Home Tin Tức Thời Sự Tại Sao Ông Barack Obama Dẫn Đầu Nhưng Vẫn Có Thể Thua?

Tại Sao Ông Barack Obama Dẫn Đầu Nhưng Vẫn Có Thể Thua? PDF Print E-mail
Tác Giả: (Việt Nguyên)   
Thứ Hai, 27 Tháng 10 Năm 2008 12:43

Vietnam Review

21-10-2008
vv
TNS Barack Hussein Obama trong bộ quần áo cổ truyền của Kenya.

Phong trào bạo động thập niên 1960 ảnh hưởng tới ông Obama

Cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Oc năm 2008 giữa hai liên danh Barack Obama - Joe Biden và John McCain – Sarah Palin đến hồi gây cấn. Cuộc vận động bầu cử trở lại không khí bình thường của những cuộc bầu cử trước, các ứng cử viên không còn tử tế với nhau và cử tri Hoa Kỳ như thường lệ mỗi bốn năm lại được đóng một vai trò quan trọng.

Sống trong xã hội dân chủ, người dân Mỹ không mang trên vai một lãnh tụ thân thánh, mỗi bốn năm được đề cao vai trò lịch sử của họ. Ưng cử viên Barack Obama và Joe Biden của đảng Dân Chủ nhắc nhở người Mỹ cuộc bầu cử năm 2008 là “cuộc bầu cử quan trọng nhất trong cuộc đời của qúy vị.” Năm 2006, ứng cử viên John McCain bắt đầu chuẩn bị tranh cử gọi cuộc bầu cử năm 2008 là “cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”. TNS John Kerry năm 2004 kêu gọi dân Mỹ thay đổi Tổng thống kêu gọi dân Mỹ đi bầu vì đây là “cuộc bầu cử quan trọng nhất của lịch sử nước chúng ta.” Nhưng dĩ nhiên cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên George Washington nhìn lại, vẫn là “cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ” và cuộc “bầu cử quan trọng nhất của thê kỷ” xẩy ra năm 1988 khi Hoa Kỳ trên đường trở thành cường quốc duy nhất trên thế giới với đế quốc Cộng sản Sô Viết đang xập đổ.

Năm nay 2008, bà Sarah Palin đã nhắc lại lịch sử, thế hệ 1960 khi bà nhắc đến nhân vật khủng bố Bill Ayers có dính líu đến ứng cử viên Barack Obama. Cuộc bầu cử năm nay 2008 có lẽ trùng hợp với câu nói của ứng cử viên Bill Clinton năm 1992 “cuộc bầu cử quan trọng nhất của thế hệ chúng tôi”. Thế hệ của bà Hillary Clinton và ông Barack Obama và những nhân vật quanh đảng Dân Chủ là sản phẩm của thập niên 1960 với năm 1968 là năm biến động lớn.

Sự thắng thế của thế hệ thập niên 1960

Bà Sarah Palin, sanh năm 1964, đúng vào giữa thập niên 1960, một thập niên bạo động của Mỹ và toàn thế giới, không hiểu hết những biên động lịch sử và thành công của hai sản phẩm của thập niên 1960 với phụ nữ đầu tiên ứng cử Tổng thống, bà Hillary Clinton và ứng cử viên da đen Barack Obama năm 2008 của đảng Dân Chủ. Cuộc tranh đấu thập niên 1960 đã dẫn đến sự thành công của TNS Barack Obama, nhưng phong trào phụ nữ vẫn thất bại nặng với bà Hillary Clinton. Những người đứng sau lưng ông Obama từ gia đình Kennedy đến Mục sư Jeremiah Wright và Bill Ayers đã học được những bài học từ lỗi lâm và “quá độ” của thập niên 1960 nhất là những di sản của phong trào năm 1968 đã gây sinh động cho cuộc tranh cử năm 2008 của đảng Dân Chủ.

Năm 1968 là năm bạo động ở Mỹ và toàn thê giới. Những cuộc bạo động ở Hoa Kỳ thập niên 1960 do kết quả của sự kỳ thị chủng tộc và chiên tranh Việt Nam. Những người da đen xuất thân từ phong trào đấu tranh thập niên 1960 vẫn còn giận dữ và kỳ thị chủng tộc vẫn còn ở Mỹ nhất là các tiểu bang miên Nam mặc dầu Dân quyền đã thắng sau thập niên 1960 với luật Dân Quyền năm 1964 và luật quyền bầu cử năm 1965.

Mục sư Jeremiah Wright đại diện cho những người da đen giận dữ còn sót lại. Ông Wright sanh năm 1941, là sản phẩm của thập niên 1960, Mục sư của ông Obama, đã làm một cuốn Video năm 2003 phỉ báng nước Mỹ “God damn America”. TNS Obama binh vực cho ông Mục sư nhưng vội vàng cắt đứt liên lạc vì sự giận dữ của ông Wright vẫn là một yếu tố quan trọng trong kỳ bầu cử năm 2008.

