Home Tin Tức Thời Sự Hơn 10,000 gia đình người dân Hà Nội phải di tản để tránh lũ lụt

Hơn 10,000 gia đình người dân Hà Nội phải di tản để tránh lũ lụt PDF Print E-mail
Tác Giả: Calitoday   
Thứ Bảy, 08 Tháng 11 Năm 2008 09:14

 Nov 06, 2008

Trong khi đó tình trạng lũ lụt tại Việt Nam vẫn tiếp diễn. Báo chí trong nước đăng tải tin tính cho đến sáng nay, hơn 10,000 gia đình người dân đã được di dời khỏi những khu vực ngập. Mạng lưới đê điều của Hà Nội vẫn đang bị sạt lở nghiêm trọng. Lãnh đạo thành phố đã đề nghị đưa bộ đội đến giúp hộ đê. Những khu vực nguy hiểm nhất thuộc các quận Hoàng Mai, huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Mê Linh, Thanh Oai, các khu vực đông dân cư vẫn bị ngập nặng như Tân Mai, Linh Đàm, Định Công, Nam Đồng, đời sống người dân ở đây vẫn bị tê liệt vì nước lũ.

Sáng nay mực nước trên các sông tiếp tục đổ về Hà Nội. Mực nước sông Hồng đang lên nhanh, mực nước các sông lân cận như sông Cầu, sông Nhuệ, sông Cà Lồ đang xuống chậm. Bộ đội được đưa đến chất thêm 5000 bao cát xung quanh trạm bơm Yên Sở để phòng nước ngập vào trạm. Việc nước sông Nhuệ lên cao trong thời tiết gần như không mưa là do một số nơi tiếp tục bơm xả nước ra con sông này. Mạng lưới đê điều của Hà Nội cũng đang sạt lở nghiêm trọng. Đê Liên Trì, xã Liên Trung, huyện Đan Phượng bị sạt lở nặng, người dân ở đây phải di tản để tránh lụt lội.

Đê tả sông Bùi huyện Chương Mỹ hiện có 2 điểm tràn dài 80 thước, tại huyện Mê Linh cũng phát hiện thêm đoạn đê tả sông Hồng tại xã Hoàng Kim sạt lở gần 400 thước. Tại khu vực nội thành sáng nay vẫn còn 12 điểm ngập nặng gần nửa thước cho đến 1 thước. Đến hết ngày hôm nay, con số thiệt hại về người và tài sản do mưa ngập trên địa bàn Hà Nội vẫn tăng thêm. Hiện đã có 22 người chết kể cả 4 người ở nội thành, hơn 78,000 nhà dân bị ngập, diện tích lúa, rau màu bị ngập lên tới gần 60,000 mẫu tây.

TÌNH TRẠNG LỤT LỘI TẠI VIỆT NAM

Lụt ở Hà nội và vùng phụ cận đang rút dần nhưng nhiều khu phố vẫn còn chìm dước mực nước từ 1 đến 1 thước rưỡi, nhưng nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội vẫn tỏ ra lo ngại về khả năng đê điều bảo vệ thành phố không biết có chống chỏi được với lũ lụt hay không, và tổng quát là đối với toàn vùng châu thổ sông Hồng. Tình hình lũ lụt trên sông ngòi cũng rất nguy nan do mưa lớn tiếp tục đổ xuống vùng trung du. Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, mực nước trên sông Thao nhánh thượng lưu sông Hồng và sông Thái Bình tiếp tục dâng lên. Từ thứ sáu cho đến cuối tuần có thể mưa lớn trở lại, trong khi đó giới y tế đặc biệt báo động về nguy cơ dịch bịnh, và báo chí cho hay tình hình vệ sinh của dân chúng rất đáng lo ngại vì hệ thống vệ sinh trong những vùng ngập lụt đều bị tràn ngập và phá vỡ. Tại Hà Nội, nhà cầm quyền thành phố cho biết đã điều động 9 ngàn bộ đội để giúp đỡ dân chúng, nhưng tại nhiều khu phố mất điện người dân than phiền không thấy ai đến giúp. Theo ủy ban phòng chống thiên tai, hơn 250 ngàn mẫu hoa màu và 120 ngàn căn nhà bị hư hại gâynên tình trạng giá thực phẩm leo thang rất cao, trường học đóng cửa và bệnh viện đầy ắp bịnh nhân. Bộ trưởng nông nghiệp Cộng sản Việt Nam trong buổi họp thường lệ chiều ngày hôm qua đã chỉ trích giới cầm quyền thành phố Hà Nội chậm chạp trong việc giúp dân. Việc rút nước cho thành phố trở thành cấp bách điễn hình bản thân viên bộ trưởng trên đường đi họp cũng đã bị kẹt xe mất hai giờ đồng hồ. Thiệt hại do mưa lũ gây nên chỉ riêng thành phố Hà Nội được thẩm định lên đến 5 ngàn tỷ đồng, tương đương với hơn 250 triệu đô la.

Nhân cơ hội bão lụt, nhiều viên chức cao cấp trung ương đã phê phán giới cầm quyền Hà Nội chậm chạp trong cách giải quyết hậu quả thiên tai, và đặt vấn đề phải xem xét quy định, kế hoạch hóa việc xây dựng thành phố trong toàn quốc để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu và thời tiết. Tuy nhà cầm quyền có ra thông báo là đã điều động nhiều nguồn nhân vật lực để mau chóng cấp thời khắc phục hậu quả mưa lũ, nhưng theo nhận xét của dân chúng thì thái độ, hành vi của giới cầm quyền trung ương vẫn không đủ đáp ứng với mong đơ?i của số đông nạn nhân. Thêm nguồn tin đáng lo ngại về nguy cơ vỡ đê được nêu ra, nhưng cũng chưa thấy các cơ quan trách nhiệm có một phương thức cứu cấp nào khả thể hội đủ tính cách đồng bộ, liên kết được nhiều vùng dân cư trong trường hợp tai họa xẩy ra. Bài học ở các nước khác cho thấy giới lãnh đạo ở đấy luôn kiên quyết, mau chóng đối phó với tai ương khi xẩy ra chung cho cả nước, nhưng ở Việt Nam phía cầm quyền trung ương đã phó mặc cho dân chúng tự xoay xơ? trong nhiều ngày qua vì thiên tai bão lụt chỉ được đánh giá ngang với những vụ việc riêng của địa phương, cho dù số đông giới chức trung ương cũng cư ngụ trên địa bàn thành phố nầy. Phải đợi đến khi tiình hình trở nên nghiêm trọng quá mức tưởng tượng với số người thiệt mạng tăng cao thì trung ương mới bắt đầu có phản ứng. Ngày hôm qua Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng mới gửi công điện yêu cầu tập trung mọi nguồn lực, thực hiện các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, và đến ngày hôm nay cũng chưa thấy Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nhà nước cộng sản Nguyễn Minh Triết lên tiếng hay xuất hiện trên hệ thống truyền thanh truyền hình để ngõ lời ủy lạo dân chúng.

Tổng kết, đã có ít nhất 90 người chết vì lụt lội xảy ra ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, riêng tại Hà Nội 20 người chết trong số có một bé gái 5 tuổi mới tìm ra xác dưới một lòng cống.