lập chính trị không hề có nghĩa rằng người ta phản bội và rằng sự hợp tác sẽ là điều đáng khâm phục.
Nói hơi ngược đời một tí, ông sẽ được lợi nhờ thắng lợi của ông lần này chưa được trọn vẹn. Ông chỉ thu được 52% số phiếu cử tri, tất nhiên cao hơn ông Bush năm 2000 và năm 2004 đấy, nhưng chưa phải là con số ngoạn mục, thua xa thắng lợi của Roosevelt và Reagan. Dù ông có giúp đảng của mình tăng quyền kiểm soát Quốc Hội, thêm khoảng 20 ghế tại Hạ Viện và 5 tại Thượng Viện, nhưng chưa đủ mức 60 ghế để có thể lướt qua những chống đối và thông qua những dự luật gây tranh cãi mà không cần đảng Cộng Hoà ủng hộ (mặc dù cuộc kiểm phiếu có thể cho thêm một hoặc hai ghế nữa). Dù cho ông có gây được quỹ tranh cử cao đến thế, sự tàn hại của đảng Cộng Hoà dưới thời Bush và hệ luỵ của cuộc khủng hoảng tài chính tệ hại nhất trong hơn 70 năm qua, sự kiện là 46% cử tri chống lại đảng Dân Chủ là một lời nhắc nhở rằng nước Mĩ vẫn còn là một xã hội bảo thủ. Ông Obama là một người thuộc phái tự do ở miền Bắc được bầu làm tổng thống kể từ ông John Kennedy đến nay; ông đừng quên vị trí xa rời trung tâm chính trị tại quốc gia đưa ông lên.
Thắng lợi của ông Obama phần nào khá tương đồng với thắng lợi của Bill Clinton năm 1992; và chỉ cần hai năm sau đảng Cộng Hoà đã có thể quay trở lại thế áp đảo qua hiện tượng Gingrich năm 1994. Nếu tổng thống Obama phải nhượng bộ cánh của những tay chống đối quá khích tại Quốc Hội, ta có thể dễ dàng hình dung một giai đoạn không mấy sạch sẽ trước mắt sẽ xảy ra trong cuộc bầu Quốc Hội giữa nhiệm kì năm 2010, không chỉ riêng với đảng Dân Chủ mà thôi. Nước Mĩ có thể sẽ rơi vào thế co cụm, hay sẽ tái hoạch định kinh doanh và tài chính qua những cải tổ mới mẻ, hoặc "rải đều của cải" (nói theo lời tổng thống mới) tới hạn mức tư bản có thể chuyển dịch ra hỉai ngoại một cách thận trọng.
Bạn bè song phương
Đến Tháng Giêng 2009 ông Obama mới lãnh trách nhiệm, nhưng ông vẫn có thể sử dụng khéo léo mười tuần lễ sắp tới. Bắt đầu là tuyên bố sẽ giao việc cho một số đảng viên Cộng Hoà. Ông Robert gates là bộ trưởng quốc phòng xuất sắc của nội các Bush, người đã giúp chuyển hoá cục diện tại
Iraq, cần phải được lưu nhiệm ít ra là trong một thời hạn ngắn. Đáng tiếc là Richard Lugar đã từ chối vai trò ngoại trưởng, nhưng nghị sĩ Chuck Hagel của bang Nebraska
có thể là ứng viên cho bộ quốc phòng hay ngoại giao. Ông Obama vẫn có thể tìm một cương vị nào đó cho ông John McCain, là người có nhiều quan điểm giống ông lắm, đặc biệt là vấn đề hâm nóng địa cầu và việc đóng cửa trại tù Guantanamo. Một việc thực tiễn cần công bố sớm là vị bộ trưởng tài chính mới (lí tưởng nhất là một người có quan điểm trung hoà nhiều kinh nghiệm như Larry Summers hay Tim Geithner) sẽ bắt đầu làm việc sát cánh với bộ trưởng đương nhiệm Hank Paulson.
Bổ dụng ai mặc dầu, ông Obama sẽ phải quan tâm đến nền kinh tế đang èo uột. Ông không thể treo lại gói giải cứu để giúp đưa nước Mĩ ra khỏi suy thoái. Nhưng ông cũng phải giữ những lời hứa hẹn rất lớn lao. Ông hứa sẽ giảm thuế cho 95% các hộ gia đình. Ông đã đề nghị một chính sách bảo hiểm y tế phổ quát, là một cải cách cấp bách vì dân số Hoa Kỳ giờ có tuổi cao mà các công ti thì hạn chế bảo hiểm y tế. Ông hứa sẽ chi thêm vào cơ sở hạ tầng, cả về cơ sở vật chất lẫn con người. Nhưng nếu thực thi hết những điều này thì ông phải cân đối giữa một bên các kế hoạch của mình và bên kia là ngân sách nếu không muốn phóng tay quá trán để mang nợ. Ông bắt đầu quyết định sẽ phải làm những ai ai thất vọng.
Những ai không phải là người Mĩ hẳn sẽ phải thất vọng trước. Nước Mĩ dưới thời Obama sẽ thay đổi; thế giới của những o ép và đoạ đày có môn bài sẽ sớm chấm dứt. Tuy nhiên, trước hết, nước Mĩ sẽ phải quan tâm đến quyền lợi của mình và của đồng minh. Rút ra khỏi
Iraq sẽ khó khăn hơn là những người ủng hộ ông mong muốn; cuộc chiến tại Afghanistan
sẽ đòi hỏi thêm những hi sinh của người Mĩ và châu Âu hơn là dự tưởng. Vấn đề Trung Đông cũng khó giải quyết chóng vánh. Thông qua một dự luật thay đổi khí hậu tại Quốc Hội cũng khó đấy.
Mười tuần sắp tới sẽ cho ông Obama cơ hội để tại xác lập những niềm hi vọng cho toàn thế giới. Ông cũng có thể dùng một phần của giai đoạn chuyển tiếp này để đi một vòng quanh thế giới, chắc chắn là để láng nghe tiếng nói của bạn bè cũng như những người chống đối, nhưng cũng là để cho họ thấy những giới hạn của nhiệm kì tổng thống của ông. Ông cần nói rõ rằng nước Mĩ tôn trọng nhân quyền và sẽ lắng nghe tất cả mà sẽ không áp chế ai: ông cần hết sức tránh số phận của Jimmy Carter, vị tổng thống đức độ đã làm yếu một cường quốc.
Như hầu hết các chính trị gia khác, ông Obama chắc sẽ gánh thất bại nhiều hơn là thành công. Nhưng ông là người có tư cách, tài năng và cao vọng. Chọn ông, người Mĩ đã chứng tỏ thêm một lần nữa khả năng tự làm mới họ, và làm ngạc nhiên thế giới chung quanh.