Năm 1968, Tổng thống Lyndon B.Johnson đã phải đương đầu với phong trào sinh viên tranh đấu khuynh tả, từ năm 1965 đến năm 1968 có những cuộc nổi loạn trên 100 thành phố, 189 người bị giết,7514 người bị thương,59,275 người bị bắt giam. Sau khi quân đội Hoa Kỳ đánh qua lãnh thổ Kampuchia năm 1970, các sinh viên đại học Kent State Ohio bị bắn chết trong cuộc biểu tình tháng 5 và sau đó hai sinh viên bị giếtở đại học Jackson Mississipi. Sinh viên làm loạn, 1300 trường cao đẳng và 536 đại học đóng cửa. Nước Mỹ chia rẽ như trong thời kỳ nội chiên. Phong trào tranh đấu người da đen vùng dậy với Black Power kêu gọi người da đen “ngưng hát, bắt đầu vùng lên, cầm súng” (stop singing/start swinging/got a gun).

Năm 1968, sau Tết Mậu Thân, người Mỹ nghĩ đến chuyện rút lui khỏi Việt Nam. Tháng 4, 1968 nhà tranh đấu nhân quyền, Mục sư Martin Luther King bị ám sát, hai tháng sau đến lượt TNS Robert Kennedy, tháng 8, bạo động bùng nổ ở đại hội đảng Dân Chủ ở Chicago giữa Cảnh sát và những người biểu tình. Thập niên 1960, người Mỹ sống trong tâm thức và tinh thần của chiến tranh lạnh, con cháu của họ cũng bị ảnh hưởng bởi tinh thần của cha mẹ. Cuộc tranh đấu của phong trào Black Power đã gây ra sự chia rẽ trắng đen, cấp tiến và bảo thủ. Những người biểu tình bị kích động vì chiến tranh Việt Nam, kẻ thù của họ không ở Hà Nội mà ở Houston, ở Washington DC, ở Alabama, ở Hanover. Giai câp công nhân gia nhập đảng Dân Chủ, và phong trào sinh viên tranh đấu và phong trào da đen bạo động. Và cứ như tiên lệ, mỗi lân có bạo động ở các trường đại học, có những xung đột đẫm máu, phân thắng lại nghiêng về đảng Cộng Hòa. Năm 1968, ứng cử viên Hubert Humphrey chỉ được 42.7% sô phiêu, năm 1972 ứng cử viên George McGovern thu 40% phiếu. Người Mỹ tin vào đảng Cộng Hòa trong thời kỳ chiến tranh và đảng Dân Chủ bị dính liền với bạo động.

Thê hệ thập niên 1960 muốn khác với thế hệ 1950 của cha mẹ họ mặc dù thế hệ của họ bị ảnh hưởng thế hệ1950 với tiểu thuyết “Bắt trẻ đồng xanh” của Salinger, “Kẻ xa lạ” của Albert Camus, “Buồn nôn” của Jean Paul Sartre, sống nổi loạn mang mắt kiếng đen “blouson noir” như James Dean, nổi loạn vô cớ. Thế hệ trẻ 1950 già dặn, muốn sống như “người lớn” vào lứa tuổi thanh niên, hút thuốc lá, lập gia đình và nói chuyện, hành động như ông già. Thê hệ trẻ 1960 không muốn nhận trách nhiệm chỉ muốn hưởng thụ, bỏ học, hút Marijuana, theo phong trào Yoga, Phật giáo, Ấn giáo như ở đại học Berkeley, California.

Đa số sinh viên tranh đấu chống chiến tranh Việt Nam thiêu triết lý chính trị, đến 1970 họ tách ra thành nhiều nhóm nhỏ chỉ có một số nhỏ thật lòng tin tưởng vào sự tranh đấu. Phong trào phản chiến ở Mỹ là một thất bại, không ảnh hưởng đến chánh sách chiến tranh VN của chính quyền Hoa Kỳ. Chiên tranh VN leo thang, phong trào phản chiên trở thành “đạo phái” (cult).

Bà Sarah Palin nhắc lại sự dính liên của ông Obama với Bill Ayers, nhà tranh đấu ở Chicago, sáng lập phong trào Weather Underground. Ông Obama biết Ayers nămtám tuổi. Ông Ayers sanh năm1944, lãnh đạo phong trào phản chiến thập niên 1960, năm 1969 thành lập nhóm tả khuynh Weather Underground nay là giáo sư đại học Illinois ở Chicago. Từ thành viên cánh tả hiệp hội sinh viên (SDS) Bill Ayers trở thành tên khủng bố nổi tiếng nước Mỹ. Năm 2000 Bill Ayers tự nhận là đã “không hối tiếc đã đặt bom”. Năm 1974, phong trào Weather Underground tự thú là “phong trào kháng chiến, Cộng sản nằm vùng ở Hoa Kỳ”. Năm 1995, ông Bill Ayers đứng ra vận động tranh cử cho ông Obama. Từ 2001 sau khi ông Ayers đóng góp tranh cử 200 Mỹ kim vào quỹ tranh cử tiểu bang Illinois, TNS Obama cắt đứt liên hệ. Không ai có thể chôi bỏ Bill Ayers bạo động nhưng bà Palin nói Obama liên hệ với khủng bố năm 1968 khơi động dư luận trong khi từ chánh quyền Clinton đến chính quyền George Bush liên hệ đến “khủng bố Việt Cộng” từ năm 1995.

Từ năm 1980, đảng Cộng Hòa và phe bảo thủ đã thắng cuộc bầu cử Tổng thống năm lần nhưng ý nghĩa về phong trào thập niên 1960 vẫn còn ám ảnh họ. Năm 1995, lãnh tụ đa số Hạ Viện Dick Armey đã xem “tất cả vấn đề của Hoa Kỳ bắt đầu từ thập niên 1960”: giá trị gia đình đổ vỡ, tình dục bừa bãi, văn hóa suy đồi, không tôn trọng luật lệ. Từ 1970 đến 1990, trí thức cánh tả và bảo thủ vẫn tiêp tục đụng độ về vấn đề đạo đức. Phe bảo thủ vẫn giữ ý kiến đạo đức và chánh trị phải đi đôi với nhau trong khi sau chiến tranh Việt Nam, các hoạt động của CIA ở Á Châu và Phi Châu cũng như sự đối xử với người thiểu số, phụ nữ và người da mầu ở Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là đề tài tranh luận trong mỗi mùa bầu cử. Tổng thống John F. Kenedy đắc cử năm 1961 đã khiến những người đảng viên Dân Chủ trẻ tuổi hứng khởi nhưng chánh trị hậu trường của Hoa Kỳ không thay đổi.

Năm 1968, chiến tranh Việt Nam đã là động lực của phong trào phản chiến thập niên 1960. Bốn mươi năm sau chiến tranh Iraq có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống nhưng phong trào phản chiên đã chết, những sản phẩm của thập niên 1960 như bà Hillary Clinton và ông Obama đã đi vào dòng chính của chánh trường Hoa Kỳ.

TNS Obama có thể thua

Kỳ tranh luận giữa TNS John McCain – Obama và TNS Joe Biden và bà Thống đốc Sarah Palin không thay đổi con số thăm dò ý kiến ở Hoa Kỳ. TNS Barack Obama trên chân TNS John McCain trung bình sáu điểm trong các cuộc thăm dò ý kiến. TNS John McCain thua ở những tiểu bang có thể quyết định như Florida và vùng Trung Tây.. TNS Obama dẫn đầu ở các tiểu bang màu đỏ Florida, New Mexico và Ohio nhưng nói chung cử tri Hoa Kỳ vẫn chưa có quyết định chắc chắn. Trong vòng một tháng, tùy tình hình kinh tế hay chiến tranh Iraq, dân Mỹ sẽ quyết định bỏ phiếu cho Dân Chủ (mạnh về kinh tế) hay Cộng Hòa (mạnh về quốc phòng). Trong tất cả các cử tri 43% bỏ phiếu cho TNS Obama, 36% bỏ phiếu cho TNS McCain, 20% chưa quyết định. Với số phiếu có thể thay đổi bộ mặt nước Mỹ (swing vote) 28% nghiêng về ông Obama, 26% nghiêng về ông McCain nhưng phần lớn 43% chưa quyết định. Cuộc bâu cử chắc chắn nghiêng ngửa, ứng cử viên thắng bằng một “field goal” như trong trận Football. Thống kê giống hệt như kỳ bầu cử 2004 với ứng cử viên John Kerry luôn luôn dẫn đầu cho đến ngày bầu cử.

Liên danh Obama-Biden có thể thua vì mầu da là một yếu tố trong kỳ bầu cử tổng thống mặc dù đa số người Mỹ nói mâu da không ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ.. Bà Hillary Clinton đang vận động cho ông Obama nhìn thấy thống kê cho biết 15-20% người Mỹ da trắng ở ba tiểu bang có thể quyết định kết quả bầu cử, Pennsylvanira, Ohio và West Virginia cho biết “màu da” là yếu tố quyết định của họ.

Các cuộc thống kê được công bố trên báo và các đài truyền hình được thực hiện trên nhóm nhỏ không đại diện cho nước Mỹ, phần lớn người được hỏi không đi làm đa số là Hispanic và da đen còn những người phỏng vấn đa số là sinh viên đại học được mướn làm, nhiều khi chỉ gọi cho có lệ và phịa ra những con số cho nên con số thống kê không thể tin hoàn toàn. Cuộc thăm dò ý kiến tháng 6 của ABC News cho thấy 20% người da trắng xem yếu tố mầu da quan trọng và 30% cho biết họ vẫn còn thành kiên về màu da. Tháng 7, 70% người Mỹ trắng trong cuộc thăm dò của NY Times cho biết họ sẵn sàng bỏ phiêu cho người da đen. Dĩ nhiên họ cảm thấy phải nói vậy ở Thế kỷ 21, không cần biết họ nói dối hay không! và người da đen đấy chưa hẳn là ông Obama.

Những người được thăm dò hay nói dối cho vừa lòng người hỏi, thái độ đó được gọi là “hậu quả Bradley” đi từ vụ bầu cử Thống đốc California năm 1982. Tất cả các cuộc thăm dò bầu cử cho thấy rằng thị trưởng da đen Tom Bradley dẫn đầu cho đến khi sô phiếu công bố thì những người ủng hộ vỡ mặt. Các người được phỏng vấn hay thay đổi ý kiến vào giờ chót và những người bảo thủ thường không trả lời các cuộc phỏng vấn. Một vấn đề lớn là những lá phiếu vắng mặt (Absentee vote) gởi bằng bưu điện đóng góp vào sự bất ngờ không tiên liệu được vào phút chót.

Hầu hết những người không bầu các ứng cử viên da đen đều nói rằng họ không kỳ thị nhưng từ 1968 đảng Dân Chủ không lấy được đa số phiếu của người Mỹ trắng. Năm 2000 Phó Tổng thống Al Gore thua TT Bush 12% phiếu Mỹ trắng và TNS John Kerry năm 2004 thua TT Bush 17%. Hậu quả từ chiến thuật của TT Richard Nixon nhắm vào các tiểu bang miền Nam. Muốn đắc cử Tổng thống Mỹ dĩ nhiên TNS Obama cần người Mỹ da đen đi bầu đông đảo nhưng đắc cử hay không, quyết định ấy tùy thuộc vào người Mỹ trắng nhất là những người Mỹ trắng vùng quê, người da trắng vẫn là đa số ở Hoa Kỳ. Năm 2004, 94.2 triệu người Mỹ trắng đi bầu so với 13.5 triệu người da đen,58% người Mỹ trắng bỏ phiêu cho TT Bush, 41% bỏ phiêu cho TNS Kerry.

Năm nay những người da đen cho biết họ sẽ đi bầu đông nhưng cũng giống như những dân thiểu số khác kêu gọi họ đi bầu là cả một vấn đề và riêng năm nay có nhiều yêu tố đi ngược với họ. Sau quyết định vào hôi tháng 4 của Tối Cao Pháp Viện, cử tri phải cần kiểm tra có hình, trên thực tế là bằng lái xe hay thẻ thông hành – yếu tố này bất lợi cho người da đen. Ở Louisiana, tỷ lệ dân da đen không có giấy tờ với hình 3-4 lân cao hơn nơi khác! 53% người da đen ở quận Milwaulkee không có bằng lái xe.

Người da đen sẽ đi bầu ít hơn các dân khác vì họ phạm tội nhiều hơn. Đàn ông da đen tội phạm gấp đôi dân Hispanic và sáu lần hơn người da trắng. Trong 2,3 triệu người Mỹ ở tù thì có đến 882,300 người đen và hai triệu người đã đi tù nhưng vẫn ở tình trạng theo dõi. 13.20% người da đen không được đi bầu vì những trường hợp này như ở Virgina, người tù ra tù phải đợi bẩy năm trước khi làm đơn xin làm cử tri cần bẩy hồ sơ và nhiêu lá thơ bảo lãnh cộng thêm là Thống đốc tiểu bang ghi rõ tù nhân đã thay đổi như thế nào. Ở Mississipi trong 155,127 cựu tù nhân từ 1992 đến 2004 chỉ có 107 đơn xin cử tri được chấp thuận. Ở Kentucky vì luật này cử tri đoàn giảm xuống 24%. Chỉ có Maine và Vermont cho tù nhân bỏ phiêu.

Nếu những con số của các cuộc thăm dò ý kiến ở Hoa Kỳ đúng, ngày 4 tháng 11 năm 2008 này TNS Barack Obama người Mỹ da đen đầu tiên sẽ vào Tòa nhà trắng và ông sẽ gia nhập với các lãnh tụ thê giới khác như TT Vladimir Putin ở Nga, TT Hugo Chavez ở Venezuela, các ông Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng ở Việt Nam, sản phẩm của thập niên bạo động 1960.